Người Digan
Người Digan hoặc người Rom là một dân tộc thuộc nhóm sắc tộc Ấn-Arya, sống thành nhiều cộng đồng ở tại các quốc gia trên khắp thế giới. Người Digan có dân số khoảng 15 đến 20 triệu người. Tên dân tộc còn gọi là Rrom hay Rroma, và theo tiếng Anh là Romani. Người Digan nói tiếng Digan, còn gọi là tiếng Romani, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Ấn-Arya trong ngữ hệ Ấn-Âu.[10] Tiếng Digan có nhiều biến thể khác nhau do các cộng đồng Digan tản mác khắp thế giới Âu-Mỹ. Trong văn học hiện đại và dân gian, người Digan (còn biết đến với cái tên là Gypsi hay Gipsi) vẫn được cho là các cộng đồng du cư tại các thành phố thị trấn. Tuy nhiên, ngày nay đa số họ đang sống định cư. Các cộng đồng người Digan sinh sống nhiều không những tại các vùng đất lịch sử của họ tại Nam Âu và Đông Âu, mà còn tại châu Mỹ và Trung Đông.
Cờ Romani được tạo vào năm 1933, Đại hội Romani Thế giới chấp nhận năm 1971 | |
Tổng dân số | |
---|---|
2–20 triệu[1][2][3][4]Xem bảng các nước. | |
Ngôn ngữ | |
Tiếng Romani, các dạng Para-Romani, ngôn ngữ nơi cư trú | |
Tôn giáo | |
Chủ yếu là Kitô giáo[5] Hồi giáo[5] Shaktism truyền thống của Ấn Độ giáo[5] Thần thoại Digan Phật giáo (thiểu số)[6][7] Do Thái giáo (cải đạo khi kết hôn với người Do Thái)[8][9] | |
Sắc tộc có liên quan | |
Ghorbati, Dom, Lom, Ḍoma; và những người Ấn-Aryan khác |
Các bằng chứng di truyền học và ngôn ngữ học xác định người Digan có nguồn gốc ban đầu từ một nhóm người nói tiếng Hindi ở Rajasthan, Haryana, và Punjab phía bắc Ấn Độ. Nhiều từ ngữ và quy tắc ngữ pháp trong ngôn ngữ của người Digan có những đặc điểm gần như giống y hệt tiếng Hindi. Các dữ liệu gene được phân tích từ 13 cộng đồng người Digan ở khắp châu Âu cho thấy những người Digan rời miền bắc Ấn Độ khoảng 1.500 năm trước. Những người Digan hiện sống ở châu Âu đã di cư qua vùng Balkan bắt đầu từ khoảng 900 năm trước.[11][12][13][14] Trong cuộc sống, người Digan là dân du cư, họ cứ di cư từ nước này sang nước khác, nên họ không xây dựng chỗ ở cố định để kiếm công ăn việc làm. Họ di chuyển trên những đoàn xe lưu động đặc trưng như những ngôi nhà của họ (gọi là Vardo) và kiếm kế sinh nhai bằng những trò biểu diễn, làm xiếc hoặc hoặc bán những mặt hàng tạp hoá, người Digan có biệt tài là nhảy múa rất giỏi, một số người làm nghề bói toán,[15] họ chiêm tinh những quả cầu thủy tinh.
Từ nguyên
sửaHầu hết người Di-gan tự gọi mình là rom hoặc rrom, tùy theo phương ngữ. Từ này có nghĩa "chồng", còn romni/rromni có nghĩa "vợ". Trong ngôn ngữ của người Di-gan, từ Rom (số nhiều Roma) là một danh từ, Romani là tính từ. Trong tiếng Việt, tên gọi Di-gan là phiên âm từ tiếng Pháp Tsiganes (hoặc Tziganes hoặc Tchiganes). Tại hầu khắp lục địa châu Âu, người Di-gan được gọi bằng nhiều tên, đa số tương tự với từ Cigány (phiên âm IPA /ˈʦiɡaːɲ/) trong tiếng Hungary.
Các tài liệu Byzantine thời đầu cho rằng nhiều cái tên dùng để chỉ người Di-gan như tzigane, zincali, cigány,..., có nguồn gốc từ ατσίγγανοι (atsinganoi, Latin adsincani) trong tiếng Hy Lạp, dùng để chủ người Di-gan vào thời Byzantine,[16] hay từ αθίγγανοι (athinganoi) trong tiếng Hy Lạp[17] với nghĩa đen là những người không được chạm đến, chỉ đến một giáo pháo dị giáo thế kỉ 9 bị buộc tội sử dụng phép thuật và bói toán[18] Trong tiếng Hy Lạp hiện đại, bên cạnh từ Rom (Ρομ), các từ gyphtoi (γύφτοι) và tsigganoi (τσιγγάνοι) đều được sử dụng song song để chỉ người Di-gan.
Trong tiếng Anh, tên gọi chính thức của dân tộc này là Romani people. Các từ tiếng Anh Gypsy (hay Gipsy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Αἰγύπτιοι (Aigyptioi) (tiếng Hy Lạp hiện đại là γύφτοι, gyphtoi), do niềm tin sai lầm rằng người Di-gan bắt nguồn từ Ai Cập (Aigyptioi). Theo một câu chuyện kể, họ đã bị trục xuất khỏi Ai Cập vì đã giúp che giấu Jesus thời bé.[19] Tên gọi này nên được viết hoa nhấn mạnh đây là một sắc dân.[20] Theo miêu tả trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo, tiếng Pháp thời Trung Cổ gọi người Di-gan là "người Ai Cập". Tên gọi này không được người Di-gan sử dụng và được coi là có ý xấu (cũng như "gyp" với nghĩa "lừa đảo" chỉ đến sự nghi ngờ đối với người Di-gan). Tuy nhiên, việc sử dụng từ "Gypsy" trong tiếng Anh hiện nay đã rộng rãi đến mức nhiều tổ chức người Di-gan dùng từ này trong tên của mình.
Tại Bắc Mỹ, từ "Gypsy" thường được dùng để chỉ phong cách sống hay phong cách thời trang chứ không dùng để chỉ người Di-gan. Các từ gitano trong tiếng Tây Ban Nha và gitan trong tiếng Pháp có thể cũng có nguồn gốc này.[21] Do nhiều người Di-gan sống ở Pháp đã đến đây từ Bohemia, nên họ còn được gọi là người Bohémien (Bohémiens). Từ này sau đã được biến đổi để miêu tả lối sống nghệ sĩ nghèo - trường phái Bohémien (Bohemianism). Không có mối liên quan nào giữa tên Rom của người Di-gan với thành phố Roma/La Mã hay với România, người România và tiếng România.
Nguồn gốc
sửaViệc thiếu vắng của một cuốn sử về nguồn gốc và lịch sử ban đầu của người Di-gan từ lâu đã là một điều bí ẩn. Từ 200 năm trước, các nhà nhân học văn hóa đã đưa ra giả thuyết về nguồn gốc Ấn Độ của người Di-gan, dựa trên các chứng cớ về ngôn ngữ.[22] Người ta tin rằng người Di-gan có nguồn gốc từ các vùng Punjab và Rajasthan của bán đảo Ấn Độ. Họ bắt đầu di cư đến Châu Âu và Bắc Phi qua cao nguyên Iran vào khoảng năm 1050.[23] Gần đây, các nhà di truyền học đã chứng minh giả thuyết trên bằng phân tích mẫu gene và tìm ra tổ tiên của người di-gan có nguồn gốc từ Tây Bắc Ấn Độ di cư vào châu Âu khoảng thế kỷ thứ 11 hoặc 12.[24]
Dân số
sửaVì lý do người Di-gan phân bố trải dài, khiến cho việc thống kê gặp nhiều khó khăn. Hiện nay (2013), theo ước tính của Hội đồng châu Âu, toàn châu Âu có thể lên đến 14 triệu người,[25] cùng với cộng đồng lớn nữa ở Bắc Mỹ vài nơi khác. Cộng đồng Di-gan lớn nhất là tại bán đảo Balkan; số dân đáng kể khác sống tại châu Mỹ, Liên Xô cũ, Tây Âu, Trung Đông, và Bắc Phi.
Nước | Số dân và ghi chú |
---|---|
Hoa Kỳ | 1.000.000 ước tính với tổ tiên Romani[note 1][26][27] |
Brasil | 800.000 (0.38–0.4%) [28] |
Tây Ban Nha | 750.000–1.100.000 (1.87%) [29][30][31][32][33] |
România | 619.007[note 2]-1.850.000 (8.63%)[30][34][35][36] |
Thổ Nhĩ Kỳ | 500.000–2.750.000 (3.78%) [30][37][38][39] |
Pháp | 350.000–500.000 [40][41] |
Bulgaria | 325.343[note 3]–750.000 (10.33%) [42][43] |
Hungary | 309.632[note 4]–870.000 (8.8%) [44][45] |
Argentina | 300.000 [note 5][46][47] |
Liên hiệp Anh | 225.000 (0.36%) [30][48][49] |
Nga | 205.007[note 6]–825.000 (0.58%) [30] |
Serbia | 147.604[note 7]–600.000 (8.23%) [30][50][51] |
Ý | 120.000–180.000 (0.3%) [30][52] |
Hy Lạp | 111.000–300.000 (2.7%) [53][54] |
Đức | 105.000 (0.13%) [30][55] |
Slovakia | 105.738[note 8]–490.000 (9.02%) [56][57][58] |
Iran | 100.000–110.000 [59] |
Bắc Macedonia | 53.879[note 9]–197.000 (9.56%) [30][60] |
Thụy Điển | 50.000–100.000 [30][61] |
Ukraina | 47.587[note 10]–260.000 (0.57%) [30][62] |
Bồ Đào Nha | 40.000–52.000 (0.49%) [30] |
Áo | 40.000–50.000 (0.57%) |
Kosovo | 36.000[note 11] (2%) [30][63] |
Hà Lan | 32.000–40.000 (0.24%) [30] |
Ireland | 22.435–37.500 (0.84%)[30] |
Chile | 20.000 [64] |
Ba Lan | 17.049[note 6]–32.500 (0.09%) [30][65] |
Croatia | 16.975[note 6]–35.000 (0.79%) [30][66] |
México | 15.850 [67] |
Moldova | 12.778[note 6]–107.100 (3.01%) [30][68] |
Phần Lan | 10.000-12.000 est. (0.17%) [69] |
Bosna và Hercegovina | 8.864[note 6]–58.000 (1.54%) [30][70] |
Colombia | 2.649-8.000 [46][71] |
Albania | 8.301[note 12]–300.000 (4.59%) [30][72][73] |
Belarus | 7.316[note 6]–47.500 (0.5%) [74] |
Latvia | 7.193[note 6]–12.500 (0.56%) [30] |
Canada | 5.255–80.000 [75][76] |
Montenegro | 5.251[note 6]–20.000 (3.7%) [77] |
Cộng hòa Séc | 5.199[note 13]–40.370[note 14] (người nói tiếng Romani)–250.000 (1.93%)[78][79] |
Úc | 5.000–25.000 [80] |
Phân nhóm
sửaNgười Di-gan phân chia thành các nhóm theo các khác biệt về lãnh thổ, văn hóa và phương ngữ. Có 5 nhóm chính:
- Kalderash là nhóm đông nhất, theo truyền thống làm nghề thợ rèn, bắt nguồn từ Balkan, nhiều người đã di cư đến Trung Âu và Bắc Phi;
- Gitanos (còn gọi là Calé) chủ yếu ở Bán đảo Iberia, Bắc Phi và miền Nam nước Pháp; nhiều người tham gia công nghiệp giải trí;
- Sinti chủ yếu ở Alsace và một số vùng khác ở Pháp và Đức;
- Romnichal chủ yếu ở Anh và Bắc Mỹ; và
- Erlides (còn gọi là Yerlii hay Arli) định cư ở đông nam châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.
