Người Thủy (tiếng Trung: 水族; bính âm: Shuǐzú; Tên tự gọi: ai33 sui33[1]) là một dân tộc sinh sống chủ yếu tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Họ được công nhận là một trong 56 dân tộc tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Có 114 người Thủy sống tại Tuyên Quang, Việt Nam (2020),[2] tuy nhiên, họ không được công nhận chính thức là một trong 54 dân tộc tại quốc gia này.

Người Thủy
Tổng dân số
430.000 (ước tính)
Khu vực có số dân đáng kể
Trung Quốc: Quý Châu, Quảng Tây; Việt Nam: Tuyên Quang
Ngôn ngữ
Tiếng Thủy
Tôn giáo
Thuyết vật linh, Phật giáo, Đạo giáo
Chữ Thủy

Lịch sử sửa

Người Thủy có nguồn gốc từ nhóm dân Bách Việt cổ, nhóm này đã định cư tại miền nam Trung Hoa từ trước thời nhà Hán. Tên gọi "Thủy" (Sui) được đặt từ thời nhà Minh. Ngày nay, 93% người Thủy (tức 322.000) cư trú tại Quý Châu, Trung Quốc, và khoảng một nửa trong số đó sống tại Huyện tự trị dân tộc Thủy Tam Đô.

Ngôn ngữ sửa

Tiếng Thủy là một ngôn ngữ thuộc Ngữ hệ Tai-Kadai. Ngôn ngữ này có 7 nguyên âm, /i e ə a aː o u/. Các nguyên âm kép là /ai̯ aːi̯ oi̯ ui̯ au̯ aːu̯ eu̯ iu̯/. Ngôn ngữ này có 6 hoặc 7 thanh điệu. Ngày nay người Thủy sử dụng chữ Hán trong cuộc sống hàng ngày. Chữ Thủy nói chung đã tuyệt chủng cho dù chính phủ Trung Quốc vẫn đang cố gắng gìn giữ chúng[3] Năm 2006, Chữ Thủy đã được liệt vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc.[4]

Xã hội sửa

Người Thủy được tổ chức thành các gia đình thị tộc. Các thôn làng thường có vài trăm cư dân, hầu hết trong số đó có cùng họ.

Nhà truyền thống của người Thủy thường làm bằng cây thông hay cây linh sam, mặc dù ngày nay những ngôi nhà được xây bằng gạch đang tăng lên. Nếu một người vợ góa chồng, họ sẽ phải chùm lên tóc mình bằng một loại vải màu trắng trong 3 năm.

Tham khảo sửa

  1. ^ Diller, Anthony, Jerold A. Edmondson, and Yongxian Luo eds. 2008. The Tai-Kadai Languages. Routledge Language Family Series. Psychology Press.
  2. ^ Mạnh Phương. “Đừng để mất nét văn hóa độc đáo người Thủy”. truyenhinhdulich.vn. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2023.
  3. ^ “Books in rare ancient characters of Shui group retrieved”. People's Daily. ngày 1 tháng 4 năm 2004. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2008.
  4. ^ “Shui included in China's intangible cultural heritage list”. National Working Group for IPR Protection, Ministry of Commerce of the People's Republic of China. ngày 8 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008.[liên kết hỏng]
  • Diller, Anthony, Jerold A. Edmondson, and Yongxian Luo eds. 2008. The Tai-Kadai Languages. Routledge Language Family Series. Psychology Press.
  • Edmondson, Jerold A., and David B. Solnit (eds). 1988. Comparative Kadai: Linguistic Studies Beyond Tai. Dallas, TX: SIL.
  • Edmondson, Jerold A., Esling, John H., Harris, Jimmy G., & Wei, James. 2004. A phonetic study of Sui consonants and tones. Mon-Khmer Studies 34:47-66.
  • Stanford, James N. 2009. "Eating the food of our place": Sociolinguistic loyalties in multidialectal Sui villages. Language in Society 38(3):287-309.
  • Stanford, James N. 2008. A sociotonetic analysis of Sui dialect contact. Language Variation and Change 20(3):409-50.
  • Stanford, James N. 2008. Child dialect acquisition: New perspectives on parent/peer influence. Journal of Sociolinguistics 12(5):567-96.
  • Stanford, James N. 2007. Sui Adjective Reduplication as Poetic Morpho-phonology. Journal of East Asian Linguistics 16(2):87-111.
  • Wei Xuecun and Jerold A. Edmondson. 2003. Sui (Shui)-Chinese-Thai-English Dictionary. Salaya, Thailand: Mahidol University.
  • Zhang, Junru. 1980. Shuiyu Jianzhi [A Sketch of the Sui Language]. Beijing: Minzu yinsha chang

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa