Nakajima A2N

kiểu máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay Nhật Bản
(Đổi hướng từ Nakajima A3N)

Chiếc Nakajima A2N hay Nakajima Loại 90 là một kiểu máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay Nhật Bản trong những năm 1930. Đây là một kiểu máy bay cánh kép một động cơ với bộ càng đáp cố định.

Nakajima A2N
KiểuMáy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay
Hãng sản xuấtNakajima
Chuyến bay đầu tiên1929
Tình trạngnghỉ hưu
Khách hàng chínhHải quân Đế quốc Nhật Bản
Được chế tạo1932 - 1936
Số lượng sản xuấtkhoảng 100 chiếc (A2N) + 66 chiếc (A3N)

Thiết kế và phát triển sửa

Chiếc A2N được phát triển như là một dự án tư nhân của Nakajima dành cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Nó dựa một phần vào thiết kế của những chiếc Boeing Kiểu 69Boeing Kiểu 100, những phiên bản của cả hai kiểu máy bay này được nhập vào Nhật Bản lần lượt vào năm 19281929. Takao Yoshida đã lãnh đạo nhóm thiết kế. Hai chiếc nguyên mẫu đã được hoàn thành vào tháng 12 năm 1929.[1] Được trang bị động cơ Bristol Jupiter VI, chúng bị loại bỏ vì được xem là không mang lại cải tiến gì đáng kể so với kiểu Nakajima A1N.[2]

Khi đó Jingo Kurihara thực hiện thiết kế lại một phần, và một chiếc nguyên mẫu thứ ba, phiên bản A2N1, trang bị động cơ Nakajima Kotobuki 2 công suất 580 mã lực (432 kW), được hoàn tất vào tháng 5 năm 1931. Kiểu máy bay này được Hải quân Nhật chấp thuận vào tháng 4 năm 1932.[2] Năm 1932, Minoru Genda tổ chức một đội bay mang tên "Gánh xiếc bay của Genda" để khuếch trương không lực hải quân và đã lái kiểu máy bay này.

Một phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi cũng được phát triển từ Loại 90 sau đó và được gọi tên là A3N1.

Có khoảng 100 chiếc A2N được chế tạo bởi Nakajima và Sasebo từ năm 1932 đến năm 1936; và được tiếp nối bởi 66 chiếc phiên bản huấn luyện từ năm 1936 đến năm 1939[2].

Lịch sử hoạt động sửa

Chiếc A2N đã phục vụ trên các tàu sân bay Hōshō, KagaRyujo của Hải quân Nhật.

Các phiên bản sửa

  • A2N: hai chiếc nguyên mẫu
  • A2N1: một chiếc nguyên mẫu
  • A2N2 (Loại 90-III): phiên bản sản xuất chủ yếu. Cánh phía trên tạo ra góc nhị diện 5o.
  • A2N3: phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi
  • A3N1: phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi

Các nước sử dụng sửa

  Nhật Bản

Đặc điểm kỹ thuật (A2N1) sửa

Nguồn: The Complete Book of Fighters[3]

Đặc tính chung sửa

  • Đội bay: 01 người
  • Chiều dài: 6,18 m (20 ft 4 in)
  • Sải cánh: 9,37 m (30 ft 9 in)
  • Chiều cao: 3,20 m (10 ft 6 in)
  • Trọng lượng không tải: 1.000 kg (2.205 lb)
  • Trọng lượng có tải: 1.450 kg (3.197 lb)
  • Động cơ: 1 x động cơ Nakajima Kotobuki 2 bố trí hình tròn làm mát bằng không khí, công suất 450 mã lực (336 kW)

Đặc tính bay sửa

Vũ khí sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Mikesh and Abe 1990, tr. 225
  2. ^ a b c Mikesh and Abe 1990, tr. 226
  3. ^ W Green & Swanborough, G (1994). The Complete Book of Fighters. New York: Smithmark. ISBN 0-8317-3939-8.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Tham khảo sửa

  • Green, William (1994). The Complete Book of Fighters. Gordon Swanborough. New York: Smithmark. ISBN 0-8317-3939-8.
  • Mikesh, Robert C. (1990). Japanese Aircraft, 1910-1941. Shorzoe Abe. London: Putnam Aeronautical Books. ISBN 0-85177-840-2.

Nội dung liên quan sửa

Máy bay liên quan sửa

Máy bay tương tự sửa

Trình tự thiết kế sửa

1MF - A1N- A2N - A3N - A4N - A5M - A6M/A6M2-N

Danh sách liên quan sửa