Chiếc Nakajima E8N là một kiểu thủy phi cơ trinh sát Nhật Bản được phóng lên bằng máy phóng từ tàu chiến từng tham gia Chiến tranh Trung-Nhật. Nó là kiểu máy bay hai tầng cánh một động cơ hai chỗ ngồi với phao nổi chính ở trung tâm và các phao phụ dưới cánh. Trong Chiến tranh Thái Bình Dương, phe Đồng Minh đặt tên mã cho nó là "Dave".

E8N "Dave"
KiểuThủy phi cơ trinh sát
Hãng sản xuấtCông ty Hàng không Nakajima
Chuyến bay đầu tiêntháng 3 năm 1934
Được giới thiệu1935
Khách hàng chínhKhông lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Được chế tạotháng 10 năm 1935-1940
Số lượng sản xuất755

Thiết kế và phát triển sửa

Chiếc E8N được thiết kế nhằm thay thế kiểu E4N của cùng công ty và là một sự phát triển đáng kể so với kiểu trước với cải tiến diện tích cánh nhỏ và đuôi được nâng cao. Có bảy chiếc nguyên mẫu được chế tạo dưới tên gọi nội bộ công ty là MS, và nó bay chuyến bay đầu tiên vào tháng 3 năm 1934.[1] Nó được đưa ra bay thử nghiệm cạnh tranh cùng các thiết kế của AichiKawanishi.

Lịch sử hoạt động sửa

Kiểu MS bắt đầu được đưa vào sản xuất dưới tên gọi Thủy phi cơ Trinh sát Hải quân Loại 95 Kiểu 1 vào tháng 10 năm 1935.[2] Đã có tổng cộng 755 chiếc E8N được sản xuất bởi Nakajima và Kawanishi cho đến năm 1940.[3] Nó sau đó được bố trí đến mọi chiếc chiến hạm chủ lực đang hoạt động, mười sáu tàu tuần dương và năm tàu chở thủy phi cơ.

Nó hoạt động khá thành công trong Chiến tranh Trung-Nhật không chỉ trong vai trò trinh sát mà còn trong vai trò ném bom bổ nhào và chỉ điểm cho pháo binh.[3] Một số máy bay vẫn còn đang hoạt động trong các hạm đội vào lúc Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra nhưng chúng nhanh chóng được thay thế bằng các máy bay hiện đại hơn như Aichi E13AMitsubishi F1M, và đưa về hoạt động ở tuyến sau.[3]

Các phiên bản sửa

E8N1
Phiên bản sản xuất đầu tiên, trang bị động cơ Nakajima Kotobuki 2 Kai 1 433 kW (580 mã lực).
E8N2
Phiên bản cải tiến, với động cơ Nakajima Kotobuki Kai 2 mạnh hơn (470 kW/630 mã lực).

Các nước sử dụng sửa

  Nhật Bản

Đặc điểm kỹ thuật (E8N2) sửa

Tham khảo:[4] [5]

Đặc tính chung sửa

Đặc tính bay sửa

Vũ khí sửa

  • 2 x súng máy 7,7 mm
  • 2 x bom 30 kg (66 lb)

Tham khảo sửa

  1. ^ Francillon 1970, trang 408.
  2. ^ Francillon 1970, trang 409.
  3. ^ a b c Francillon 1970, trang 410.
  4. ^ “Virtual Aircraft Museum”.[liên kết hỏng]
  5. ^ Joao, Matsuura. “WWII Imperial Japanese Naval Aviation Page”.

Nội dung liên quan sửa

Máy bay tương tự sửa

Trình tự thiết kế sửa

E5K/E5Y - E6Y - E7K - E8A/E8K/E8N - E9W - E10A/E10K - E11A/E11K

Danh sách liên quan sửa