Một số nhóm như người Digan ở Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển khó xếp loại. Các nhóm chính trên còn có thể chia nhỏ hơn nữa thành các nhóm con theo nghề truyền thống và bản quán, hoặc cả hai. Một số nhóm con trong đó là: Machvaya (Machwaya), Lovari, Churari, Rudari, Boyash, Ludar, Luri, Xoraxai, Ungaritza, Bashaldé, Ursari và Romungro. Người Digan thường lang thang đi khắp nơi, nhiều khi dân Digan đi thành đoàn qua biên giới các quốc gia mà chẳng có hộ chiếu hay giấy tờ gì cả. Dân châu Âu coi thường người Digan.
Lịch sử
sửaĐặt chân đến châu Âu
sửaTheo một nghiên cứu về hệ gen vào năm 2012, người Digan đặt chân đến bán đảo Balkans sớm nhất là vào thế kỷ 12.[81] Một tài liệu vào năm 1068, mô tả về một sự kiện ở Constantinople có nhắc tới "Atsingani", có thể là ám chỉ đến người Digan.[82]
Những ghi chép lịch sử về việc người Digan đặt chân tới tây nam châu Âu bắt đầu có từ thế kỷ 14: vào năm 1322, sau khi rời Ireland trong một chuyến hành hương tới Jerusalem, tu sĩ dòng Phan Sinh người Ireland Symon Semeonis đã chạm trán với một nhóm người Digan ngoài thị trấn Candia (hiện là Heraklion), ở Crete, gọi họ là "con cháu của Cain".
Vào năm 1350, Ludolph xứ Sachsen đã nhắc đến một nhóm người giống như vậy với ngôn ngữ kỳ lạ. Ông gọi họ là Mandapolos, một từ có thể bắt nguồn từ từ mantes trong tiếng Hy Lạp (có nghĩa là nhà tiên tri hoặc thầy bói).[83]
Vào thế kỷ thứ 14, người Digan được ghi nhận có xuất hiện ở trên lãnh thổ Venezia, bao gồm Methoni và Nafplio ở Peloponnese, và Corfu.[82] Vào khoảng năm 1360, một lãnh địa tên là Feudum Acinganorum được thành lập tại Corfu, nơi chủ yếu sử dụng những nông nô người Digan và những người Digan trên đảo để phục tùng.[84]
Cho tới thập niên 1440, họ được ghi nhận xuất hiện ở Đức;[85] và cho tới thế kỷ 16 thì được ghi nhận tại Scotland và Thụy Điển.[86] Một vài người Digan di cư từ Ba Tư cho tới Bắc Phi, và đến Bán đảo Iberia vào thế kỷ 15. Hai nhóm người gặp nhau tại Pháp.[87]
Lịch sử thời cận đại
sửaThời kỷ đầu cho thấy họ nhận được những sự đối xử khác nhau. Mặc dù năm 1385 đánh dấu giao dịch nô lệ Digan đầu tiên tại Wallachia, nhưng lại được Hoàng đế La Mã Thần Thánh Sigismund ban hành quy chế an toàn vào năm 1417. Những người Digan bị lệnh đuổi khỏi vùng Meissen ở Đức năm 1416, Luzern năm 1471, Milano năm 1493, Pháp năm 1504, Catalunya năm 1512, Thuỵ Điển năm 1525, Anh năm 1530, và Đan Mạch năm 1536. Từ năm 1510 trở đi, bất cứ người Digan nào bị phát hiện tại Thụy Sĩ sẽ bị xử tử; trong khi ở Anh (bắt đầu năm 1554) và Đan Mạch (bắt đầu năm 1589), bất cứ người Digan nào không rời đi trong vòng một tháng thì sẽ bị xử tử. Bồ Đào Nha bắt đầu trục xuất người Digan về thuộc địa vào năm 1538.[89]
Một đạo luật của Anh năm 1596 trao cho người Digan những đặc quyền mà những người lang thang khác không có. Pháp thông qua một đạo luật tương tự vào năm 1683. Yetkaterina Đại đế của Nga tuyên bố rằng người Digan là "nô lệ vương miện" (một địa vị cao hơn nông nô), nhưng cũng không cho họ đến một vài nơi ở thủ đô.[90] Năm 1595, Ștefan Răzvan đã vượt qua kiếp nô lệ, và trở thành Voivoda (Thân vương) của Moldavia.[89]
Sau một sắc lệnh năm 1695 của Carlos II, người Digan Tây Ban Nha bị cấm đến một số thị trấn.[91] Một sắc lệnh chính thức vào năm 1717 giới hạn cho họ được phép đên 75 thị trấn và quận, để họ không tập trung quá đông ở bất kỳ vùng nào. Trong cuộc Đại bắt giam người Digan, người Digan bị bắt và bỏ tù bởi Quân chủ Tây Ban Nha vào năm 1749.
Trong nửa sau thế kỷ 17, khi Chiến tranh Pháp-Hà Lan xảy ra, cả Pháp và Hà Lan đều cần hàng ngàn người tham chiến. Một số được huy động bằng cách tập hợp những người lang thang và nghèo đói làm việc trên thuyền galê và cung cấp cho lực lượng quân sự. Với việc này, thì người Digan lọt vào tầm ngắm của cả Pháp và Hà Lan.
Sau chiến tranh, và vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 18, Người Digan bị tàn sát trên khắp Cộng hoà Hà Lan. Người Digan, bị gọi là 'heiden' bởi người Hà Lan, lang thang khắp các vùng nông thôn châu Âu và bị xã hội xa lánh. Heidenjachten, được dịch là "săn lùng người ngoại đạo" diễn ra trên khắp Cộng hoà Hà Lan nhằm diệt trừ họ.[92]
Mặc dù một vài người Digan bị giữ làm nô lệ Wallachia và Moldavia cho tới khi bãi nô vào năm 1856, phần lớn đi lại như các du mục tự do bằng xe ngựa, dường như ám chỉ biểu tượng bánh xe nan hoa trong cờ Romani.[93] Ở những nơi khác tại châu Âu, họ là mục tiêu của thanh trừng sắc tộc, bắt cóc trẻ em, và lao động cưỡng bức. Ở Anh, người Digan thi thoảng bị đuổi khỏi các cộng đồng nhỏ và treo cổ; ở Pháp, họ bị gắn tên và cạo trọc đầu; ở Morava và Bohemia, phụ nữ bị đánh dấu bằng cách cắt đứt tai. Kết quả là rất nhiều người Digan đi về phía Đông, tới Ba Lan, nơi khoan dung hơn với họ, và Nga, nơi người Digan được đối xử công bằng hơn khi miễn là có đóng thuế hàng năm.[94]
Lịch sử thời hiện đại
sửaNgười Digan di cư tới Bắc Mỹ trong thời kỳ thuộc địa, với những nhóm nhỏ được ghi nhận tại Virginia và Louisiana thuộc Pháp. Những cuộc di cư của người Digan tới Hoa Kỳ với quy mô lớn hơn bắt đầu vào thập niên 1860, với những nhóm người Digan từ Anh Quốc. Số lượng người nhập cư nhiều nhất là vào đầu thế kỷ 20, chủ yếu là nhóm Vlax Kalderash. Nhiều người Digan cũng định cư tại Nam Mỹ
Chiến tranh thế giới thứ 2
sửaTrong Chiến tranh thế giới thứ hai và Holocaust, Đức Quốc Xã đã thực hiện một cuộc diệt chủng có hệ thống với người Digan. Và trong tiếng Digan, cuộc diệt chủng được biết đến là Porajmos.[95] Người Digan bị đánh dấu để huỷ diệt, bị kết án lao động cưỡng bức và bị giam cầm trong các trại tập trung. Họ thường bị giết ngay khi nhìn thấy, đặc biệt là bởi Einsatzgruppen (đội tử thần bán quân sự) ở Mặt trận phía Đông.[96] Tổng số nạn nhân được ước lượng khoảng từ 220.000 tới 1.500.000.[97]
Người Digan cũng bị hành quyết tại các nhà nước bù nhìn của Đức Quốc Xã. Tại Nhà nước Độc lập Croatia, Ustaša đã giết gần như toàn bộ 25,000 người Digan. Trại tập trung Jasenovac, điều hành bởi lực lượng quân dân Ustaša và cảnh sát chính trị người Croat, chịu trách nhiềm về cái chết của khoảng từ 15.000 đến 20.000 người Digan.[98]
Sau năm 1945
sửaỞ Tiệp Khắc, người Digan bị gắn nhãn là "tầng lớp xuống cấp về mặt xã hội", và việc phụ nữ Digan bị triệt sản dường như như là một phần của chính sách cắt giảm dân số. Chính sách này được thực hiện với những incentive tài chính, đe doạ cắt giảm phúc lợi trong tương lai, và với thông tin sai lệch.[99][100]
Một cuộc điều tra chính thức của Cộng hoà Séc, với kết quả là một báo cáo (Tháng 12 năm 2005) đã kết luận rằng chính quyền Cộng sản đã thực hiện chính sách đồng hoá với người Digan, trong đó "bao gồm nỗ lực của các dịch vụ xã hội nhằm kiểm soát tỉ lệ sinh trong cộng đồng người Digan. Vấn đề triệt sản được thực hiện ở Cộng hoà Séc, với mục đích không chính đáng hoặc bất hợp pháp, có tồn tại," Cơ quan Bảo vệ Quyền lợi Công cộng Séc cho biết, đồng thời khuyến nghị nhà nước bồi thường cho những người phụ nữ bị ảnh hưởng từ năm 1973 đến 1991.[101] Những vụ triệt sản mới bị bại lộ cho tới năm 2004 có ở cả Cộng hoà Séc và Slovakia. Đức, Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ "đều có lịch sử triệt sản cưỡng bức với những nhóm người thiểu số".[102]
Xã hội và văn hoá truyền thống
sửaNhững người Digan truyền thống coi trọng đại gia đình. Trinh tiết là điều bắt buộc đối với phụ nữ chưa kết hôn. Cả nam và nữ đều thường kết hôn sớm; và đã có tranh cãi về tập tục tảo hôn của người Digan.[103] Luật Digan quy định nhà trai phải trả tiền sính lễ cho bố mẹ cô dâu, nhưng chỉ còn những gia đình truyền thống vẫn tuân theo luật này.
