Ngọc Giàu

Nghệ sĩ cải lương

Phong Thị Ngọc Giàu, thường được biết đến với nghệ danh Ngọc Giàu (sinh ngày 13 tháng 7 năm 1945), là một nữ diễn viên kiêm nghệ sĩ cải lương người Việt Nam.[1]


Ngọc Giàu
Ngọc Giàu vào năm 2022
SinhPhong Thị Ngọc Giàu
13 tháng 7, 1945 (79 tuổi)
Thủ Thiêm, Gia Định, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Năm hoạt động1956 – nay
Danh hiệu

Sự nghiệp

sửa

Theo tạp chí Kịch Ảnh, Ngọc Giàu sinh trưởng trong gia đình lao động nghèo ở Thủ Thiêm, Gia Định (nay là Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), thuộc dòng dõi quý phi Lê Ngọc Bình. Quê gốc của bà ở Huế. Ngọc Giàu rất mê ca hát. Lúc 12 tuổi, bà được nhận vào gánh hát Mai Lan Phương – Ngọc Chiểu và chỉ làm tỳ nữ, rồi ngâm thơ hậu trường. Đến khi về đoàn Ngọc Kiều của Hoàng Kinh – Ngọc Đáng (năm bà tròn 13 tuổi) thì bà được đóng những vai đào nhì, sau hai tháng được nâng lên đào chính. Một lần cùng đoàn đi diễn ở Quảng Ngãi, đoàn Ngọc Kiều diễn vở Đôi mắt giai nhân. Trong số khán giả đến xem đêm diễn đó có bà bầu của đoàn Kim Chưởng nên Ngọc Giàu đã được mời về làm diễn viên của đoàn Kim Chưởng.

Sau hơn một năm cùng đoàn đi lưu diễn khắp các tỉnh từ miền Trung đến Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1958, về đến Sài Gòn, Ngọc Giàu được chủ rạp hát Hưng Đạo mời dự lễ khai trương, đồng thời đóng vai đào chính trong vở Hai cánh én đầu xuân, đóng cặp cùng nam diễn viên tài danh Minh Chí. Sau lần diễn đó, nghệ sĩ Minh Chí đã đưa bà đi giới thiệu với các hãng băng đĩa ở Sài Gòn. Chủ hãng Châu Á, một hãng đĩa lớn ở Sài Gòn, sau khi nghe Ngọc Giàu ngâm thơ và hát thử đã ký hợp đồng dài hạn với bà.

Hai năm sau, Ngọc Giàu được soạn giả Hà TriềuHoa Phượng ở đoàn hát Thanh Minh – Thanh Nga mời về đoàn. Bà được trao Giải Thanh Tâm vào đầu năm 1960 nhờ nhiều vai diễn, như vai đào chính Điêu Thuyền. Năm 1967, bà nhận Giải Thanh Tâm Xuất Sắc. Ngọc Giàu là một trong ba nữ nghệ sĩ hiếm hoi đoạt được giải Thanh Tâm Xuất Sắc với Thanh Nga (1966) và Bạch Tuyết (1965).

Trong suốt sự nghiệp hoạt động nghệ thuật, bà đã diễn cùng với rất nhiều nghệ sĩ như: Út Trà Ôn, Thanh Sang, Phương Quang, Diệp Lang, Út Bạch Lan, Thanh Nam, Thanh Nga, Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Minh Vương, Minh Phụng, Minh Cảnh,...

Bà và nghệ sĩ Hồng Nga từng là cặp đôi tấu hài đình đám.

Giải thưởng

sửa

Năm 1960, Ngọc Giàu nhận Giải Thanh Tâm qua vai Điêu Thuyền. Bà là nghệ sĩ đoạt giải Thanh Tâm trẻ tuổi nhất, khi mới 15 tuổi.

Năm 1961, Ngọc Giàu nhận bằng danh dự giải Thanh Tâm.

Năm 1967, bà nhận Giải Thanh Tâm Xuất Sắc.

Năm 1988, bà được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Năm 1995, bà được trao Giải Mai Vàng lần thứ nhất.

Năm 1996, bà được trao Giải Mai Vàng lần thứ hai.

Năm 2003, bà đoạt giải Diễn viên được yêu thích nhất trong chương trình Gala Cười 2003.

Năm 2012, bà được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở lần xét thứ 7 – năm 2011.

Cho đến nay, hơn 60 năm gắn bó với nghệ thuật, và là nghệ sĩ, người thầy mẫu mực của Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, Ngọc Giàu đã có hàng trăm vai diễn trên sân khấu cải lương, khoảng 50 vở kịch, hàng chục vở hài, phim truyện nhựa, video.

Các vai diễn

sửa

Cải lương

sửa

Phim đã tham gia

sửa
  • Và nhiều bộ phim khác
  • Tân nhạc, tân cổ & vọng cổ

    sửa
    • Dạ cổ hoài lang (Nguyên tác: Cao Văn Lầu)
    • Buồn vào đêm (Tân nhạc: Thanh Sơn; cổ nhạc: Viễn Châu)
    • Con gái của mẹ (Tân nhạc: Giao Tiên; cổ nhạc: Loan Thảo)
    • Dương Quý Phi (Sáng tác: Viễn Châu)
    • Đèn khuya
    • Mong chờ
    • Lan và Điệp
    • Khúc hát tương tư
    • Ghen ngầm
    • Thương về miền đất lạnh
    • Sầu lẻ bóng
    • Khúc nhạc từ ly
    • Nhớ mẹ (Sáng tác: Viễn Châu)
    • Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang (Tác giả: Vũ Đức Sao Biển)
    • Vĩnh khúc hoài lang
    • Gió biển Hà Tiên
    • Mẹ vẫn đợi con về
    • Nỗi buồn mẹ tôi (Nhạc: Minh Vy; lời vọng cổ: Hà Nam Quang)
    • Tâm Sự Mộng Cầm
    • Tâm Sự Mai Đình
    • Thoại Ba Công Chúa
    • Chim Vịt Kêu Chiều
    • Anh Đi Xa Cách Quê Nhà
    • Buồn Trong Kỷ Niệm
    • Kiều Phong A Châu
    • Sương Khói Rừng Khuya
    • Ngày Xưa Bây Giờ
    • Mục Liên tìm mẹ
    • Bên Bờ Suối Vắng
    • Hận Tình Tô Ánh Nguyệt
    • Tám điệp khúc
    • Sầu lẻ bóng

    Tham khảo

    sửa
    1. ^ “Hình ảnh: NSND Ngọc Giàu”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 7 năm 2015. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.

    Liên kết ngoài

    sửa