Nguyên Thảo (nhạc sĩ)
Nguyên Thảo (sinh năm 1940) là một nhạc sĩ nhạc vàng trước năm 1975. Ngoài ra, ông còn là chủ nhà xuất bản Nguyên Thảo trước năm 1975.
Nguyên Thảo | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Nguyễn Ngọc Trân |
Ngày sinh | 1940 (83–84 tuổi) |
Nơi sinh | Sài Gòn, Liên bang Đông Dương |
Quốc tịch | Việt Nam Cộng hòa Hoa Kỳ |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | Nhạc sĩ |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Bút danh | Nguyên Thảo Ngân Thảo Ngọc Tuấn Quan San |
Giai đoạn sáng tác | 1965 - 1983 |
Dòng nhạc | Nhạc vàng Nhạc quê hương |
Hợp tác với | Giao Tiên Vinh Sử (xuất bản tờ nhạc) Hàn Châu (xuất bản tờ nhạc) Thanh Phương Tô Thanh Tùng (xuất bản tờ nhạc) |
Ca khúc | Lời đầu năm cho con Ngày con về Nguyện cầu trong đêm Phận gái thuyền quyên Giết người yêu |
Website | |
Nguyên Thảo trên Facebook | |
Cuộc đời
sửaNhạc sĩ Nguyên Thảo, tên thật là Nguyễn Ngọc Trân, sinh năm 1940 tại Sài Gòn.
Trong những năm 1960-1975, thì ông đã bắt đầu viết nhạc tại Sài Gòn với một số bài hát như Ngày con về, Lời đầu năm cho con,...[1] và đồng sáng tác, đứng tên chung một số ca khúc, như "Phận gái thuyền quyên" của Giao Tiên.[2]
Khoảng năm 1970, ông đã ra mắt nhà xuất bản Nguyên Thảo, để xuất bản một vài tờ nhạc của các nhạc sĩ như Giao Tiên, Vinh Sử, Hàn Châu, Mộng Long. Ngoài ra, ông còn cho ra mắt băng nhạc Nguyên Thảo 1, 2, 3. Đến năm 1971, nhà xuất bản của ông giải tán vì ông đi nhập ngũ một thời gian.
Theo lời kể của nhạc sĩ Giao Tiên, thì nhạc sĩ Nguyên Thảo là một người khá là hào hoa và điển trai, luôn là "thỏi nam châm" thu hút nhiều người đẹp vây quanh.[3]
Sau năm 1975, ông vẫn còn sáng tác và ở lại Việt Nam. Năm 1983, ông qua Hoa Kỳ định cư và ít sinh hoạt văn nghệ.
Nhạc sĩ Nguyên Thảo đã ngừng sáng tác sau năm 1975. Nhưng nhạc sĩ Vinh Sử lấy bút danh Nguyen Thảo để sáng tác vá bán cho hãng dĩa ở Việt Nam.
Sáng tác
sửaViết một mình
sửa- Chỉ một lời thôi (Quan San, 1970)
- Cho tình yêu chúng mình
- Còn thương nhau không
- Định mệnh (1973)[4]
- Gửi người đi chinh chiến (Ngân Thảo)
- Lời đầu năm cho con (1970)[5]
- Mai đây hòa bình (1973)
- Muôn trùng giá băng
- Người xa kẻ lạ
- Nguyện cầu trong đêm (1970)
- Tình ca nữ
- Tình hồng tình ta
- Tình nước tình nhà
- Tư Lúa vui xuân
- Yêu anh yêu em
- Yêu người như trời cao (ký Phạm Thế Tân)
- Chân thành
- Chôn vùi kỷ niệm (Phận gái thuyền quyên 3)
- Chuyện sui gia
- Giấc nam kha
- Lý lẽ con tim (Ngọc Tuấn - Diễm Đào)
- Phận gái thuyền quyên (1970)
- Từ độ xa người (Phận gái thuyền quyên 2) [6]
- Bạc màu áo trận (1970)
- Đêm hỏa châu (1970)
- Kỷ niệm thời con gái (1970)
- Nét buồn thời chiến
Viết chung với Thanh Phương
sửa- Lộc xuân (Nguyên Thảo - Thanh Phương)
- Ngày con về (Nguyên Thảo - Thanh Phương, 1968)[7]
Viết chung với Hàn Châu
sửa- Giết người yêu (Giứ mái người yêu) (Nguyên Thảo - Thục Chương)[8]
Chú thích
sửaChú thích
sửaTham khảo
sửa- ^ Đông Kha (10 tháng 1 năm 2021). “Hoàn cảnh sáng tác và cảm nhận về ca khúc "Lời Đầu Năm Cho Con" (Nguyên Thảo) – "Niềm tin sau cuối" của người cha chốn sa trường”. Nhạc Vàng Bolero. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Hà Đình Nguyên (11 tháng 4 năm 2021). “Những bóng hồng trong thơ nhạc: Vì sao tôi nhớ em thế này?”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Yên Linh (27 tháng 5 năm 2021). “Hoàn cảnh sáng tác ca khúc Hào Hoa của nhạc sĩ Giao Tiên”. Nhạc Xưa Blog. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2021.
- ^ Một số băng đĩa sửa thành "Định mệnh buồn". Được thu âm lần đầu trong băng nhạc Họa Mi số 1 với tiếng hát Băng Châu. Khác với bài của Song Ngọc.
- ^ Sau này bị nhầm lẫn thành Thư xuân ba viết cho con. Dũ Cát (24 tháng 3 năm 2017). “Danh sách hơn 300 bài hát bị "cấm" ở Tiền Giang cùng "Màu hoa đỏ"”. An ninh Thủ đô. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2021.
- ^ http://amnhacmiennam.blogspot.com/2013/05/ky-niem-thoi-con-gai-vinh-su-nguyen-thao.html
- ^ Trên dĩa hát Dư Âm ghi Ngọc Trân & Thanh Phương.
- ^ Khác với bài "Sao muốn giết người yêu" của Vinh Sử.
Liên kết ngoài
sửa- Nguyên Thảo trên Facebook
- Băng nhạc Nguyên Thảo 3 Lưu trữ 2017-07-25 tại Wayback Machine