Khi kết hôn, người phụ nữ trở thành một phần của gia đình chồng, với nhiệm vụ chính là chiều theo nhu cầu của chồng và con, đồng thời chăm sóc gia đình chồng. Cơ cấu quyền lực trong một hộ gia đình Digan truyền thống: đứng đầu là người đàn ông lớn tuổi nhất hoặc người ông, và đàn ông nói chung có nhiều quyền lực hơn phụ nữ. Phụ nữ nhận được sự tôn trọng và quyền lực khi bắt đầu già đi. Những người vợ trẻ có được quyền lực khi có con.[104]
Theo truyền thống, mà ta có thể thấy trên tranh và ảnh, vài người đàn ông Digan để tóc dài ngang vai và ria mép, đồng thời đeo hoa tai. Phụ nữ Digan thường để tóc dài, và người Digan Xoraxai thường nhuộm tóc vàng bằng henna.
Hành vi xã hội của người Digan được quy định nghiêm ngặt bởi những phong tục Ấn Độ[105] ("marime" hoặc "marhime"), và vẫn được đại đa số người Digan tôn trọng (chủ yếu là thế hệ già Sinti). Những quy định này ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống và được áp dụng lên hành động, con người và sự phần: các bộ phận cơ thể người được coi là không trong sạch: cơ quan sinh dục (vì chúng sản sinh ra khí thải) và phần dưới của cơ thể. Quần áo cho phần dưới cơ thể, cũng như là quần áo của phụ nữ đang có kinh nguyệt được giặt riêng. Đồ vật sử dụng cho việc ăn uống cũng được rửa riêng. Sinh con được coi là không trong sạch và phải xảy ra bên ngoài nơi ở. Người mẹ được coi là không trong sạch trong 40 ngày sau sinh.[106]
Cái chết được coi là không trong sạch, và ảnh hưởng đến toàn bộ gia đình người chết, những người bị coi là không trong sạch trong một khoảng thời gian. Trái với tập tục hoả táng người chết, người Digan qua đời phải được chôn cất.[107] Hoả táng và chôn cất đều được biết đến từ thời Rigveda, và đều được thực hiện rộng rãi trong Ấn Độ giáo ngày nay (xu hướng chung là hoả táng, nhưng một số cộng đồng ở miền nam Ấn Độ ngày nay có xu hướng chôn cất).[108] Những con vật bị coi là có thói quen ô uế sẽ không được ăn bởi cộng đồng.[109]
Tôn giáo
sửaĐa phần người Digan theo Kitô giáo,[110] số khác thì theo Hồi giáo; một số thì giữ tín ngưỡng Ấn Độ giáo cổ xưa từ quê hương Ấn Độ, trong khi số khác thì có tôn giáo và tổ chức chính trị riêng.[111] Thượng toạ bộ chịu ảnh hưởng bởi phong trào Phật giáo Dalit gần đây trở nên phổ biến với người Digan Hungary.
Một số người Digan thực hành thuật phù thuỷ và xem chỉ tay.[112]
Tín ngưỡng
sửaTín ngưỡng của người Digan theo Kitô giáo hoặc Hồi giáo phụ thuộc vào khu vực họ đã di cư qua.[113] Người Hồi giáo Digan được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ và bán đảo Balkan; Albania, Bosna và Hercegovina, Hy Lạp,[note 15] Bắc Macedonia, Kosovo, Serbia và Bulgaria; và ở Trung Đông, Ai Cập, Iraq và Iran, chiếm một phần đáng kể trong tổng số người Digan. Ở các quốc gia láng giềng như là România và Hy Lạp, đa phần người Digan theo tập tục Chính thống giáo. Có vẻ việc theo các tôn giáo khác nhau đã ngăn cản các gia đình có những cuộc hôn nhân với các nhóm người Digan khác.[114]
Thần và thánh
sửaCeferino Giménez Malla hiện nay được coi là thánh quan thầy của người Digan trong Công giáo.[115] Thánh Sarah, hoặc Sara e Kali, cũng được tôn kính với tư cách là vị thánh bảo trợ người Digan tại điện thờ Saintes-Maries-de-la-Mer, Pháp.
Thánh Sarah hiện được càng nhiều người coi là "một nữ thần Digan, Nữ thần bảo hộ của người Digan" và "có mối liên hệ không thể chối cãi với Mẹ Ấn Độ".[116][117]
Bán đảo Balkan
sửaVới cộng đồng người Digan đã ở bán đảo Balkan trong nhiều thế kỷ thì thường được coi là "Người Digan Thổ Nhĩ Kỳ", và sau đây là tín ngưỡng tôn giáo của họ tại từng quốc gia:
- Bosna và Hercegovina và Montenegro – Hồi giáo là tôn giáo chủ đạo của người Digan.[118]
- Bulgaria – Ở tây bắc Bulgaria, cùng với Sofia và Kyustendil, Kitô giáo là đức tin chủ đạo của người Digan, và nhiều người Digan đã cải đạo sang Chính thống giáo Đông phương. Ở đông Bulgaria, Hồi giáo là tôn giáo chủ đạo của người Digan, với một bộ phận nhỏ tuyên bố mình là người "Turk", tiếp tục pha trộn sắc tộc với người Hồi giáo.[118]
- Croatia – Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một lượng lớn người Hồi giáo Digan đã chuyển đến Croatia, phần lớn là chuyển từ Kosovo. Ngôn ngữ của khác với những người sống ở Međimurje và những người sống sót qua cuộc diệt chủng bởi Ustaše.[118]
- Hy Lạp – Hậu duệ của nhóm người, chẳng hạn như Sepečides hoặc Sevljara, Kalpazaja, Filipidži và những người khác, sống ở Athens, Thessaloniki, miền trung Hy Lạp và Macedonia Hy Lạp chủ yếu theo Chính thống giáo, với một nhóm thiểu số có tín ngưỡng Hồi giáo. Sau Hiệp ước Hoà bình Lausanne vào năm 1923, nhiều người Hồi giáo Digan đã chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc trao đổi dân số giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.[118]
- Kosovo – Phần lớn dân số Digan ở Kosovo là người Hồi giáo.[118]
- Macedonia – Phần lớn người Digan theo Hồi giáo.[118]
- România – Theo cuộc điều tra dân số 2002, phần lớn người thiểu số Digan sống ở România theo Chính thống giáo, trong khi 6.4% theo Ngũ tuần, 3.8% theo Công giáo, 3% theo Cải cách, 1.1% theo Công giáo Hy Lạp, 0.9% theo Báp-tít, 0.8% theo Cơ đốc Phục Lâm.[119] Ở Dobruja, có một cộng đồng Hồi giáo nhỏ và cũng nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.[118]
- Serbia – Đa phần người Digan theo Chính thống giáo, nhưng cũng có một số người Hồi giáo Digan ở miền nam, chủ yếu là người tị nạn từ Kosovo.[118]
Các vùng khác
sửaỞ Ukraina và Nga, người Digan theo Hồi giáo vì các gia đình di cư từ Balkan tiếp tục sống tại đây. Tổ tiên của họ định cư trên bán đảo Krym tron thế kỷ 17 và 18, nhưng một số di cư đến Ukraina, miền nam nước Nga và Povolzhye (dọc Sông Volga). Về mặt chính thức, cộng đồng này gắn kết với Hồi giáo và được ghi nhận đã trung thành bảo tồn ngôn ngữ và bản sắc Digan.[118]
Ở Ba Lan và Slovakia, người Digan theo Công giáo, nhiều lần đã kết hợp đức tin Công giáo địa phương với những đức tin và khía cạnh văn hóa Digan riêng biệt. Ví dụ như, nhiều người Digan ở Ba Lan hay hoãn đám cưới tại nhà thờ vì tin rằng hôn nhân bí tích đi kèm với sự đồng ý từ các thần linh, tạo ra mối nhân duyên gần như không thể chia cắt cho tới khi cặp đôi viên mãn, và cuộc hôn nhân bí tích chỉ kết thúc khi một trong hai qua đời. Vì vậy, người Digan ở Ba Lan một khi kết hôn thì không thể ly hôn. Một khía cạnh khác của Công giáo của người Ba Lan gốc Digan là truyền thống hành hương tới Tu viện Jasna Góra.[120]
Đa phần người Digan ở Đông Âu theo Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương, hoặc Hồi giáo.[121] Những người ở Tây Âu hoặc Hoa Kỳ thường theo Công giáo La Mã hoặc Kháng Cách – ở miền Nam Tây Ban Nha, nhiều người Digan theo phong trào Ngũ tuần, nhưng chỉ là một nhóm thiểu số nhỏ nổi lên trong ngày nay. Ở Ai Cập, người Digan theo Kitô giáo hoặc Hồi giáo.[122]
Âm nhạc
sửaÂm nhạc Romani đóng một vai trò quan trọng ở các nước Đông và Trung Âu như là Croatia, Bosna và Hercegovina, Serbia, Montenegro, Bulgaria, Macedonia, Albania, Hungary, Slovakia, Slovenia và România. Đồng thời, phong cách và cách biểu diễn của các nhạc sĩ Digan đã ảnh hưởng tới các nhà soạn nhạc cổ điển như là Franz Liszt và Johannes Brahms. Các lăutari biểu diễn ở các đám cưới truyền thống ở România hầu hết là người Digan.[123][124]
Có lẽ một trong những nahcj sĩ lăutari nổi bật nhất thế giới đương đại là nhóm Taraful Haiducilor.[125] "Nhạc đám cưới" Bulgaria nổi tiếng cũng vậy, hầu hết được biểu diễn bởi các nhạc sĩ người Digan như là Ivo Papasov, một nghệ sĩ clarinet điêu luyện và ca sĩ nhạc pop-dân gian người Bulgaria Azis.
Rất nhiều nhạc sĩ cổ điển, như là nghệ sĩ dương cầm người Hungary Georges Cziffra, là người Digan, cũng như nhiều nhạc sĩ thể loại manele khác. Zdob și Zdub, một trong những ban nhạc rock nổi tiếng nhất tại Moldova, tuy không phải là người Digan, nhưng lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của âm nhạc Romani, cũng như là Spitalul de Urgență ở România, Shantel ở Đức, Goran Bregović ở Serbia, Darko Rundek ở Croatia, Beirut và Gogol Bordello ở hoa kỳ.
Các âm thành đặc biệt của âm nhạc Romani đã ảnh hưởng tới nhạc bolero, jazz, và flamenco (đặc biệt là cante jondo) ở Tây Ban Nha.[126]
Những điệu nhảy như là flamenco và bolero ở Tây Ban Nha chịu ảnh hưởng của người Digan.[127] Antonio Cansino đã kết hợp điệu flamenco Romani và Tây Ban Nha và được ghi nhận vì đã tạo ra vũ điệu Tây Ban Nha ngày nay.[128] Nhóm The Dancing Cansinos đã phổ biến điệu flamenco và bolero ở Hoa Kỳ. Vũ công và diễn viên nổi tiếng Rita Hayworth là cháu gái của Antonio Cansino.
