Ngự toản y tông kim giám

tư liệu y học cổ Trung Quốc

Ngự toản y tông kim giám (tiếng Trung: 御纂醫宗金鑑; bính âm: Yùzuǎn yīzōng jīnjiàn) là một bản tóm tắt y học Trung Quốc được xuất bản vào năm 1742, dưới triều đại nhà Thanh. Tác phẩm được xem là "một trong những chuyên luận hay nhất về y học tổng quát thời hiện đại", một dự án được Hoàng đế Càn Long phê chuẩn và được Võ Anh điện (武英殿) xuất bản.

Hình ảnh mô tả chi tiết 24 loại trĩ.

Nội dung

sửa

Tài liệu được chia thành 90 quyển, với 74 quyển liên quan đến nội khoa, trong khi 16 quyển còn lại liên quan đến phẫu thuật tổng quát.[1] Hơn một phần tư tài liệu có nội dung là sao chép, lời bình phẩm và hai phần của tác phẩm trước đó do Trương Trọng Cảnh viết, Thương hàn tạp bệnh luận;[2] tác phẩm của Trương đã được các tác giả Ngự toản y tông kim giám giới thiệu là nền tảng cho y học chính thống Trung Quốc.[3]

Tác phẩm "có lẽ [sở hữu] tập hợp số lượng ảnh minh họa lớn nhất trong một tư liệu y học Trung Quốc", với khoảng 484 bức mô tả về cơ thể con người, từ hình ảnh bàn tay trẻ em đến "một trang riêng minh họa 24 hậu môn".[4] Các mô tả về bệnh đậu mùa – một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với giới lãnh đạo người Mãn – đặc biệt nổi bật và chi tiết.[5]

Xuất bản

sửa

Ngày 17 tháng 2 năm 1739, Hoàng đế Càn Long đã cho phê chuẩn sáng kiến ban đầu về tư liệu Ngự toản y tông kim giám,[6] đến năm 1742 tư liệu đã được Võ Anh điện xuất bản;[7] sau đó nó đã được chỉ định làm sách giáo khoa.[8] Tư liệu đã có sự đóng góp của 80 người, bao gồm 39 thành viên của Hoàng gia Y học Viện,[7] hầu hết đều đến từ vùng Giang Nam,[9] cụ thể là các tỉnh phía nam An Huy, Giang TôChiết Giang.[10] Ngự y Ngô Khiêm (吳謙) và Lưu Dụ Đạc (劉裕鐸) làm tổng biên tập, dưới sự giám sát của Ngạc Nhĩ Thái, một triều thần người Mãn.[1]

Kế thừa

sửa

Ngự toản y tông kim giám đã được chú ý vì "độ phủ rộng, biên tập chính xác, phạm vi y khoa đa dạng và cách sử dụng từ ngữ dễ nhớ".[11] Hơn nữa, tác phẩm đã "đạt được vị thế của một tư liệu y học kinh điển mà cho đến tận ngày nay, nó vẫn là tài liệu bắt buộc phải đọc đối với các học giả và những người hành nghề y học cổ truyền Trung Quốc".[12] Vương Cát Dân (王吉民) và Ngũ Liên Đức (伍联德) đã viết trong quyển Trung Quốc Y Sử (tiếng Trung: 中國醫史) vào năm 1973, mô tả tác phẩm là "một trong những chuyên luận hay nhất về y học tổng quát thời hiện đại".[13]

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b Torck 2009, tr. 59.
  2. ^ Hanson 2003, tr. 133.
  3. ^ Wu 2013, tr. 177.
  4. ^ Wu 2018, tr. 112.
  5. ^ Wu 2018, tr. 116–117.
  6. ^ Hanson 2003, tr. 117.
  7. ^ a b Yang 2021, tr. 904.
  8. ^ Unschuld & Zheng 2014, tr. 4.
  9. ^ Wu 2018, tr. 111.
  10. ^ Hanson 2003, tr. 116.
  11. ^ Hanson 2003, tr. 132.
  12. ^ Torck 2009, tr. 61.
  13. ^ Wong & Wu 1973, tr. 172.

Tài liệu

sửa
  • Hanson, Marta (2003). “The Golden Mirror in the imperial court of the Qianlong emperor, 1739–1742”. Early Science and Medicine (bằng tiếng Anh). 8 (2): 111–147. doi:10.1163/157338203x00035. PMID 15043047.
  • Smith, Richard J. (2015). The Qing Dynasty and Traditional Chinese Culture (bằng tiếng Anh). Rowman & Littlefield Publishers. ISBN 9781442221949.
  • Torck, Mathieu (2009). Avoiding the Dire Straits: An Inquiry Into Food Provisions and Scurvy in the Maritime and Military History of China and Wider East Asia (bằng tiếng Anh). Harrassowitz. ISBN 9783447058728.
  • Unschuld, Paul; Zheng, Jinsheng (2014). Chinese Traditional Healing (bằng tiếng Anh). 1. Brill. doi:10.1163/9789004229099. ISBN 9789004229099.
  • Wong, K. Chimin; Wu, Liande (1973). History of Chinese Medicine: Being a Chronicle of Medical Happenings in China from Ancient Times to the Present Period (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 2). AMS Press. ISBN 9780404079901.
  • Wu, Yi-Li (2013). “The Qing Period”. Trong TJ Hinrichs; Linda L. Barnes (biên tập). Chinese Medicine and Healing: An Illustrated History (bằng tiếng Anh). Harvard University Press. tr. 161–208. doi:10.2307/j.ctv15pjz2g.9.
  • Wu, Yi-Li (2018). “The Gendered Medical Iconography of the Golden Mirror, Yuzuan Yizong Jinjian 御纂醫宗金鑑, 1742”. Trong Vivienne Lo (biên tập). Imagining Chinese Medicine (bằng tiếng Anh). 18. Brill. tr. 111–132. doi:10.1163/9789004366183_008. JSTOR 10.1163/j.ctvbqs6ph.12.
  • Yang, Jessica S. (2021). “Medical illustration in China: The Golden Mirror, an 18th-century imperial court medical text”. Clinics in Dermatology (bằng tiếng Anh). 39 (5): 904–906. doi:10.1016/j.clindermatol.2020.11.009. PMID 34785020. S2CID 229405971.