Người Singapore gốc Hoa


Người Singapore gốc Hoa (giản thể: 新加坡华人/华裔新加坡人; phồn thể: 新加坡華人/華裔新加坡人; bính âm: Xīnjiāpō Huárén / Huáyì xīnjiāpōrén) (Tiếng Anh: Chinese Singaporeans), là người Singapore hoàn toàn hoặc một phần là người gốc Hoa, có tổ tiên từ nhiều vùng khác nhau, đặc biệt là ở phía nam Trung Quốc.

Người Singapore gốc Hoa
新加坡华人 (giản thể)
华裔新加坡人 (phồn thể)
Người cao tuổi Singapore gốc Hoa chơi cờ ở Khu phố người Hoa, Singapore.
Tổng dân số
2.571.000
76,2% dân số người Singapore (2015)[1]
Khu vực có số dân đáng kể
Singapore
Ngôn ngữ
Chủ yếu là Tiếng Quan thoại (tiếng lingua franca của người Trung Quốc), Tiếng Anh, Tiếng Triều Châu, Tiếng Quảng Đông, Tiếng Khách Gia, Tiếng Hải Nam, Tiếng Phúc Châu, Tiếng Thượng Hải và được nói bởi một nhóm thiểu số nhỏ, Tiếng Mã Lai (Chủ yếu chỉ người Peranakan)

Tôn giáo
Phật giáo · Chủ nghĩa vô thần · Kitô giáo · Hồi giáo · Đạo giáo · Tôn giáo dân gian Trung Quốc
Sắc tộc có liên quan
Hoa kiều

Tính tại thời điểm năm 2015, người Singapore gốc Hoa chiếm 76,2% công dân Singapore[1] làm cho họ trở thành nhóm sắc tộc lớn nhất tại Singapore.[2] Singapore là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi Hoa kiều chiếm đa số dân số và có đại diện trong tất cả các tầng lớp xã hội Singapore, về chính trị và kinh tế.[3][4][5] Đây là số lượng người lớn thứ năm trong số các cộng đồng người Hoa hải ngoại, sau các cộng đồng người Hoa ở Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Người Hoa Singapore tự phân biệt rõ ràng bằng chữ Hán rằng họ là hậu duệ người Hoa (华裔; Huáyì) chứ không phải Hoa kiều (华侨; Huáqiáo).

Định nghĩa sửa

Cục Thống kê Singapore định nghĩa "người Hoa" là "chủng tộc" hoặc "sắc tộc" và "người Hoa ở Singapore" khi nói về người Singapore gốc Hoa đã định cư tại Singapore trước khi Singapore độc lập vào năm 1965.

Nguồn gốc tổ tiên sửa

Hồ sơ dân số của các phân nhóm người gốc Hoa[6][7]
Nhóm Tỉnh/vùng Tịch quán 1990 2000 2010
Hokkien
(Mân Nam)
Phúc Kiến (福建)

Đài Loan (台湾)

Hạ Môn (厦门市): Đồng An (同安),
Tuyền Châu (泉州): An Khê (安溪), thành phố Nam An (南安市), Tấn Giang (晋江), thành phố Thạch Sư (石狮市), Huệ An (惠安), Vĩnh Xuân (永春), đảo Kim Môn (金门岛),
Chương Châu (漳州): quận Long Hải (龙海区), Bình Hòa (平和), Chiêu An (诏安), các quận nội ô Long Nham (龙岩市)
896.080 1.028.490 1.118.817
Triều Châu Quảng Đông (广东) Triều Châu (潮州), Sán Đầu (汕头), Triều An (潮安), Triều Dương (朝阳), Yết Dương (揭阳), Nhiêu Bình (饶平), Trừng Hải (澄海), Phổ Ninh (普宁), Huệ Lai (惠来) 466.020 526.200 562.139
Quảng Đông Quảng Đông (广东)

Hong Kong (香港)

Ma Cao (澳门)

Quảng Châu (广州), Triệu Khánh (肇庆), Phật Sơn (佛山), Thuận Đức (顺德), Tam Thủy (三水), Đài Sơn (台山), Hạc Sơn (鹤山), Đông Hoản (东莞), Khai Bình (开平), Tân Hội (新会), Ân Bình (恩平) 327.870 385.630 408.517
Khách Gia Quảng Đông (广东)
Phúc Kiến (福建)

Đài Loan (台湾)

Huyện Thành Sương (cũ) nay đổi tên thành huyện Mai (梅县), Đại Bộ (大埔县), Hà Bà (河婆镇), Huệ Châu (惠州市), Đạm Thủy (cũ) nay đổi tên thành Huệ Dương (惠州惠阳区), Vĩnh Định(永定县), Hà Nguyên (河源市), vùng nông thôn (mạn tây) Long Nham, Lục Phong (陆丰) 155.980 198.440 232.914
Hải Nam Hải Nam (海南) Văn Xương (文昌), Hải Khẩu (海口), Quỳnh Hải (琼海), Định An (定安), Vạn Ninh (万宁) 148.740 167.590 177.541
Foochow
(Mân Đông)
Phúc Kiến (福建) Phúc Châu (福州), Trường Lạc (长乐), Cổ Điền (古田) 36.490 46.890 54.233
Henghua
(Phổ Điền)
Phúc Kiến (福建) Phổ Điền (莆田), Tiên Du (仙游) 19.990 23.540 25.549
Người Thượng Hải Thượng Hải (上海) Thượng Hải 17.310 21.550 22.053
Hockchia
(Phúc Thanh)
Phúc Kiến (福建)
Triết Giang (浙江)
Phúc Thanh (福清) 13.230 15.470 16.556
Khác Nhiều Nhiều 50.150 91.590 175.661

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “Population in Brief 2015” (PDF). Singapore Government. tháng 9 năm 2015. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  2. ^ “Population Trends 2011” (PDF). Singapore Department of Statistics, Social Statistics Section. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2012.
  3. ^ Vatikiotis, Michael (ngày 12 tháng 2 năm 1998). Entrerepeeneurs (PDF). Bangkok: Far Eastern Economic Review.
  4. ^ “Chinese of Indonesia, Malaysia and the Philippines – World Directory of Minorities”. Faqs.org. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2012.
  5. ^ Chua, Amy L. (2000). “The Paradox of Free Market Democracy: Rethinking Development Policy”. Harvard International Law Journal. 41: 328.
  6. ^ “Edmund Lee Eu Fah, "Profile of the Singapore Chinese Dialect Groups", Social Statistic Section, Singapore Department of Statistics (2000)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2010.
  7. ^ “Census of Population 2010: Basic Demographic Characteristics”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2014.

Liên kết ngoài sửa