Ngôn ngữ
sửaĐa phần người Digan nói một vài phương ngữ tiếng Romani,[129] một ngôn ngữ Ấn-Âu với nguồn gốc từ tiếng Phạn. Họ cũng thường nói ngôn ngữ của đất nước sở tại. Thường thì họ thêm từ mượn và từ dịch phỏng vào tiếng Romani từ ngôn ngữ của đất nước sở tại và đặc biệt là từ cho những thuật ngữ mà tiếng Romani không có. Đa phần người Cigano ở Bồ Đào Nha, Gitano ở Tây Ban Nha, và Romanichal ở Anh Quốc, và Lữ hành Scandinavia đã mất đi kiến thức về tiếng Romani thuần khiết, và nói ngôn ngữ pha tạp như Caló,[130] Angloromany, và Scandoromani. Đa phần những cộng đồng nói tiếng Romani ở khu vực này bao gồm những người nhập cư từ Trung và Đông Âu.[131]
Không có thống kê cụ thể về số người nói tiếng Romani, cả ở châu Âu và thế giới. Tuy nhiên, có thể ước tính có 3,5 triệu người ở châu Âu và hơn 500.000 người ở những nơi khác,[131] mặc dù số liệu thực tế có thể cao hơn rất nhiều. Điều này khiên cho tiếng Romani là ngôn ngữ thiểu số lớn thứ hai ở châu Âu, sau tiếng Catalunya.[131]
Giao tiếp đa phương ngữ bị chi phối bởi các yếu tố sau:
- Tất cả người nói tiếng Romani đều nói được nhiều ngôn ngữ, quen với việc sử dụng từ mượn từ ngôn ngữ thứ hai; khiến cho việc giao tiếp giữa những người Digan ở các nước khác nhau trở nên khó khăn.
- Romani là một ngôn ngữ được sử dụng bởi gia đình mở rộng và một cộng đồng gắn bó với nhau. Nên nhiều người không thể hiểu được phương ngữ từ các nước khác, và là lý do tại sao tiếng Romani đôi khi được chia thành nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Không có truyền thống hay tiêu chuẩn nào dành cho người nói tiếng Romani để làm hướng dẫn cho việc sử dụng ngôn ngữ.[132]
Những vụ đàn áp
sửaTrong lịch sử
sửaMột trong những vụ đàn áp người Romani dài nhất là việc họ bị nô dịch hóa. Nô lệ được sử dụng rộng rãi khắp châu Âu thời Trung cổ, bao gồm phần lãnh thổ ngày nay là România từ trước khi các thân vương quốc Moldavia và Wallachia được thành lập vào thế kỷ 13–14.[133] Pháp luật quy định rằng tất cả người Digan sống tại hai quốc gia trên, cũng như những người di cư tới đây, được coi là nô lệ.[134] Nô lệ dần dần được bãi bỏ vào giữa thập niên 1840 và 1850.[133]
Nguồn gốc chính xác của nô lệ ở Các thân vương quốc Danube không rõ. Có vài cuộc tranh luận về việc người Digan đến Wallachia và Moldavia khi là người tự do hay là những nô lệ bị mua. Nhà sử gia Nicolae Iorga nghĩ rằng việc người Roma đặt chân đến châu Âu liên quan tới Mông Cổ xâm lược châu Âu vào năm 1241. Và ông cũng coi việc họ bị nô dịch hóa là dấu tích của thời kỳ này (người România lấy người Roma từ tay người Mông Cổ và giữ họ làm nô lệ để có thể sử dụng họ làm lao động). Các sử gia khác tin người Digan bị nô dịch hóa khi họ bị bắt trong cuộc chiến với người Tatar. Việc nô dịch hóa tù binh cũng có thể là từ người Mông Cổ mà ra.[133]
Vài người Digan đã làm nô lệ của người Mông Cổ hoặc Tatar, hoặc có thể từng làm quân phụ trợ trong quân đội hai tộc người kia, nhưng đa phần họ đã di cư tới phía nam sông Danube vào cuối thế 14, một khoảng thời gian sau khi Wallachia được thành lập. Cho tới lúc đó, thể chế nô lệ đã được thành lập tại Moldavia và có thể đã được thành lập tại hai thân vương quốc này. Sau khi người Digan tới khu vực này, đa phần dân cư đều sử dụng nô lệ. Nô lệ Tatar, với số lượng nhỏ hơn, về sau lai với người Digan.[135]
Một vài nhánh đã tới Tây Âu vào thế kỷ 15, chạy trốn khỏi cuộc chính phạt bán đảo Balkan của Ottoman và trở thành người tị nạn.[136] Mặc dù người Digan trở thành người tị nạn do những xung đột tại Tây Nam Âu, họ thường bị nghi ngờ là có liên quan tới cuộc xâm lược của Ottoman bởi một phần dân cư ở phía Tây do ngoại hình đặc biệt kỳ lạ. (Đại hội Đế quốc tại Landau và Freiburg từ năm 1496–1498 người Digan là gián điệp của người Turk). Ở Tây Âu, việc nghi ngờ và phân biệt đối xử với người nhóm người thiểu số như vậy rõ ràng đã dẫn tới những cuộc đàn áp và thanh lọc sắc tộc cho tới thời kì hiện. Vào thời kì căng thẳng, người Digan thành con dê gánh tội; ví dụ, họ bị buộc tội là nguyên nhân của việc dịch hạch bùng phát.[137]
Vào ngày 30 tháng 7 năm 1749, Tây Ban Nha tiến hành Cuộc đại bắt giam người Digan (Gitano) trong lãnh thổ của mình. Quân chủ Tây Ban Nha ra lệnh tiến hành đột kích trên toàn quốc, dẫn đến nhiều gia đình tan vỡ do những người đàn ông khỏe mạnh đều bị giam giữ tại các trại lao động cưỡng bức nhằm thanh lọc sắc tộc. Điều này cuối cùng cũng kết thúc và người Digan được trả tự do các cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra tại các cộng đồng khác nhau.[138][139]
Sau này và thế kỷ 19, người Digan bị cấm nhập cư ở các khu vực ngoài châu Âu, chủ yếu là các nước nói tiếng Anh. Vào năm 1880, Argentina ban hành lệnh cấm người nhập cư Digan, và Hoa Kỳ làm điều tương tự vào năm 1885.[137]
Đồng hoá cưỡng bức
sửaỞ quân chủ Habsburg dưới thời Maria Theresia (1740–1780), hàng loạt các đạo luật đã được ban hành để khiến người Digan bị đồng hóa và định cư lâu dài. Ví dụ như là tước quyền sở hữu ngựa và xe kéo (1754) để giảm khả năng di chuyển, đặt cho họ cái tên "Tân Công dân" và bắt nam giới Digan đủ tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự như những công dân khác (1761, và Bản sửa đổi 1770), bắt họ phải đăng ký với chính quyền địa phương (1767), và một đạo luật khác cấm những người Digan kết hôn với nhau (1773). Người thừa kế Josef II cấm mặc tranh phục Digan truyền thống và nói tiếng Digan, với hình phạt là đánh roi nếu vi phạm.[140] Cũng trong thời gian này, trường học phải đồng hóa trẻ em Digan; đây là một trong những chính sách đồng hóa hiện đại đầu tiên. Ở Tây Ban Nha, những nỗ lực đồng hóa người Gitano bắt đầu xuất hiện từ năm 1619, khi người Gitano bị bắt định cư, cấm nói tiếng Romani, đàn ông và phụ nữ Gitano bị gửi đến các trại tế bần riêng biệt và trẻ con thì đến trại mồ côi. Carlos III đã có chính sách đồng hóa người Gitano tiến bộ hơn. Ông vẫn cấm lối sống du mục, nói tiếng Calo, sản xuất và mặc trang phục Digan truyền thống, buôn bán ngựa và các hoạt động buôn bán lưu động khác. Nhưng ông đã cấm mọi hình thức phân biệt đối xử đối với người Digan, cũng như việc các phường hội không cho họ tham gia. Ngoài ra ông cũng cấm sử dụng từ gitano để đồng hóa họ, được thay thế bằng "Người Tân Castilla", một tên gọi cũng được áp dụng cho người Do Thái và người Hồi giáo.[141][142]
Đa phần các sử gia tin rằng Carlos III đã thất bại trong việc này do ba lý do chính, bắt nguồn từ việc thực hiện bên ngoài các thành phố lớn: Khó khăn mà cộng đồng Gitano đối mặt phải là thay đổi lối sống du mục, và còn có khó khăn nghiêm trọng trong việc áp dụng chính sách này lên giáo dục và làm việc. Một tác giả khác nói rằng nó thất bại do đa phần dân cư phản đối việc khiến người Gitano hòa nhập.[140][143]
Những chính sách đồng hóa cưỡng bức khác cũng được áp dụng ở các quốc gia khác, chẳng hạn như Na Uy, nơi có đạo luật cho phép nhà nước tách con cái khỏi cha mẹ và đưa chúng tới cơ sở nhà nước được thông qua vào năm 1896.[144] Điền này khiến tầm 1,500 trẻ em Digan bị tách khỏi cha mẹ vào thế kỷ 20.[145]
Porajmos (Romani Holocaust)
sửaTrong Chiến tranh thế giới thứ hai và Holocaust, việc đàn áp người Digan lên đến đỉnh điểm vào cuộc diệt chủng Romani Holocaust (Porajmos) được thực hiện bởi Đức Quốc Xã. Vào năm 1935, người Digan ở Đức bị tước quyền công dân sau khi luật Nuremberg được thông qua. Sau đó, họ bị tống giam ở các trại tập trung. Trong chiến tranh, chính sách này được mở rộng tới những khu vực Đức chiếm đóng, và cũng được áp dụng ở các nước đồng minh, tiêu biểu nhất là Nhà nước Độc lập Croatia, România, và Hungary. Từ năm 1942 người Digan bắt đầu bị diệt chủng ở các trại hủy diệt.
Vì không có số liệu điều tra dân số Digan chính xác trước thời chiến, nên không thể đánh giá được số nạn nhân bị giết trong Holocaust Romani Đa phần các ước tính số người bị giết trong Holocaust Romani là từ 200.000 tới 500.000, nhưng các ước tính khác lại dao động từ 90.000 tới tận 4.000.000. Các ước tính thấp hơn không bao tính ở các quốc gia phe Trục kiểm soát. Một nghiên cứu bởi Sybil Milton, một cựu sử gia tại Bảo tàng Tưởng niệm Holocaust Hoa Kỳ đưa ra ước tính ít nhất là từ 220.000, và có thể lên tới 500.000.[146] Ian Hancock, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Romani và Trung tâm Tài liệu và Lưu trữ Romani tại Đại học Texas tại Austin, ủng hộ con số từ 500.000 đến 1.500.000.[147]
Ở Trung Âu, các trại hủy diệt ở Vùng bảo hộ Bohemia và Moravia đã giết nhiều người tới mức ngôn ngữ Romani Bohemia đã bị thất truyền.
