Người con của Rồng[2] là một bộ phim hoạt hình 3D của đạo diễn Phạm Minh Trí, ra mắt lần đầu vào ngày 13 tháng 9 năm 2010 tại rạp Kim Đồng, trong dịp chào mừng Đại lễ ngàn năm Thăng Long. Ngày 10 tháng 10 năm 2010, bộ phim chính thức trình chiếu trên sóng Đài truyền hình Việt Nam.

Người con của Rồng
Thể loạiPhiêu lưu, hài hước, thiếu nhi
Kịch bảnĐoàn Triệu Long[1]
Nguyễn Thị Hồng Ngát
Đạo diễnPhạm Minh Trí
Dẫn chương trìnhLê Chức
Nhạc phimBành Bắc Hải
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Sản xuất
Giám chếNguyễn Thị Hồng Ngát
Biên tậpLê Đăng Thực
Địa điểmHà Nội
Thời lượng100 phút
Đơn vị sản xuấtHãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam
Công ty cổ phần sáng tạo Sao La
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
VTV4
HaNoi-TV
Quốc gia chiếu đầu tiên Việt Nam
Phát sóng13 tháng 9, 2010 – 10 tháng 10, 2010

Lịch sử sửa

Truyện phim[3] kể về tuổi thơ của Lý Công Uẩn (sau là vua Lý Thái Tổ), thuở nhỏ đã ham học chữ, học , học đạo lý làm người từ hai người cha tinh thần là nhà sư Vạn HạnhRồng Vàng.

Nội dung sửa

Lý Công Uẩn là một cậu bé rất nghịch ngợm, thông minh và có sức vóc hơn người, có tình yêu quê hương làng xóm, với những người thầy, người cha, những người bạn của mình. Câu chuyện đưa người xem vào thế giới vừa thực vừa ảo của Lý Công Uẩn trên con đường đi tìm người cha đích thực của mình.

Từ hai người cha ấy, Lý Công Uẩn trở nên đấng nam nhi trí dũng song toàn và trở thành vua Lý Thái Tổ, vị vua đầu tiên mở đầu vương triều Lý, thực hiện công cuộc dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đặt tên Thăng Long mở ra phúc lớn cho nhân dân Việt Nam.

Ê-kíp sửa

Hậu trường sửa

 
Đạo diễn Phạm Minh Trí với phác thảo cảnh phim Người con của Rồng

Để thực hiện bộ phim này, các họa sĩ đã phải tạo hình 30 nhân vật chính - phụ, thiết kế 20 bối cảnh lớn và hơn 800 cảnh diễn[4]. Các nhà làm phim đã khéo léo kể một câu chuyện khá hấp dẫn khán giả nhỏ tuổi. Tiểu Lý ra đời giống như câu chuyện về nòi giống Tiên - Rồng của dân tộc Việt và lớn lên dưới bàn tay nuôi nấng của thiền sư Vạn Hạnh. Bên cạnh lòng ham học, tiểu Lý cũng là một cậu bé rất tinh nghịch với những trò chơi con trẻ. Sự xuất hiện của những nhân vật được nhân cách hóa thú vị, như: hai ông Hộ pháp, những chú Khỉ con... khiến bộ phim trở nên sinh động và hấp dẫn.

Vinh danh sửa

Xem thêm sửa

  1. ^ Hà Nội không của riêng ai Lưu trữ 2011-01-31 tại Wayback Machine - VOVNews // 11:11 AM, 12/10/2010
  2. ^ Một vài hình ảnh trong phim
  3. ^ Nguồn tham khảo: "Người con của Rồng" ít tốn kém nhất - về đích sớm nhất! Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine
  4. ^ Nguồn tham khảo: "Người con của Rồng" trình làng - Thể thao & Văn hóa // Thứ Ba, 14/9/2010 08:45

Liên kết ngoài sửa