NGC 4536 là tên của một thiên hà xoắn ốc trung gian trong chòm sao Xử Nữ cách khoảng 10 ° về phía nam của điểm giữa ở cụm các thiên hà nằm gần chòm sao Xử Nữ. Tuy nhiên, nó không được các nhà nghiên cứu xem là thành viên của cụm này[1] nhưng nó thì thuộc nhóm Virgo II (nhóm tạo thành từ một phần của cụm các thiên hà nằm gần chòm sao Xử Nữ mở rộng về phía nam)[2][3]. Phân loại hình thái học trong hệ thống De Vaucouleurs thì kiểu của nó là SAB (rs) bc. Từ đó, ta thấy rằng nó là một thiên hà xoắn ốc trung gian có cấu trúc vòng trong cùng với thanh ngang và điểm phình xung quanh hạt nhân thì không có.[4]

Thiên hà NGC 4536

NGC 4536 có các đặc tính quang học của một thiên hà HII, có nghĩa là bên trong nó có sự hình thành sao[4]. Dựa trên mức độ phát xạ tia X từ lõi, nó có thể có một lỗ đen cực đại nhưng nhỏ gấp 10 4 đến 10 6 lần khi so với khối lượng của mặt trời.[4]

Vào ngày 8 tháng 3 năm 1981, một siêu tân tinh loại Ia được phát hiện là nằm ở phía đông bắc của trung tâm thiên hà. Mức hoạt động đỉnh của nó là vào ngày 12 tháng 3 rồi sau đó mờ dần. Trước đó không có sự kiện siêu tân tinh nào được quan sát thấy là ở trong thiên hà này.[1]

Dữ liệu hiện tại sửa

Theo như quan sát, đây là thiên hà cách khoảng 10 ° về phía nam của điểm giữa ở nhóm các thiên hà nằm gần ch2om sao Xử Nữ. Và dưới là một số dữ liệu khác của nó:

  • Xích kinh 12h 34m 27.129s[5]
  • Độ nghiêng +02° 11′ 16.37″[5]
  • Redshift 0.006031 ± 0.000003[6]
  • Vận tốc xuyên tâm (Tốc độ xuyên tâm) 1808 ± 1 km/s[7]
  • Khoảng cách 48.7 ± 0.9 Mly (14.9 ± 0.3 Mpc)[8]
  • Độ lớn biểu kiến (V) 11.1[9]
  • Kiểu thiên hà SAB(rs)bc[1]
  • Kích thước biểu kiến (V) 7′.6 × 3′.2[9]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Buta, R. J.; Turner, A. (tháng 1 năm 1983), “The photometric properties of the bright Type I supernova 1981b in NGC 4536”, Publications of the Astronomical Society of the Pacific, 95: 72–78, Bibcode:1983PASP...95...72B, doi:10.1086/131120.
  2. ^ Fouqué, P.; Solanes, J. M.; Sanchis, T.; Balkowski, C. (ngày 1 tháng 9 năm 2001). “Structure, mass and distance of the Virgo cluster from a Tolman-Bondi model”. Astronomy & Astrophysics (bằng tiếng Anh). 375 (3): 770–780. arXiv:astro-ph/0106261. Bibcode:2001A&A...375..770F. doi:10.1051/0004-6361:20010833. ISSN 0004-6361.
  3. ^ “The Virgo II Groups”. www.atlasoftheuniverse.com. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2018.
  4. ^ a b c McAlpine, W.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2011), “Black Holes in Bulgeless Galaxies: An XMM-Newton Investigation of NGC 3367 and NGC 4536”, The Astrophysical Journal, 728 (1): 25, arXiv:1012.0834, Bibcode:2011ApJ...728...25M, doi:10.1088/0004-637X/728/1/25.
  5. ^ a b Skrutskie, M. F.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2006), “The Two Micron All Sky Survey (2MASS)”, The Astronomical Journal, 131 (2): 1163–1183, Bibcode:2006AJ....131.1163S, doi:10.1086/498708.
  6. ^ Grogin, Norman A.; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 1998), “A Complete Redshift Survey to the Zwicky Catalog Limit in a 2h × 15° Region around 3C 273”, The Astrophysical Journal Supplement Series, 119 (2): 277–285, arXiv:astro-ph/9807067, Bibcode:1998ApJS..119..277G, doi:10.1086/313164.
  7. ^ Falco, Emilio E.; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 1999). “The Updated Zwicky Catalog (UZC)”. The Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 111 (758): 438–452. arXiv:astro-ph/9904265. Bibcode:1999PASP..111..438F. doi:10.1086/316343.
  8. ^ Jensen, Joseph B.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2003). “Measuring Distances and Probing the Unresolved Stellar Populations of Galaxies Using Infrared Surface Brightness Fluctuations”. Astrophysical Journal. 583 (2): 712–726. arXiv:astro-ph/0210129. Bibcode:2003ApJ...583..712J. doi:10.1086/345430.
  9. ^ a b “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 4536. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2007.