Những vấn đề hiện nay
sửaỞ châu Âu, người Digan thường bị gắn liền với sự nghèo đói, nguyên nhân gây ra tỉ lệ tội phạm cao, bị phần còn lại của dân cư châu Âu cho là cư xử không phù hợp và chống đối xã hội.[148] Đây là một phần lý do khiến sự phân biệt đối xử với người Digan vẫn còn tiếp tục tới ngày nay,[149][150] dù đã có những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này[151]
Báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế tiếp tục ghi nhận lại những vụ phân biệt đối xử với người Digan vào cuối thế kỷ 20, đặc biệt là ở România, Serbia,[152] Slovakia,[153] Hungary,[154] Slovenia,[155] và Kosovo.[156] Liên minh châu Âu đã thừa nhận rằng sự phân biệt đỗi xử với người Digan cần được giải quyết, và với chiến lược hội nhập với quốc gia của người Digan, họ khuyến khích các nước thành viên nỗ lực tiến tới sự hòa nhập với người Digan nhiều hơn và bảo vệ quyền lợi của người Digan ở Liên minh châu Âu.[157]
Ở Đông Âu, trẻ em Digan thường tới các Trường Digan Đặc biệt, tách khỏi những trẻ em khác; những ngôi trường này thường có chất lượng giáo dục thấp hơn, khiến trẻ em Digan gặp bất lợi về học tập.[160]:83
Người Digan ở Kosovo đã bị người Albania đàn áp một cách nghiêm trọng kể từ khi Chiến tranh Kosovo kết thúc, và phần lớn cộng đồng người Digan đã bị tiêu diệt.[161]
Tiệp Khắc bắt đầu chính sách triệt sản phụ nữ Digan vào năm 1973.[101] Những người bất đồng chính kiến tố cáo hành vi trên từ năm 1977–78 là một cuộc diệt chủng, nhưng nó vẫn tiếp tục xảy ra cho đến Cách mạng Nhung năm 1989.[162] Một báo cáo của thanh tra viên độc lập Otakar Motejl ở Cộng hòa Séc, đã xác định hàng tá ca triệt sản cưỡng bức từ năm 1979 tới 2001, và kêu gọi điều tra hình sự và có thể là truy tố một số nhân viên y tế và quản lý.[163]
Vào năm 2008, sau một vụ cưỡng hiếp và sau đó là sát hại một người phụ nữ Ý ở Roma với thủ phạm là một chàng trai trẻ từ trại người Digan địa phương,[164] chính phủ Ý tuyên bố rằng người Digan đại diện cho một mối nguy hại tới an ninh quốc gia, đồng thời cần nhanh chóng giải quyết emergenza nomadi.[165] Cụ thể, các quan chức chính phủ Ý cáo buộc người Digan là nguyên nhân khiến tỉ lệ tội phảm gia tăng ở thành thị.[166]
Cái chết của Cristina và Violetta Djeordsevic vào năm 2008, vụ hai đứa trẻ người Digan chết đuối trong khi những người Ý ở đó vẫn bình thản, đã thu hút sự chú ý từ quốc tế về mối quan hệ giữa người Ý và người Digan. Bình luận về vụ việc vào năm 2012, một tờ báo Bỉ nhận xét:
Vào ngày Quốc tế Digan mà rơi vào ngày 8 tháng 4, một tỉ lệ đáng kể trong số 12 triệu người Digan ở châu Âu sống trong điều kiện tồi tệ sẽ chẳng có gì đáng để ăn mừng. Và sự nghèo đói không phải là mối lo duy nhất của cộng đồng. Căng thẳng sắc tộc đang gia tăng. Vào năm 2008, trại người Digan đã bị tân cống ở Ý, sự hăm dọa của các nghị sĩ phân biệt chủng tộc ở Hungary là chuyện bình thường. Phát biểu vào năm 1993, Václav Havel đã tiên tri rằng "sự đối xử với người Digan là phép thử Litmus cho nền dân chủ": và nền dân chủ vẫn còn thiếu sót. Hậu quả của quá trình chuyển đổi sang chủ nghĩa tư bản là thảm khốc với người Digan. Với chủ nghĩa cộng sản, họ có việc làm, còn nhà ở và đi học thì miễn phí. Giờ rất nhiều người thất nghiêp, rất nhiều người mất nhà và việc phân biệt chủng tộc ngày càng không bị trừng phạt.[167]
Cuộc khảo sát của Pew Research năm 2015 cho thấy người Ý nói riêng có tâm lý bài người Digan mạnh, với 82% người Ý có quan điểm tiêu cực về người Digan. Ở Hy Lạp, 67%, ở Hungary 64%, ở Pháp 61%, ở Hungary 49%, ở Ba Lan 47%, ở Anh Quốc 45%, ở Thụy Điển 42%, ở Đức 40%, và ở Hà Lan[168] 37% có quan điểm tiêu cực về người Digan.[169] Cuộc khảo sát năm 2019 của Pew Research cho thấy 83% người Ý, 76% người Slovak, 72% người Hy Lạp, 68% người Bulgaria, 66% người Séc, 61% người Lithuania, 61% người Hungary, 54% người Ukraina, 52% người Nga, 51% người Ba Lan, 44% người Pháp, 40% người Tây Ban Nha, và 37% người Đức có quan điểm tiêu cực về người Digan.[170] IRES xuất bản một cuộc khảo sát vào năm 2020 cho thấy 72% người Rumani có quan điểm tiêu cực về họ.[171]
Cho tới năm 2019, báo cáo về những vụ bài người Digan ngày càng gia tăng ở Châu Âu.[172] Phân biệt đối xử với người Digan vẫn còn phổ biến ở Kosovo,[173] România,[174] Slovakia,[175] Bulgaria,[176][177] và Cộng hòa Séc.[178][179] Cộng đồng người Digan ở khắp Ukraina là mục tiêu của những vụ tấn công bằng vũ lực.[180][181]
Người tị nạn Digan trốn khỏi Chiến tranh Nga-Ukraina 2022 bị phân biệt đối xử khắp châu Âu, bao gồm Ba Lan,[182] Cộng hòa Séc,[183] và Moldova.[184]
Trục xuất người Digan
sửaVào mùa hè năm 2010, chính quyền Pháp đã phá hủy ít nhất 51 trại người Digan và bắt đầu quá trình trục xuất người Digan về đất nước của họ.[185] Những căng thẳng sau đó giữa nước Pháp và cộng đồng Digan, đã càng gia tăng sau vụ một người lữ hành đi qua trạm kiểm soát của cảnh sát Pháp, lái xe tông vào một sĩ quan, và cố gắng tông vào hai sĩ quan khác, và cuối cùng bị bắn chết ở cảnh sát. Để trả thù, một nhóm người Digan với rìu và thanh sát, tấn công sở cảnh sát ở Saint-Aignan, lật đổ đèn giao thông và biển đường và đốt ba cái xe.[186][187] Chính phủ Pháp sau đó đã bị cáo buộc thực hiện những hành động này để theo đuổi chương trình nghị sự chính trị của mình.[188] Ủy viên Công lý Liên minh châu Âu Viviane Reding nói rằng Ủy ban châu Âu nên có những hành động pháp lý với Pháp về vấn đề này, gọi vụ trục xuất là "một nỗi nhục". Một hồ sơ bị rò rỉ vào ngày 5 tháng 8, từ Bộ Nội vụ tới cảnh sát trưởng khu vực, bao gồm: "Ba trăm trại định cư bất hợp pháp phải bị tiêu hủy trong vòng ba tháng, và trại của người Digan là ưu tiên hàng đầu."[189]
Trong nghệ thuật
sửaRất nhiều nhân vật người Digan trong văn học và nghệ thuật đại diện cho những câu chuyện lãng mạn hay là sức mạnh thần bí của bói toán; hay là những người có tính tình nóng nảy đi đôi với tình yêu tự do bất khuất và thói quen phạm tội. Người Digan là một chủ đề phổ biến trong hội họa Venezia từ thời Giorgione tới đầu thế kỷ 16. Việc đưa người Digan vào sẽ đưa một chút yếu tố phương Đông kỳ lạ vào bức tranh. một bức họa Venezia thời Phục Hưng bởi Paris Bordone (khoảng 1530, Strasbourg) về Thánh Gia ở Ai Cập vẽ Elizabeth là một thầy bói; trong khi đó khung cảnh thì rõ ràng là ở châu Âu.[190]
Đặc biệt đáng chú ý là nhân vật Digan trong những tác phẩm kinh điển như Carmen bởi Prosper Mérimée và vở opera dựa trên tác phẩm bởi Georges Bizet, Nhà thờ Đức bà Paris của Victor Hugo, Tintin và viên ngọc lục bảo của Castafiore của Hergé, La Gitanilla của Miguel de Cervantes và Lavengro và The Romany Rye của George Borrow. Cũng có nhân vật Digan trong Giấc mộng đêm hè, As You Like It, Othello và Giông tố bởi William Shakespeare.
Người Digan được lãng mạn hóa rất nhiều ở Liên Xô, một ví dụ điển hình là bộ phim năm 1975 Tabor ukhodit v Nebo. Một ví dụ thực tế hơn là về người Digan ở bán đảo Balkan trong thời hiện đại. Những bộ phim như Time of the Gypsies (1988) và Black Cat, White Cat (1998) của Emir Kusturica có diễn viên người Digan nói phương ngữ bản địa của họ, mặc dù vẫn có những cliché về người Romani gắn liện với ma thuật và tội phạm. Những bộ phim của Tony Gatlif, một diễn đạo diễn người Pháp gốc Digan, như là Les Princes (1983), Latcho Drom (1993) và Gadjo Dilo (1997) cũng mô tả về cuộc sống của người Digan.
-
Nicolae Grigorescu: Người Gypsy từ Boldu (1897), Bảo tàng Nghệ thuật Iași
-
Cảnh bói toán trong Jane Eyre của Charlotte Brontë (1847)
-
Mihály Munkácsy: Gia đình Gypsy (1884, sơn dầu trên vải)
-
Vincent van Gogh: Lữ hành – Trại người Gypsy gần Arles (1888, sơn dầu trên vải)
-
Paris Bordone: Nghỉ ngơi khi bay vào Ai Cập, k. 1530. Elizabeth, bên phải được vẽ là thầy bói Digan.
-
Maggie và người Gypsy trong Cối xay gió bên bờ Sông Tơ của George Eliot (1860)
-
August von Pettenkofen: Trẻ em Gypsy (1885), Bảo tàng Ermitazh
Ghi chú
sửa- ^ 5.400 theo US census năm 2000.
- ^ Số liệu điều tra dân số. Khoảng 1.236.810 (6,14% dân số) không khai báo dân tộc nào. Không có lựa chọn cho khai báo nhiều dân tộc.
- ^ Số liệu điều tra dân số. Khoảng 736.981 (10% dân số) không khai báo dân tộc nào. Không có lựa chọn cho khai báo nhiều dân tộc. Kết quả nêu trong report Lưu trữ 2021-02-25 tại Wayback Machine của các tác giả điều tra dân số được xác định là "thao túng thô bạo".
