Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn
Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn (chữ Trung Quốc: 八宝山革命公墓) là một nghĩa trang ở Thạch Cảnh Sơn, một quận phía tây của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Được chính thức thành lập vào giữa thế kỷ 20, nghĩa trang Bát Bảo Sơn là nơi chôn cất phần lớn các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngoài ra đây cũng là nơi an nghỉ của nhiều người Trung Quốc nổi tiếng trong đó có Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh.
Thông tin | |
---|---|
Thành lập | 1950 |
Địa điểm | |
Quốc gia | Trung Quốc |
Tọa độ | |
Diện tích | 0,1 km vuông |
Lịch sử
sửaVào thời nhà Minh, Bát Bảo Sơn là nơi đặt miếu thờ Cương Bỉnh, một người lính có hành động anh hùng thời Minh Thành Tổ. Sau đó ngôi miếu này trở thành một đền thờ Đạo giáo và là nơi ở của các hoạn quan nghỉ hưu, phần đất xung quanh đền cũng được dùng để chôn cất các thái giám và cung phi của Tử Cấm Thành. Sau khi Bát Bảo Sơn trở thành nghĩa trang cách mạng, ngôi đền thờ Đạo giáo này được chuyển thành nơi thờ nói chung và được đổi tên thành Bảo trung hộ quốc từ (褒忠护国祠). Tháng 8 năm 1951, trên phần đất Bát Bảo Sơn, chính quyền thành phố Bắc Kinh ra quyết định thành lập Nghĩa trang liệt sĩ cách mạng, sau đó được đổi tên thành Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn theo quyết định số 270 ra ngày 20 tháng 12 năm 1951.
Theo khoản 3 của quyết định số 270, nghĩa trang Bát Bảo Sơn được chia thành ba khu vực chôn cất dựa theo cấp bậc và chức vụ của người được chôn cất. Khu vực 1 gồm một nửa phần đất phía trước và phần đất phía đông của ngôi đền được dành cho các quan chức cấp huyện hoặc sĩ quan cấp sư đoàn, các ngôi mộ trong khu vực này có kích thước không được vượt quá 4m x 2m. Phần đất phía Tây ngôi đền thuộc khu vực 2 của nghĩa trang, đây là nơi chôn cất các quan chức cấp tỉnh hoặc sĩ quan cấp quân đoàn, kích thước tối đa của các ngôi mộ khu vực này là 7m x 7m. Khu đất phía bắc của ngôi đền là khu vực 3, nơi chôn cất các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giải phóng quân Trung Quốc, nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc người có công trạng đặc biệt với cách mạng.
Ban đầu nghĩa trang Bát Bảo Sơn không có nhà táng cố định, chỉ sau đám tang của nguyên soái Trần Nghị, người ta mới khắc phục sự bất tiện này bằng cách xây dựng một nhà táng cho Bát Bảo Sơn. Tới năm 1984, nhà thiêu của nghĩa trang cũng được hiện đại hóa.
Những ngôi mộ nổi tiếng
sửaLãnh đạo đảng, nhà nước, quân đội
sửa- Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh. Năm 1986 di cốt của Phổ Nghi đã được đưa về Thanh Đông Lăng (清东陵) ở gần Bắc Kinh.
- Nhậm Bật Thời
- Cù Thu Bạch, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc thứ hai
- Lâm Bá Cừ
- Đổng Tất Vũ, quyền Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- Chu Đức, nguyên soái Trung Quốc
- Bành Đức Hoài, nguyên soái Trung Quốc
- La Vinh Hoàn, nguyên soái Trung Quốc
- Nhiếp Vinh Trăn, nguyên soái Trung Quốc
- Lý Phú Xuân
- Đào Chú
- Đàm Chấn Lâm
- Trần Vân
- Lý Tiên Niệm
- Trương Lan
- Tư Đồ Mỹ Đường
- Liêu Thừa Chí
- Tạ Tuyết Hồng
- Lý Tông Nhân
- Trương Trị Trung
- Vệ Lập Hoàng
- Phó Tác Nghĩa
- Trần Minh Nhân
Nhân vật nổi tiếng khác
sửa- Thiệu Phiêu Bình
- Từ Bi Hồng, danh họa
- Lý Tứ Quang
- Hoa La Canh, nhà giáo dục
- Chu Khải Kiềm
- Âu Dương Dữ Thiến
- Phổ Kiệt, em của hoàng đế Phổ Nghi
- Kim Hữu Chi, tức Phổ Nhậm, em của hoàng đế Phổ Nghi
- Lão Xá, nhà văn
- Chu Quang Tiềm, nhà mĩ học và phê bình văn học
- Khải Công
- Đan Sỹ Nguyên, cựu viện trưởng Cố cung bác vật viện
- Tạ Thiêm, đạo diễn của điện ảnh Trung Quốc
- Lâm Huy Nhân
Bát Bảo Sơn còn là nơi chôn cất của một số đảng viên Cộng sản không phải người Trung Quốc:
- Israel Epstein, nhà Cộng sản gốc Do Thái[1][2]
- George Hatem
- Agnes Smedley, nhà báo Mỹ
- Anna Louise Strong, nhà báo Mỹ
- Hoàng Văn Hoan, phó chủ tich quốc hội Việt Nam (Đã bị khai trừ năm 1979)
Tham khảo
sửa- ^ “View from the Eunuch's Temple”. Powerhouse Museum. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2006.
- ^ Pattanaik, Devdutt (2001). The Man Who Was a Woman and Other Queer Tales of Hindu Lore. Haworth Press. tr. 13. ISBN 1-56023-181-5.
Liên kết ngoài
sửa- Thông tin thêm Lưu trữ 2010-06-12 tại Wayback Machine về nghĩa trang