Gáo cam

loài thực vật
(Đổi hướng từ Nauclea officinalis)

Gáo cam hay huỳnh bá (danh pháp khoa học: Nauclea officinalis)[2] là một loài thực vật thường xanh thuộc họ Thiến thảo (Rubiacea).

Gáo cam
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Asterids
Bộ (ordo)Gentianales
Họ (familia)Rubiaceae
Chi (genus)Nauclea
Loài (species)N. officinalis
Danh pháp hai phần
Nauclea officinalis
(Pierre ex Pit.) Merr. & Chun
Danh pháp đồng nghĩa[1]
  • Nauclea brunnea Craib
  • Nauclea officinalis (Pierre ex Pit.) N.N. Tran
  • Sarcocephalus officinalis Pierre ex Pit.

Gáo cam phát triển thân gỗ nhỡ, có thể cao từ 15-20m, cá biệt có thể phát hiện thân cây cao tới 33m, đường kính ngang ngực có thể tới 67 cm. Cành non có tiết diện vuông. Lá cây có phiến dạng trái xoan thon, dài từ 8–16 cm, đầu lá và đuôi lá đều dạng hình nêm, phiến lá không có lông, hệ hân phụ trên phiến lá có từ 5-7 cặp. Lá kèm sớm rụng, dạng tròn hoặc trứng ngược gần tròn, có kích thước 6–8 mm. Hoa thường mọc ở đầu cành. Quả kép hình cầu đường kính 1-1,5 cm.

Phân bổ sinh thái của cây gáo cam chủ yếu dưới độ cao 600 m sao với mực nước biển. Có thể tìm thấy loài này còn sót lại tái sinh trong thảm thực vật rừng thứ sinh. Trên thế giới vùng địa lý tìm thấy phân bổ của loài này chủ yếu là Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, miền nam Trung QuốcViệt Nam.

Vỏ cây và lá có thể chiết được các hợp chất alcaloids. Y học phương Đông dùng Gáo cam trong các bài thuốc chống viêm, chống vi khuẩn.[3] Gỗ cây có màu cam, sử dụng đóng đồ gia dụng.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Version 1.1 of The Plant List, record kew-133248
  2. ^ Trang 143, Cây cỏ Việt Nam; Giáo sư Phạm Hoàng Hộ; Nhà xuất bản Trẻ tái bản lần 2 (TP.Hồ Chí Minh - 1999)
  3. ^ Trang 694, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam; Giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi; Nhà xuất bản Y học tái bản lần thứ 9 (Hà Nội - 2000)