Thành tựu pháp

(Đổi hướng từ Nghi quỹ)

Thành tựu pháp (zh. 成就法, sa. sādhana hoặc tantra) là từ dịch nghĩa từ thuật ngữ Phạn sādhana, tantra. Đôi lúc hai từ này cũng được dịch là Nghi quỹ (zh. 儀軌), với nghĩa chung là luật tắc, luật lệ, quỹ phạm, tín ngưỡng truyền thống. Nhưng trong Kim cương thừa thì từ sādhana được dịch là Thành tựu pháp để chỉ những bài chú về những phép tu thiền định đặc biệt dẫn đến sự thành tựu viên mãn.

Những bài Thành tựu pháp thường thường trình bày các Thần thể (sa. iṣṭadevatā, sādhita, bo. yidam), như một thật thể mà hành giả có thể tiếp cận được, và cách thực hiện linh ảnh các vị đó. Trong Phật giáo Tây Tạng, đây là phương pháp tu học phổ biến, nhưng luôn luôn cần sự hướng dẫn của một vị Đạo sư (sa. guru). Mỗi hành giả sẽ được truyền tâm bằng một câu Chân ngôn liên quan đến một vị thần hỗ trợ.

Phần thực hiện Thành tựu pháp bao gồm 3 phần: Phần chuẩn bị, phần chính và phần chấm dứt. Phần chuẩn bị thường là Quy y tam bảo và phát triển Bồ-đề tâm. Phần chính thường gồm có giai đoạn bắt đầu, giai đoạn tạo linh ảnh của một Thần thể và giai đoạn xoá tan linh ảnh. Đó là lúc mà hành giả trực nhận Chân như, tính Không. Giai đoạn chấm dứt thường gồm có các lời chúc hay hồi hướng. Đối với Phật giáo Tây Tạng thì việc thiết tưởng một linh ảnh, một Thần thể không hề có tính huyền hoặc hay cầu xin một đấng nào bên ngoài. Đó là những phương pháp để tự đồng hoá với một nguyên lý năng lượng ở nơi chính mình. Các vị Phật trong hệ thống Ngũ Như Lai là những hình ảnh cơ bản nhất của các linh ảnh đó.

Tham khảo sửa

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán