Đột sinh (emergence) là một nguyên lý cũng như một quan điểm triết học được nhà vật lý nổi tiếng Robert Betts Laughlin ủng hộ. Khái niệm "Đột sinh" được GH Lewes đưa ra vào năm 1875. Lý thuyết Đột sinh nhằm phủ định sự quy giản luận (reductionism), sự quy giản luận có thể dễ hiểu là những giá trị "trống rỗng giả", những nguyên lý được coi là căn nguyên của những vấn đề, những khái niệm được coi là cốt lõi mà chưa thực sự tận cùng, vì vậy, đột sinh chỉ là một hệ quả của một định luật vật lý nào đó.[1]

Sự hình thành các mẫu hình thái bông tuyết fractal phức tạp là một ví dụ về sự đột sinh trong vật lý.

Đại cương sửa

Một ví dụ là electron là một hạt điểm mà bên trong nó không còn giá trị lượng tử nào của nó, hay photon không có khối lượng nghỉ, v.v. Và hệ quả của nó là những mô hình vũ trụ, sự lý giải các hiệu ứng vật lý, nguyên lý sự sống, v.v. Nhưng sự chưa đến tận cùng là quy giản luận, nên nếu các định luật vật lý vũ trụ là tương đối hoặc như các lớp khác nhau, kế thừa. Mỗi định luật sẽ sinh ra các mô hình hệ quả thì định luật ở lớp đó sẽ không thể lý giải một hiện tượng mà lớp định luật khác chi phối, gây nên nghịch lý, sự mâu thuẫn giữa những học thuyết, với thực nghiệm tạo nên sự bế tắc và sẽ làm nảy sinh ra mô hình hệ quả khác hoàn toàn khi lớp định luật ẩn dưới được phơi bày sẽ giải quyết sự bế tắc.

Như những suy luận logic của con người như nếu tồn tại đa vũ trụ, các vũ trụ đó tuy khác nhau nhưng phải tạo nên bởi một định luật hoặc các hạt cơ bản nào đó chung. Đó chính là sự quy giản luận dưới hệ quy chiếu vật lý con người biết. Và nó sẽ không còn đúng nữa khi ta nhìn ở một hệ khác, hoặc thậm chí là không thể hình dung nổi, hiểu nổi hay thấy được, đó là sự bất khả tri. Trong đời sống, ta dễ dàng thấy sinh học nghiên cứu về đời sống sinh vật và DNA, RNA là các mô hình đại phân tử, trong khi hoá học nghiên cứu chủ yếu về các chất, tính chất nguyên tử, phản ứng hoá học. Tiếp đến vật lý thì còn sâu hơn (nghiên cứu những hạt hạ nguyên tử, thậm chí hạt quark, v.v.)

Lưu ý, đột sinh không phủ nhận nguyên lý tối hậu mà nó chỉ chỉ ra các biểu hiện mang tính chất kế thừa từ tổ chức thang vi mô hơn sẽ cần được con người quan sát để hình thành kiến thức và lý giải nó (lý giải cũng chỉ là một biểu hiện mang tính đột sinh). Nếu nguyên lý tối hậu không đủ quan yếu với máy móc của con người để quan sát nó thì sẽ có hai khả năng là phủ định nó hoặc tin vào nó. Tóm lại, lý thuyết này muốn khẳng định sự tồn tại của nhiều nguyên lý vi mô hoặc vĩ mô sẽ không thể được phán xét rõ ràng mặc dù sự tồn tại đó có thể xảy ra.

Trong triết học sửa

Trong triết học, đột sinh thường được hiểu là một tuyên bố về nguyên nhân của các đặc tính của một hệ thống. Một tính chất khẩn cấp của một hệ thống, trong bối cảnh này, là một trong đó không phải là một tài sản của bất kỳ thành phần của hệ thống đó, nhưng vẫn là một tính năng của hệ thống như một toàn thể. Nicolai Hartmann, một trong những triết gia hiện đại đầu tiên viết về sự xuất hiện, gọi là novum categorial (loại mới) này. Tuy nhiên, trước đó các nhà triết học như GH Lewes, Aristotle, John Stuart MillJulian Huxley đã đề cập đến.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Nguyên lý đột sinh với vật lý hiện đại”. Tạp chí Tia Sáng. 1 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2015.