Natri calci edetate (Natri calci EDTA), hay còn được gọi là edetate calci disodium cùng với một số các tên gọi khác, là một loại thuốc chủ yếu được sử dụng để điều trị ngộ độc chì.[1] Chúng có thể chữa cho cả ngộ độc chì ngắn hạn và dài hạn.[2] Đối với bệnh độc não, thuốc thường được sử dụng phối hợp cùng với dimercaprol.[2] Chúng có vẻ không hữu ích đối với độc tính tetraethyllead.[2] Thuốc này được tiêm chậm vào tĩnh mạch hoặc vào cơ bắp.[1]

Natri calci edetate
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiCalcium disodium versenate, others
Đồng nghĩaedetate calcium disodium, sodium calcium edetate
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • US: B (Không rủi ro trong các nghiên cứu không trên người)
Dược đồ sử dụngIV, IM
Nhóm thuốcchelating agent
Mã ATC
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Số EE385 (chống oxi hóa, ...) Sửa dữ liệu tại Wikidata
ECHA InfoCard100.000.482
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC10H12CaN2Na2O8
Khối lượng phân tử374,27 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)

Tác dụng phụ thường gặp có thể có như đau tại chỗ tiêm.[2] Các tác dụng phụ khác có thể kể đến các vấn đề về thận, tiêu chảy, sốt, đau cơhạ huyết áp.[1] Lợi ích mà thuốc đem lại nếu phải dùng trong thai kỳ thì lớn hơn so với tác hại có thể có.[2] Natri calci edetate thuộc họ thuốc tác nhân tạo phức chất.[2] Đây là một muối của edetate với hai nguyên tử natri và một calci.[3] Chúng hoạt động bằng cách gắn vào một số kim loại nặng và cho phép đào thải những kim loại này khỏi cơ thể qua nước tiểu.[2]

Natri calci edetate được đưa vào sử dụng y tế tại Hoa Kỳ vào năm 1953.[2] Nó nằm trong danh sách các loại thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[4] Tại Hoa Kỳ, một đợt điều trị có giá từ 50 đến 100 USD tính đến năm 2015.[5] Edetate disodium là một công thức khác nhưng không có tác dụng tương tự.[2]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. X. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  2. ^ a b c d e f g h i “Edetate Calcium Disodium”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ Kasture, Dr A. V. (2008). Pharmaceutical Chemistry - I (bằng tiếng Anh). Pragati Books Pvt. Ltd. tr. 16.11. ISBN 9788185790121. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017.
  4. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 471. ISBN 9781284057560.