Nakayama Yoshiko
Trung Sơn Khánh Tử (chữ Hán: 中山慶子; Kana: なかやま よしこNakayama Yoshiko; 16 tháng 1 năm 1836 - 5 tháng 10 năm 1907), thông gọi Trung Sơn nhất vị cục (中山一位局), là một phi tần[1] của Hiếu Minh Thiên hoàng và là mẹ đẻ của Minh Trị Thiên hoàng.
Trung Sơn Khánh Tử | |
---|---|
Phối ngẫu | Hiếu Minh Thiên hoàng |
Hậu duệ | |
Cha | Trung Sơn Trung Năng |
Mẹ | Tùng Phổ Ái Tử |
Sinh | Kyoto | 16 tháng 1, 1836
Mất | 5 tháng 10, 1907 Aoyama, Minato, Tokyo | (71 tuổi)
Tiểu sử
sửaBà sinh ngày 28 tháng 11 (âm lịch) năm Thiên Bảo thứ 6 (1835), là con gái thứ của Quyền đại nạp trung ngôn Nakayama Tadayasu (中山忠能; Trung Sơn Trung Năng), xuất thân từ nhà Fujiwara (Đằng Nguyên Thị), mẹ là Matsura Aiko (松浦愛子; Tùng Phổ Ái Tử), con gái thứ 11 của Matsura Seizan (松浦静山; Tùng Phổ Tĩnh Sơn), phiên thủ Bình Hộ. Bà nội bà là con gái của Matsudaira Sadanobu (松平定信; Tùng Bình Định Tín). Bà sinh ra ở Kyoto, gửi lại quê nhà nuôi dưỡng. Khi 17 tuổi, bà được triệu vào cung hầu hạ, giữ vị trí Điển thị (典侍), được ban tên là An Vinh (安榮; あえ). Về sau, Hiếu Minh Thiên hoàng sủng hạnh bà, và bà lập tức mang thai.
Năm Gia Vĩnh thứ 5 (1852), ngày 22 tháng 9 (tức ngày 3 tháng 11 dương lịch), tại nhà mẹ đẻ dòng họ Trung Sơn, An Vinh sinh hạ Hoàng tử Hữu Cung (chính là Minh Trị Thiên hoàng), con trai lớn nhất của Hiếu Minh Thiên hoàng. Khoảng 5 năm sau, bà mới cùng Hữu Cung trở về Hoàng cung Kyoto. Sau khi về cung, Hữu Cung đều do Trung Sơn Điển thị nuôi dưỡng trong nội viện của mình. Và rồi những năm sau đó, trong hậu cung của Hiếu Minh Thiên hoàng không còn ai sinh hạ hoàng tử trưởng thành nữa, nên Hiếu Minh Thiên hoàng quyết định ngầm chọn Hữu Cung làm Trữ quân.
Năm Vạn Diên nguyên niên (1860), ngày 10 tháng 7 (tức ngày 26 tháng 8 dương lịch), Hiếu Minh Thiên hoàng ra sắc lệnh cho Hữu Cung làm con trai của chính cung Nữ ngự Cửu Điều Túc Tử, chính là Anh Chiếu hoàng thái hậu về sau. Ngày 28 tháng 9, chính thức phong tước vị Thân vương, gọi là Mục Nhân Thân vương (睦仁親王).
Đế mẫu
sửaNăm Khánh Ứng thứ 3 (1867), chính nguyệt, Mục Nhân Thân vương tức Hoàng đế vị, tức là [Minh Trị Thiên hoàng] trong lịch sử.
Dẫu là mẹ ruột của Thiên hoàng, nhưng hoàng thất Nhật Bản coi trọng đích-thứ, hơn nữa Minh Trị vốn đã lấy Cửu Điều Túc Tử làm ["Chuẩn mẫu"] và tôn làm Hoàng thái hậu, Khánh Tử do đó không thể gia tôn, vẫn chỉ là Điển thị trong nội cung. Tháng 4 cùng năm, Khánh Tử do lấy cớ bệnh mà từ bỏ danh vị Điển thị. Năm đầu Minh Trị (1868), ngày 4 tháng 8, tự nhậm Tòng tam vị (從三位), được ban thực lộc 500 thạch và nơi ở dùng làm sinh hoạt cá nhân. Năm thứ 2 (1869), ngày 7 tháng 9, thăng Tòng nhị vị (從二位), cũng theo hoàng gia đến Tokyo vào năm sau (1870).
Năm Minh Trị thứ 12 (1879), Gia Nhân Thân vương (tức Đại Chính Thiên hoàng) sinh ra, từ đây đến năm thứ 22 (1889) đều do Khánh Tử phụ trách dưỡng dục. Sau Duy tân Minh Trị, chế độ bãi bỏ Nữ viện, với thân phận Quốc mẫu thì Khánh Tử được đãi ngộ thích đáng, cùng năm ấy bà được thăng lên Chính nhị vị (正二位).
Năm Minh Trị thứ 33 (1900), ngày 15 tháng 1, Trung Sơn Khánh Tử nhậm Tòng nhất vị (從一位), cùng năm được tôn tặng Huân nhất đẳng Bảo Quang chương (勳一等寶冠章). Năm Minh Trị thứ 40 (1907), ngày 5 tháng 10, Trung Sơn Khánh Tử qua đời tại phủ đệ phía nam Aoyama, Minato, Tokyo, hưởng thọ 71 tuổi. Bà được an táng tại Phong Đảo Cương mộ địa (豐島岡墓地), Bunkyō, Tokyo.
Xem thêm
sửaTham khảo
sửa- ^ Japan's imperial conspiracy, Volume 2 by David Bergamini
- Keene, Donald (2002), Emperor of Japan: Meiji and His World, 1852–1912, Columbia University Press ISBN 023112340X/ISBN 9780231123402; OCLC 46731178
- 中山家(羽林家) (Nakayama genealogy)