Người Mỹ gốc Trung Đông

Người Mỹ gốc Trung Đông (tiếng Anh: Middle Eastern Americans) là người Mỹ có nguồn gốc tổ tiên từ Trung Đông. Theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, , thuật ngữ "Người Mỹ gốc Trung Đông" áp dụng cho bất kỳ ai có nguồn gốc từ Tây Á hoặc Bắc Phi.[cần dẫn nguồn] Điều này bao gồm những người có nền tảng từ các nhóm dân tộc Trung Đông và Tây Á khác nhau, chẳng hạn như người KurdAssyria, cũng như những người nhập cư từ các quốc gia ngày nay của thế giới Ả Rập, Iran, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và đôi khi có cả Armenia.[1][2][3][4]

Người Mỹ gốc Trung Đông
Middle Eastern Americans
Khu vực có số dân đáng kể
Lục địa Hoa Kỳ, dân số nhỏ hơn ở AlaskaHawaii
Ngôn ngữ
Tiếng Anh · Tiếng Ả Rập · Tiếng Aram · Tiếng Armenia · Tiếng Azerbaijan · Tiếng Gruzia · Tiếng Hebrew · Tiếng Kurd · Tiếng Ba Tư · Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ · khác
Tôn giáo
Kitô giáo (Chính thống giáo Đông phương · Chính thống giáo Cổ Đông phương · Giáo hội Phương Đông Assyria · Giáo hội Công giáo · Kháng Cách)
Hồi giáo · Do Thái giáo · Bahá'í giáo · Druze · Hỏa giáo · Chủ nghĩa vô thần · Yezidi giáo · Mandae giáo · Thuyết bất khả tri · Thần giáo tự nhiên

Mặc dù từng được coi là người Mỹ gốc Á, định nghĩa hiện đại về "người Mỹ gốc Á" giờ đã loại trừ những người có nguồn gốc từ Tây Á.[5]

Lịch sử sửa

Một trong những nhóm người nhập cư lớn đầu tiên từ Trung Đông đến Hoa Kỳ đã đến bằng thuyền từ Đế quốc Ottoman vào cuối những năm 1800. Mặc dù các quan chức Hoa Kỳ gọi họ là người Thổ Nhĩ Kỳ, hầu hết tự gọi mình là người Syria, và ước tính 85% những người nhập cư Ottoman này đến từ Liban hiện đại. Sau đó, các danh mục mới đã được tạo ra cho người SyriaLiban.[6](tr4)

Số lượng người Armenia di cư đến Hoa Kỳ từ năm 1820 đến năm 1898 được ước tính là khoảng 4.000 người[7] và theo Cục Di trú, 54.057 người Armenia đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ từ năm 1899 đến năm 1917, với phần lớn đến từ Đế quốc Ottoman..[8] Các cộng đồng người Mỹ gốc Armenia lớn nhất tại thời điểm đó nằm ở Thành phố New York; Fresno; Worcester, Massachusetts; Boston; Philadelphia; Chicago; thành phố Jersey; Detroit; Los Angeles; Troy, New YorkCleveland.[9]

Một làn sóng nhập cư khác từ Trung Đông bắt đầu vào năm 1946, đạt đỉnh điểm sau những năm 1960. Kể từ năm 1968, những người nhập cư này đã đến từ các quốc gia như Iran, Iraq, Israel, Palestine, Ai Cập và Liban.[6](tr11)

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Gryn, Thomas; Gambino, Christine (tháng 10 năm 2012). “The Foreign Born From Asia: 2011” (PDF). American Community Survey Briefs, ACSBR/11-06. U.S. Census Bureau. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2015.
  2. ^ Gibson, Campbell; Lennon, Emily (9 tháng 3 năm 1999). “Historical census statistics on the foreign-born population of the United - Region and Country or Area of Birth of the Foreign-Born Population: 1960 to 1990”. Bureau of the Census. Population Division. U.S. Census Bureau. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2015.
  3. ^ Batalova, Jeanne (24 tháng 5 năm 2011). “Asian Immigrants in the United States”. Migration Information Source. Migration Policy Institute. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2015. The U.S. Census Bureau defines Asian regions as: ... Western Asia includes Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Georgia, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Lebanon, Oman, Qatar, Saudi Arabia, Syria, Turkey, the United Arab Emirates, and Yemen.
  4. ^ Auclair, Gregory; Batalova, Jeanne (26 tháng 9 năm 2013). “Middle Eastern and North African Immigrants in the United States”. Migration Information Source. Migration Policy Institute. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2013.
  5. ^ Cortellessa, Eric (23 tháng 10 năm 2016). “Israeli, Palestinian Americans could share new 'Middle Eastern' census category”. The Times Of Israel. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2020. This derives from a 1915 court ruling in Dow v. United States, in which a Syrian American, George Dow, appealed his being classified by the government as Asian. At the time, such a designation resulted in the denial of citizenship under the 1882 Chinese Exclusion Act.
  6. ^ a b Marvasti, Amir; McKinney, Karyn D. (2004). Middle Eastern Lives in America. Lanham, Maryland: Rowman & Littlefield Publishers. ISBN 0-7425-1957-0. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ Peroomian & Avakian 2003, tr. 34.
  8. ^ Malcom 1919, tr. 67.
  9. ^ Malcom 1919, tr. 73.