Nội nhũ là mô được sản sinh bên trong hạt của hầu hết thực vật có hoa sau khi thụ tinh. Nó bao bọc phôi và cung cấp dưỡng chất dưới hình thái tinh bột, mặc dù nó có thể chứa dầuprotein. Điều này có thể biến nội nhũ thành một nguồn dinh dưỡng trong thực đơn của con người. Ví dụ, nội nhũ lúa mạch được xay thành bột để làm bánh mì (phần còn lại của hạt lúa cũng có mặt trong bột mì nguyên chất), trong khi đó nội nhũ của đại mạch là nguồn đường chính để sản xuất bia. Các ví dụ khác về nội nhũ mà hình thành phần ăn được chính là "thịt" dừa và "nước" dừa,[1]ngô. Một số loài thực vật, ví dụ như họ lan, không có nội nhũ trong hạt.

Nguồn gốc của nội nhũ

sửa

Các loài thực vật có hoa tổ tiên có hạt với phôi nhỏ và nội nhũ nhiều, và sự phát triển về mặt tiến hóa của thực vật có hoa có xu hướng là thực vật với hạt trưởng thành và ít hoặc không có nội nhũ. Ở những loài thực vật có hoa dẫn xuất ra hơn thì phôi chiếm hầu hết hạt và nội nhũ thì không phát triển hoặc đã bị tiêu thụ hết trước khi hạt trưởng thành.[2][3]

Thụ tinh kép

sửa

Khoảng 70% các loài thực vật hạt kín có tế bào nội nhũ là đa bội.[4] Chúng thường là tam bội (chứa ba bộ nhiễm sắc thể), nhưng có thể biến đổi rộng từ lưỡng bội (2n) cho tới 15n.[5]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “retrieved ngày 14 tháng 7 năm 2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ “The Seed Biology Place - Seed Dormancy”. Seedbiology.de. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ Friedman, William E. (1998), “The evolution of double fertilization and endosperm: an "historical" perspective”, Sexual Plant Reproduction, 11: 6, doi:10.1007/s004970050114
  4. ^ Olsen, By Odd-Arne (2007), “Endosperm: Developmental and Molecular Biology”, ISBN 3-540-71234-8, ISBN 9783540712350
  5. ^ “Figure 1”. genomebiology.com. doi:10.1186/gb-2002-3-9-reviews1026. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2014.

Liên kết ngoài

sửa