- ^ Số liệu điều tra dân số. Có tùy chọn để khai báo nhiều dân tộc, vì vậy con số này bao gồm cả người Romani thuộc nhiều nguồn gốc. Theo microcensus năm 2016, 99,1% người Romania gốc Hungary tuyên bố bản sắc dân tộc là Hungary.
- ^ Ước lượng.
- ^ a b c d e f g h Số liệu điều tra dân số.
- ^ Số liệu điều tra dân số. Khoảng 368.136 (5,1% dân số) không khai báo dân tộc nào. Không có lựa chọn cho khai báo nhiều dân tộc..
- ^ Số liệu điều tra dân số. Khoảng 408.777 (7,5% dân số) không khai báo dân tộc nào. Không có lựa chọn cho khai báo nhiều dân tộc..
- ^ Số liệu điều tra dân số. Khoảng dưới 1% dân số không khai báo dân tộc nào. Không có lựa chọn cho khai báo nhiều dân tộc..
- ^ Số liệu điều tra dân số. Khoảng dưới 1% dân số không khai báo dân tộc nào.
- ^ Đây là số điều tra dân số bao gồm người Romani và Ashkali / Người Ai Cập da đen.
- ^ Đây là số liệu điều tra dân số. Có thêm 3.368 người Ai Cập Balkan. 390.938 (14% dân số) không khai báo dân tộc nào. Điều tra dân số được Hội đồng Châu Âu coi là không đáng tin cậy.
- ^ Số liệu điều tra dân số. Khoảng 25% dân số không khai báo dân tộc nào.
- ^ Số liệu điều tra dân số.
- ^ Người Hồi giáo Digan bị trục xuất khỏi lãnh thổ mới chiếm được của Hy Lạp sau Chiến tranh Balkan lần thứ nhất và hiện tại chiếm phần nhiều trong dân số Hồi giáo bản địa tại Hy Lạp.
Tham khảo
sửa- ^ Lewis, M. Paul biên tập (2009). “Ethnologue: Languages of the World” (online) (ấn bản thứ 16). Dallas, TX: SIL. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
Ian Hancock's 1987 estimate for 'all Gypsies in the world' was 6 to 11 million.
- ^ “EU demands action to tackle Roma poverty”. BBC News. ngày 5 tháng 4 năm 2011.
- ^ “The Roma”. Nationalia. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Rom”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
... estimates of the total world Roma population range from two million to five million.
- ^ a b c Gall, Timothy L biên tập (1998), Worldmark Encyclopedia of Culture & Daily Life, 4. Europe, Cleveland, OH: Eastword, tr. 316, 318,
'Religion: An underlay of Hinduism with an overlay of either Christianity or Islam (host country religion)'; Roma religious beliefs are rooted in Hinduism. Roma believe in a universal balance, called kuntari... Despite a 1,000-year separation from India, Roma still practice 'shaktism', the worship of a god through his female consort...
- ^ Vishvapani (29 tháng 11 năm 2011). “Hungary's Gypsy Buddhists & Religious Discrimination”. www.wiseattention.org. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2021.
- ^ Bhalesain, Pravin (2011). “Gypsies embracing Buddhism:A step forward for Building a Harmonious Society in Europe” (PDF). Undv.org/Vesak2011/Panel2. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2021.
- ^ “RADOC”.
- ^ Historical Dictionary of the Gypsies (Romanies) (PDF). tr. 134.
- ^ “Romani (subgroup)”. SIL International. 3 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ Những điều chưa biết về người Di-gan. Vnexpress, 29/10/2013.
- ^ K. Meira Goldberg; Ninotchka Devorah Bennahum; Michelle Heffner Hayes (2015). Flamenco on the Global Stage: Historical, Critical and Theoretical Perspectives. McFarland. tr. 50. ISBN 978-0-7864-9470-5. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ Simon Broughton; Mark Ellingham; Richard Trillo (1999). World Music: Africa, Europe and the Middle East. Rough Guides. tr. 147. ISBN 978-1-85828-635-8. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ Hancock 2002, tr. xx'While a nine century removal from India has diluted Indian biological connection to the extent that for some Romani groups, it may be hardly representative today, Sarren (1976:72) concluded that we still remain together, genetically, Asian rather than European'
- ^ Tại sao Pháp trục xuất người Di Gan?
- ^ Bates, Karina. “A Brief History of the Rom”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Book Reviews” (PDF). Population Studies. 48 (2): 365–372. 1994. doi:10.1080/0032472031000147856.
- ^ White, Karin (1999). “Metal-workers, agriculturists, acrobats, military-people and fortune-tellers: Roma (Gypsies) in and around the Byzantine empire”. Golden Horn. 7 (2). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2007.
- ^ Fraser 1992.
- ^ Hancock, Ian (1995). A Handbook of Vlax Romani. Slavica Publishers. tr. 17.
- ^ Dictionnaire de l'Académie française Lưu trữ 2007-08-07 tại Wayback Machine trích "Nom donné aux bohémiens d'Espagne; par ext., synonyme de Bohémien, Tzigane. Adjt. Une robe gitane."
- ^ Fraser, Angus (ngày 1 tháng 2 năm 1995). Gypsies (Peoples of Europe) (ấn bản thứ 2). Blackwell, Oxford. ISBN 978-0631196051.
- ^ Kenrick, Donald (1998). Historical Dictionary of the Gypsies (Romanies). Scarecrow Press. ISBN 0-8108-3444-8.
- ^ Priya Moorjani (2013), “Reconstructing Roma History from Genome-Wide Data”, Plos One
- ^ "Roma Travellers Statistics", Council of Europe, compilation of population estimates. Archived from the original, ngày 6 tháng 10 năm 2009.
- ^ Smith, J. (2008). The marginalization of shadow minorities (Roma) and its impact on opportunities (Doctoral dissertation, Purdue University).
- ^ Kayla Webley (ngày 13 tháng 10 năm 2010). “Hounded in Europe, Roma in the U.S. Keep a Low Profile”. Time. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
Today, estimates put the number of Roma in the U.S. at about one million.
- ^ “Falta de políticas públicas para ciganos é desafio para o governo” [Lack of public policy for Romani is a challenge for the administration] (bằng tiếng Bồ Đào Nha). R7. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
The Special Secretariat for the Promotion of Racial Equality estimates the number of "ciganos" (Romanis) in Brazil at 800,000 (2011). The 2010 IBGE Brazilian National Census encountered Romani camps in 291 of Brazil's 5,565 municipalities.
- ^ “Roma integration in Spain”. European Commission – European Commission (bằng tiếng Anh).
- ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u “Roma and Travellers Team. TOOLS AND TEXTS OF REFERENCE. Estimates on Roma population in European countries” (PDF)Council of Europe Roma and Travellers DivisionQuản lý CS1: postscript (liên kết)
- ^ Estimated by Lưu trữ 2016-04-05 tại Wayback Machine the Society for Threatened Peoples.
- ^ “The Situation of Roma in Spain” (PDF). Open Society Institute. 2002. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
The Spanish government estimates the number of Gitanos at a maximum of 650,000.
- ^ “Diagnóstico social de la comunidad gitana en España: Un análisis contrastado de la Encuesta del CIS a Hogares de Población Gitana 2007” (PDF). mscbs.gob.es. 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
Tabla 1. La comunidad gitana de España en el contexto de la población romaní de la Unión Europea. Población Romaní: 750.000 [...] Por 100 habitantes: 1,87% [...] se podrían llegar a barajar cifras [...] de 1.100.000 personas
- ^ “Roma integration in Romania”. European Commission – European Commission (bằng tiếng Anh).
- ^ 2011 census data, based on table 7 Population by ethnicity, gives a total of 621,573 Roma in Romania. This figure is disputed by other sources, because at the local level, many Roma declare a different ethnicity (mostly Romanian, but also Hungarian in Transylvania and Turkish in Dobruja). Many are not recorded at all, since they do not have ID cards [1]. International sources give higher figures than the official census(UNDP's Regional Bureau for Europe Lưu trữ 2006-10-07 tại Wayback Machine, World Bank Lưu trữ 2006-08-24 tại Wayback Machine, International Association for Official Statistics Lưu trữ 2008-02-26 tại Wayback Machine).
- ^ “Rezultatele finale ale Recensământului din 2011 – Tab8. Populația stabilă după etnie – județe, municipii, orașe, comune” (bằng tiếng Romania). National Institute of Statistics (Romania). ngày 5 tháng 7 năm 2013. Bản gốc (XLS) lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020. However, various organizations claim that there are 2 million Romanis in Romania. See [2]
- ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ “Türkiye'deki Kürtlerin sayısı!” [The number of Kurds in Turkey!] (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). ngày 6 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Türkiye'deki Çingene nüfusu tam bilinmiyor. 2, hatta 5 milyon gibi rakamlar dolaşıyor Çingenelerin arasında”. Hurriyet (bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ). TR. ngày 8 tháng 5 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Situation of Roma in France at crisis proportions”. EurActiv Network. ngày 7 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
According to the report, the settled Gypsy population in France is officially estimated at around 500,000, although other estimates say that the actual figure is much closer to 1.2 million.
- ^ Gorce, Bernard (ngày 22 tháng 7 năm 2010). “Roms, gens du voyage, deux réalités différentes”. La Croix. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
[MANUAL TRANS.] The ban prevents statistics on ethnicity to give a precise figure of French Roma, but we often quote the number 350,000. For travellers, the administration counted 160,000 circulation titles in 2006 issued to people aged 16 to 80 years. Among the travellers, some have chosen to buy a family plot where they dock their caravans around a local section (authorized since the Besson Act of 1990).
- ^ Население по местоживеене, възраст и етническа група [Population by place of residence, age and ethnic group]. Bulgarian National Statistical Institute (bằng tiếng Bulgaria). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
|script-title=
không hợp lệ: missing prefix (trợ giúp) Self declared - ^ “Roma Integration – 2014 Commission Assessment: Questions and Answers”. Brussels: European Commission. ngày 4 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020. EU and Council of Europe estimates
- ^ Vukovich, Gabriella (2018). Mikrocenzus 2016 - 12. Nemzetiségi adatok [2016 microcensus - 12. Ethnic data] (PDF). Hungarian Central Statistical Office (bằng tiếng Hungary). Budapest. ISBN 978-963-235-542-9. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ János, Pénzes; Patrik, Tátrai; Zoltán, Pásztor István (2018). “A roma népesség területi megoszlásának változása Magyarországon az elmúlt évtizedekben” [Changes in the Spatial Distribution of the Roma Population in Hungary During the Last Decades] (PDF). Területi Statisztika (bằng tiếng Hungary). 58 (1): 3–26. doi:10.15196/TS580101 (không hoạt động ngày 31 tháng 8 năm 2020).Quản lý CS1: DOI không hoạt động tính đến 2020 (liên kết)
- ^ a b Marsh, Hazel. “The Roma Gypsies of Colombia”. latinolife.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ http://www.errc.org/roma-rights-journal/emerging-romani-voices-from-latin-america
- ^ “Roma integration in the United Kingdom”. European Commission – European Commission (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
- ^ “RME”, Ethnologue
- ^ Попис становништва, домаћинстава и станова 2011. у Републици Србији: Национална припадност [Census of population, households and apartments in 2011 in the Republic of Serbia: Ethnicity] (PDF) (bằng tiếng Serbia). State Statistical Service of the Republic of Serbia. ngày 29 tháng 11 năm 2012. tr. 8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
|script-title=
không hợp lệ: missing prefix (trợ giúp) - ^ “Serbia: Country Profile 2011–2012” (PDF). European Roma Rights Centre. tr. 7. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Giornata Internazionale dei rom e sinti: presentato il Rapporto Annuale 2014 (PDF)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Premier Tsipras Hosts Roma Delegation for International Romani Day”. greekreporter –place =. Nick Kampouris.
