Người Minh Hương (chữ Hán: 明香; 明鄉) là một bộ phận người Hoa ở vùng Nam Bộ, Việt Nam. Tên Minh Hương có nguồn gốc từ tên triều đại mà những người này đã sinh sống: nhà Minh. Đến khi nhà Thanh thay thế nhà MinhTrung Quốc, xáo trộn chính trị khiến họ phải lưu vong sang đàng Trong.[1]

Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Cùng với người Việt, người Minh Hương là một bộ phận người Hoa có công rất lớn trong công cuộc khai phá vùng đất phía nam. Trong đó có tướng Mạc Cửu.

Trải qua nhiều đời người Minh Hương đã hòa huyết với người Việt, ngày nay con cháu của người Minh Hương là phần lớn đã là người Việt và chỉ nói tiếng Việt, tuy vẫn có một số ít vẫn còn giữ được phong tục của người Hoa, khác nhiều với bộ phận người Hoa qua Việt Nam từ cuối thời Thanh, đầu thời Dân quốc.

Ban đầu chữ "hương" dùng chữ 香 có nghĩa là "hương hỏa" (香火), đến năm 1827 đổi sang chữ 鄉 nghĩa là "làng". Như vậy Minh Hương có thể hiểu là "làng của người Minh" và cũng có thể hiểu là "làng sáng sủa", sau được dùng để gọi cộng đồng người Hoa.

Năm 1698, ở vùng Phiên Trấn - Bến Nghé - Sài Gòn đã hình thành nên làng Minh Hương ở Gia Thạnh, Chợ Lớn cũ.

Tấm biển khắc 4 chữ thiện tục khả phong do vua Tự Đức ban tặng năm 1863 nay vẫn còn treo trước chính điện đình Minh Hương Gia Thạnh. Có thể nói đây là làng duy nhất hoặc hiếm hoi có hương ước ở Nam Bộ thời nhà Nguyễn: Minh Hương xã hương ước khoán văn.

Ca dao có câu nói về phong hóa làng Minh Hương:

Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng
Đố ai lịch sự cho bằng làng Minh Hương.

Tham khảo sửa

  1. ^ Nguyễn Đức Hiệp. Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam bộ Lưu trữ 2015-12-08 tại Wayback Machine. Văn hóa học, 21/2/2008. Truy cập 28/11/2015.

Xem thêm sửa

  • Bài báo Làng Minh Hương, tạp chí Xưa và nay, số 65B, tháng 7 năm 1999.

Liên kết ngoài sửa