- ^ “Greece NGO”. Greek Helsinki Monitor. LV: Minelres.
- ^ “Roma in Deutschland”, Regionale Dynamik, Berlin-Institut für Bevölkerung und Entwicklung, Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2020, truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020
- ^ “Roma integration in Slovakia”. European Commission – European Commission (bằng tiếng Anh).
- ^ “Population and Housing Census. Resident population by nationality” (PDF). SK: Statistics. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2007.
- ^ “Po deviatich rokoch spočítali Rómov, na Slovensku ich žije viac ako 400-tisíc”. SME (bằng tiếng Slovak). SK: SITA. ngày 25 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Gypsy”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2017.
- ^ “The 2002-census reported 53,879 Roma and 3,843 'Egyptians'”. Republic of Macedonia, State Statistical Office. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Sametingen. Information about minorities in Sweden”, Minoritet (bằng tiếng Thụy Điển), IMCMS, Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2017, truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020
- ^ Всеукраїнський перепис населення '2001: Розподіл населення за національністю та рідною мовою [Ukrainian Census, 2001: Distribution of population by nationality and mother tongue]. State Statistics Service of Ukraine. 2003. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
|script-title=
không hợp lệ: missing prefix (trợ giúp) - ^ Kenrick, Donald (ngày 5 tháng 7 năm 2007). Historical Dictionary of the Gypsies (Romanies) (ấn bản thứ 2). Scarecrow Press. tr. 142. ISBN 978-0-8108-6440-5.
- ^ Hazel Marsh. “The Roma Gypsies of Latin America”. www.latinolife.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Poland – Gypsies”. Country studies. US. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “POPULATION BY ETHNICITY – DETAILED CLASSIFICATION, 2011 CENSUS”. Croatian Bureau of Statistics. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ Emilio Godoy (ngày 12 tháng 10 năm 2010). “Gypsies, or How to Be Invisible in Mexico”. Inter Press Service. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ 2004 census
- ^ “Suomen romanit - Finitiko romaseele” (PDF). Government of Finland. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ 1991 census
- ^ https://www.dane.gov.co/files/investigaciones/boletines/grupos-etnicos/presentacion-grupos-etnicos-poblacion-gitana-rrom-2019.pdf
- ^ Roma /Gypsies: A European Minority Lưu trữ 2020-05-15 tại Wayback Machine, Minority Rights Group International
- ^ “Albanian census 2011”. instat.gov.al. Bản gốc (XLS) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Republic of Belarus, 2009 Census: Population by Ethnicity and Native Language” (PDF) (bằng tiếng Nga). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Roma in Canada fact sheet” (PDF). home.cogeco.ca. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2007.
- ^ Statistics Canada. “2011 National Household Survey: Data tables”. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Census of Population, Households and Dwellings in Montenegro 2011” (PDF). ngày 12 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Sčítání lidu, domů a bytů”. czso.cz.
- ^ “Roma integration in the Czech Republic”. European Commission – European Commission (bằng tiếng Anh).
- ^ Yvonne Slee. “A History of Australian Romanies, now and then”. Now and Then. Australia: Open ABC. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020.
- ^ Mendizabal, Isabel; Lao, Oscar; Marigorta, Urko M.; Wollstein, Andreas; Gusmão, Leonor; Ferak, Vladimir; Ioana, Mihai; Jordanova, Albena; Kaneva, Radka; Kouvatsi, Anastasia; Kučinskas, Vaidutis; Makukh, Halyna; Metspalu, Andres; Netea, Mihai G.; de Pablo, Rosario; Pamjav, Horolma; Radojkovic, Dragica; Rolleston, Sarah J.H.; Sertic, Jadranka; Macek, Milan; Comas, David; Kayser, Manfred (tháng 12 năm 2012). “Reconstructing the Population History of European Romani from Genome-wide Data”. Current Biology. 22 (24): 2342–2349. doi:10.1016/j.cub.2012.10.039. PMID 23219723.
- ^ a b Bereznay, András (2021). Historical Atlas of the Gypsies: Romani History in Maps. Méry Ratio. tr. 18/1. ISBN 978-615-6284-10-5.
- ^ Anfuso, Linda (24 tháng 2 năm 1994). “gypsies”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ
|newsgroup=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ|message-id=
(trợ giúp) - ^ Keil, Charles; Blau, Dick; Keil, Angeliki; Feld, Steven (9 tháng 12 năm 2002). Bright Balkan Morning: Romani Lives and the Power of Music in Greek Macedonia. Wesleyan University Press. tr. 50–51. ISBN 978-0-8195-6488-7.
- ^ Dr Ian Law; Dr Sarah Swann (28 tháng 1 năm 2013). Ethnicity and Education in England and Europe: Gangstas, Geeks and Gorjas. tr. 11. ISBN 978-1-4094-9484-3. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2016.
- ^ Ernst Hĺkon Jahr (1992). Language Contact: Theoretical and Empirical Studies. tr. 42. ISBN 978-3-11-012802-4. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2016.
- ^ Simon Broughton; Mark Ellingham; Richard Trillo (1999). World Music: Africa, Europe and the Middle East. Rough Guides. tr. 148. ISBN 978-1-85828-635-8. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2016.
- ^ Spiezer Schilling. tr. 749.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp)Bản mẫu:Fcn - ^ a b Kenrick, Donald (5 tháng 7 năm 2007). Historical Dictionary of the Gypsies (Romanis) (ấn bản thứ 2). Scarecrow Press. tr. xx–xxii. ISBN 978-0-8108-6440-5.
- ^ Davies, Norman (1996). Europe: A History. tr. 387–88. ISBN 978-0-19-820171-7.
- ^ Antonio Gómez Alfaro. “The Great "Gypsy" Round-up in Spain” (PDF). tr. 4.
- ^ Taylor, Becky (2014). Another Darkness Another Dawn. London UK: Reaktion Books Ltd. tr. 72. ISBN 978-1-78023-257-7.
- ^ Hancock 2001, tr. 25.
- ^ Radu, Delia (8 tháng 7 năm 2009), “'On the Road': Centuries of Roma History”, World Service, BBC
- ^ Hancock, Ian. “Romanies and the holocaust: a reevaluation and an overview”. Radoc.net. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “United States Holocaust Memorial Museum”. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2012.
- ^ Hancock, Ian (2005). “True Romanies and the Holocaust: A Re-evaluation and an overview”. The Historiography of the Holocaust. Palgrave Macmillan. tr. 383–96. ISBN 978-1-4039-9927-6. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009.
- ^ “GENOCIDE OF EUROPEAN ROMA (GYPSIES), 1939–1945”. Holocaust Encyclopedia. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2018.
- ^ Silverman 1995.
- ^ Helsinki Watch 1991.
- ^ a b Denysenko, Marina (12 tháng 3 năm 2007). “Sterilised Roma accuse Czechs”. BBC News. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2017.
- ^ Thomas, Jeffrey (16 tháng 8 năm 2006). “Coercive Sterilization of Romani Women Examined at Hearing: New report focuses on Czech Republic and Slovakia”. Washington File. Bureau of International Information Programs, U.S. Department of State. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2008.
- ^ “Gypsy child couple separated” (bằng tiếng Anh). 2 tháng 10 năm 2003. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2022.
- ^ Surdu, Laura; Surdu, Mihai (2006). “Family Life”. Broadening the Agenda: 31–42.
- ^ Weyrauch, Walter Otto (2001), Gypsy Law: Romani Legal Traditions and Culture, tr. 210, ISBN 978-0-520-22186-4,
Rom have preserved and modified Indian caste system
- ^ “INTRODUCTION TO ROMA CULTURE” (PDF).
- ^ “Romani Customs and Traditions: Death Rituals and Customs”. Patrin Web Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2007.
- ^ Knipe, David M. (1991). “The Journey of a Lifebody”. hindugateway.com. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2008.
- ^ Hancock 2001, tr. 81.
- ^ The Columbia Encyclopedia (ấn bản thứ 8). New York, NY: Columbia University Press. 2018 – qua Credo Reference.
- ^ G. L. Lewis (1991), “ČINGĀNE”, The Encyclopaedia of Islam, 2 (ấn bản thứ 2), Brill, tr. 40a–41b, ISBN 978-90-04-07026-4
- ^ Palmer, Michael D.; Burgess, Stanley M. (13 tháng 4 năm 2020). The Wiley-Blackwell Companion to Religion and Social Justice. ISBN 978-1-119-57210-7.
- ^ “Restless Beings Project: Roma Engage”. Restless Beings. 2008–2012. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2012.
- ^ Boretzky, Norbert (1995). Romani in Contact: The History, Structure and Sociology of a Language. Amsterdam, NL: John Benjamins. tr. 70.
- ^ “Blessed Ceferino Gimenez Malla 1861–1936”. Visit the Saviour. Voveo. tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2012.
- ^ Lee, Ronald (2002). “The Romani Goddess Kali Sara”. Romano Kapachi. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2012.
- ^ “RADOC”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2015.
- ^ a b c d e f g h i Marushiakova, Elena; Popov, Veselin (2012). “Roma Muslims in the Balkans”. Education of Roma Children in Europe. Council of Europe. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2012.
- ^ “Population dupa etnia si religie, pe medii” [Population by ethnicity and religion (on average)] (PDF) (bằng tiếng Romania). Romanian National Institute of Statistics. 2002. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2015.
- ^ “Wiara po romsku”.
- ^ Liégeois, Jean-Pierre (1 tháng 1 năm 1994). Roma, Gypsies, Travellers. ISBN 978-92-871-2349-7.
- ^ Eliopoulos, Nicholas C (2006), Gypsy Council, tr. 460, ISBN 978-1-4653-3036-9
- ^ Area Handbook for Romania – Volume 550, Issue 160. tr. 100.
- ^ Marketing in a Multicultural World: Ethnicity, Nationalism, and Cultural Identity.
- ^ “"Perverting the Taste of the People": Lăutari and the Balkan Question in Romania”.
- ^ Rethinking (In)Security in the European Union: The Migration-Identity-Security Nexus. tr. 148.
- ^ Martinez, Emma (24 tháng 2 năm 2011), Flamenco: All You Wanted to Know (Google books), tr. 21, ISBN 978-1-60974-470-0
- ^ Hancock 2002, tr. 129.
- ^ Brogyanyi, Bela; Lipp, Reiner (6 tháng 5 năm 1993). Comparative-Historical Linguistics. John Benjamins. ISBN 978-90-272-7698-8.
- ^ Gordon, Raymond G Jr. biên tập (2005). “Caló: A language of Spain”. Ethnologue: Languages of the World (ấn bản thứ 15). Dallas, TX: SIL International. ISBN 978-1-55671-159-6.
- ^ a b c Matras, Yaron. “Romani Linguistics and Romani Language Projects”. Humanities. The University of Manchester. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
- ^ Matras, Yaron (tháng 10 năm 2005). “The status of Romani in Europe” (PDF). Report Submitted to the Council of Europe's Language Policy Division: 4. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2015.
- ^ a b c Achim 2004.
- ^ Grigore, Delia; Petcuț, Petre; Sandu, Mariana (2005). Istoria și tradițiile minorității rromani (bằng tiếng Romania). Bucharest: Sigma. tr. 36.
- ^ Ștefănescu, Ștefan (1991), Istoria medie a României (bằng tiếng Romania), I, Bucharest: Editura Universității din București
- ^ “Gypsy/Roma European migrations from 15th century till nowadays”. academia.edu.[liên kết hỏng]
- ^ a b “Timeline of Romani History”. Patrin Web Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2007.
- ^ “Cap. 2: 2.1 Apuntes sobre la situación de la comunidad gitana en la sociedad Española – Anexo III. 'Gitanos malos, gitanos buenos'” [Chap. 2: 2.1 Notes on the situation of the gypsy community in Spanish society – Affix III. 'Bad gypsies, good gypsies']. The Barañí Project – Roma Women (bằng tiếng Tây Ban Nha). 29 tháng 2 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2001. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2016.
- ^ Taylor, Becky (2014). Another Darkness Another Dawn. London UK: Reaktion Books Ltd. tr. 105. ISBN 978-1-78023-257-7.
- ^ a b Samer, Helmut (tháng 12 năm 2001). “Maria Theresia and Joseph II: Policies of Assimilation in the Age of Enlightened Absolutism”. Rombase. Karl-Franzens-Universitaet Graz. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2015.
- ^ Fraser, Angus (2005). Los gitanos. Ariel. ISBN 978-84-344-6780-4.
- ^ Texto de la pragmática en la Novísima Recopilación. Ley XI, pg. 367 y ss.
- ^ “Gitanos. History and Cultural Relations”. World Culture Encyclopedia. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2007.
- ^ Kenrick, Donald. “Roma in Norway”. Patrin Web Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2012.
- ^ “The Church of Norway and the Roma of Norway”. World Council of Churches. 3 tháng 9 năm 2002.
- ^ Re. Holocaust Victim Assets Litigation (Swiss Banks) Special Master's Proposals (PDF), 11 tháng 9 năm 2000, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2004
- ^ Stone, D biên tập (2004), “Romanies and the Holocaust: A Reevaluation and an Overview”, The Historiography of the Holocaust (article), Basingstoke and New York: Palgrave, Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2013, truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2009
- ^ Bilefsky, Dan (19 tháng 10 năm 2013). “Are the Roma primitive or just poor?”. The New York Times (review).
- ^ “Demolita la 'bidonville' di Ponte Mammolo” [The 'slum' of Mammolo Bridge demolished]. il Giornale (bằng tiếng Ý). IT. 5 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2017.
- ^ Di Caro, Paola (4 tháng 11 năm 2007). “Fini: impossibile integrarsi con chi ruba” [Fini: it's impossible to integrate those who steal]. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2017.
- ^ “European effort spotlights plight of the Roma”. USA Today. 1 tháng 2 năm 2005. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2013.
- ^ “Europe must break cycle of discrimination facing Roma” (Thông cáo báo chí). Amnesty International. 7 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2016.
- ^ “Europe Roma”. Amnesty International. tháng 2 năm 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2009.
- ^ Colin Woodard (13 tháng 2 năm 2008). “Hungary's anti-Roma militia grows”. Christian Science Monitor. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010.
- ^ “Roma”. SI: Human Rights Press Point. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2009.
- ^ Polansky, Paul (tháng 6 năm 2005). “Results of an Enquiry into the Situation of Roma und Ashkali in Kosovo (Dec.2004 to May 2005) – Roma and Ashkali in Kosovo: Persecuted, driven out, poisoned”. GFBV. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2009.
- ^ “National Roma Integration Strategies: a first step in the implementation of the EU Framework” (PDF). European Commission. 21 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2014.
- ^ Alexander, Harriet (17 tháng 2 năm 2014). “Roma on the rubbish dump”. CIA World Factbook. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014.
- ^ Relief, UN (2010). “Roma in Serbia (excluding Kosovo) on 1 January 2009” (PDF). UN Relief. 8 (1).
- ^ Ringold, Dena; Orenstein, Mitchell Alexander; Wilkens, Erika (2005). Roma in an Expanding Europe – Breaking the Poverty Cycle. World Bank. ISBN 0-8213-5457-4.
- ^ Cahn, Claude (1 tháng 1 năm 2007). “Birth of a Nation: Kosovo and the Persecution of Pariah Minorities”. German Law Journal. 8 (1): 81–94. doi:10.1017/S2071832200005423. S2CID 141025735.
- ^ Bricker, Mindy Kay (12 tháng 6 năm 2006). “For Gypsies, Eugenics is a Modern Problem / Czech Practice Dates to Soviet Era”. Newsdesk.
- ^ “Final Statement of the Public Defender of Rights in the Matter of Sterilisations Performed in Contravention of the Law and Proposed Remedial Measures”. The Office of The Public Defender of Rights, Czech Republic. 23 tháng 12 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010.
- ^ Hooper, John (2 tháng 11 năm 2007). “Italian woman's murder prompts expulsion threat to Romanians”. The Guardian. London. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2017.
- ^ de Zulueta, Tana (30 tháng 3 năm 2009). “Italy's new ghetto?”. The Guardian. London. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2017.
- ^ “Italy fingerprints thousands of Gypsies”. NBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2022.
- ^ Kooijman, Hellen (6 tháng 4 năm 2012). “Bleak horizon”. EU: Presseurop. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2012.
- ^ “The gypsy in my soul: Sinti and Roma in the Netherlands”. Radio Netherlands Archives. 19 tháng 9 năm 1999.
- ^ "Negative opinions about Roma, Muslims in several European nations Lưu trữ 2019-04-03 tại Wayback Machine". Pew Research Center. 11 July 2016.
- ^ “European Public Opinion Three Decades After the Fall of Communism — 6. Minority groups”. Pew Research Center. 14 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Sondaj IRES: 7 din 10 români nu au încredere în romi”. Radio Free Europe Romania (in Romanian). 8 tháng 2 năm 2020.
- ^ “We need to talk about the rising wave of anti-Roma attacks in Europe”. The Independent. 28 tháng 7 năm 2019.
- ^ “Unemployment keeps Kosovo's Roma on the margins”. Deutsche Welle. 17 tháng 2 năm 2018.
- ^ “To Europe's shame, Roma remain stigmatised outsiders – even when they live in mansions”. The Conversation. 25 tháng 4 năm 2019.
- ^ “Discrimination against Roma remains widespread in Slovakia says Amnesty International report”. The Slovak Spectator. 22 tháng 2 năm 2018.
- ^ “Anti-Roma protests take place in Bulgarian city of Gabrovo”. The Associated Press. 12 tháng 4 năm 2019.
- ^ “'Everybody hates us': on Sofia's streets, Roma face racism every day”. The Guardian. 20 tháng 10 năm 2019.
- ^ “Roma ghettos in the heart of the EU”. El País. 6 tháng 9 năm 2019.
- ^ “Zpráva o stavu romské menšiny: V Česku bylo loni podle odhadů 830 ghett se 127 tisíci obyvateli”. iROZHLAS (bằng tiếng Séc). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Deadly Attack Escalates Violent Trend Against Ukrainian Roma”. Radio Free Europe/Radio Liberty. 25 tháng 6 năm 2018.
- ^ “Attacked and abandoned: Ukraine's forgotten Roma”. Al-Jazeera. 23 tháng 11 năm 2018.
- ^ “'Meet us before you reject us': Ukraine's Roma refugees face closed doors in Poland”. The Guardian. 10 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
- ^ “Roma refugees from Ukraine face Czech xenophobia”. EU Observer. 17 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
- ^ “Undocumented Roma Refugees Facing Discrimination As They Flee Ukraine”. Vice. 23 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2022.
- ^ “France sends Roma Gypsies back to Romania”. BBC News. 20 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Troops patrol French village of Saint-Aignan after riot”. BBC. 10 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2010.
- ^ “Q&A: France Roma expulsions”. BBC. 15 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2010.
- ^ “France Begins Controversial Roma Deportations”. Der Spiegel. 19 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2010.
- ^ “EU may take legal action against France over Roma”. BBC News. 14 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2010.
- ^ Jacquot, Dominique (2006). Le musée des Beaux-Arts de Strasbourg — Cinq siècles de peinture. Strasbourg: Éditions des Musées de Strasbourg. tr. 76. ISBN 978-2-901833-78-9.
Liên kết ngoài
sửa- Fraser, Angus (1992). The Gypsies. Oxford, Anh: Blackwell Publishers. ISBN 0-631-15967-3.
- Các nước châu Âu
- “History the Roma and Sinti in Germany”..
- “History of the Roma in Austria”. Austria: Uni Graz.
|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp);|chapter=
bị bỏ qua (trợ giúp). - “History of the Roma in Czech Republic”. CZ: Rommuz. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2013..
- “Deportation”. EU: Romas Inti.. History of some Roma Europeans
- “Gypsies in France, 1566–2011”. FYI France. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.
- Các trại tập trung, lao động, khu ổ chuột mà người Digan bị đàn áp trong Thế chiến thứ hai
- “Auschwitz”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020..
- “History: Camps”. CZ: Holocaus.
|contribution=
bị bỏ qua (trợ giúp). - “History”. CZ: Lety memorial. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020..
- “The situation of the Roma in the European Union” (resolution). European Parliament. ngày 28 tháng 4 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2007..
- =962605&Site =COE “Final report on the human rights situation of the Roma, Sinti and travellers in Europe” Kiểm tra giá trị
|url=
(trợ giúp). The European Commissioner for Human Rights (Council of Europe). ngày 15 tháng 2 năm 2006.. - Shot in remote areas of the Thar desert in Northwest India, Jaisalmer Ayo: Gateway of the Gypsies trên YouTube captures the lives of vanishing nomadic communities who are believed to share common ancestors with the Roma people – released 2004
- Tổ chức phi chính phủ
- Bảo tàng và thư viện
- “Museum of Romani Culture” (bằng tiếng Séc). Brno, CZ..
- “Studii romani” (specialized library with archive). Sofia, BG. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2020..
- “Documentation and Cultural Centre of German Sinti and Roma”. Heidelberg, DE..
- “Ethnographic Museum” (bằng tiếng Ba Lan). Tarnów, PL..
- “Who we Were, Who we Are: Kosovo Roma Oral History Collection”. tháng 3 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2020.. The most comprehensive collection of information on Kosovo's Roma in existence.