Nguyễn Đức Thắng (tướng)

Nguyễn Đức Thắng (1930-2020) nguyên là một cựu tướng lĩnh gốc Pháo binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên và cũng là khóa duy nhất tại trường Sĩ quan Trừ bị Quốc gia Việt Nam mở ra miền Bắc Việt Nam. Tốt nghiệp ông được chọn về đơn vị Pháo binh và đã phục vụ chuyên ngành một thời gian. Sau đó ông được chuyển nhiệm vụ sang đơn vị Bộ binh và các đơn vị khác. Ông đã từng chỉ huy các Sư đoàn Bộ binh và Chỉ huy trưởng Binh chủng gốc của mình. Ông được đánh giá là một vị tướng giỏi về Pháo binh. Ông cũng là một vị tướng thanh liêm của Việt Nam Cộng hòa.[3]

Nguyễn Đức Thắng
Chức vụ

Phụ tá Kế hoạch Tổng Tham mưu trưởng
Nhiệm kỳ6/1969 – 1/1973
Cấp bậc-Trung tướng
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Chỉ huy trưởng Pháo binh Trung ương
Nhiệm kỳ7/1968 – 10/1968
Cấp bậc-Trung tướng
Tiền nhiệm-Đại tá Phan Đình Tùng
Kế nhiệm-Đại tá Phan Đình Soạn

Tư lệnh Quân đoàn IV
Nhiệm kỳ2/1968 – 7/1968
Cấp bậc-Thiếu tướng
-Trung tướng (6/1968)
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Văn Mạnh
Kế nhiệm-Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh

Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn
Nhiệm kỳ11/1967 – 2/1968
Cấp bậc-Thiếu tướng
Kế nhiệm-Trung tướng Nguyễn Bảo Trị
Vị tríThủ đô Sài Gòn
Thủ tướng-Luật sư Nguyễn Văn Lộc

Ủy viên Xây dựng Nông thôn
Nhiệm kỳ9/1965 – 11/1967
Cấp bậc-Chuẩn tướng
-Thiếu tướng (11/1965)
Vị tríThủ đô Sài Gòn
Thủ tướng-Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ

Trưởng phòng 3 Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ6/1964 – 9/1965
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (8/1964)
Tiền nhiệmĐại tá Đặng Văn Quang
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Trưởng phòng Kế hoạch Hành quân
Bộ Tổng tham mưu
Nhiệm kỳ12/1962 – 6/1964
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh
Nhiệm kỳ10/1961 – 12/1962
Cấp bậc-Đại tá
Tiền nhiệm-Thiếu tướng Trần Ngọc Tám
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Văn Thiệu
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh
Nhiệm kỳ1/1961 – 10/1961
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (2/1961)
Tiền nhiệm-Đại tá Tôn Thất Xứng
Kế nhiệm-Đại tá Nguyễn Văn Thiệu

Trưởng khối Huấn luyện
Liên trường Võ khoa Thủ Đức
Nhiệm kỳ1/1958 – 8/1958
Cấp bậc-Trung tá
Vị tríQuân khu Thủ đô
Chỉ huy trưởng-Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm
Thông tin chung
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinhtháng 1 năm 1930
Cao Bằng, Liên bang Đông Dương
Mất2020
Connecticut, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởConnecticut, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
Tôn giáoCông Giáo
Học vấnTú tài toàn phần
Trường lớp-Trường Trung học Albert Sarraut, Hà Nội
-Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
-Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
-Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ
Quê quánBắc Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Việt Nam Cộng hòa
Năm tại ngũ1951 - 1973
Cấp bậc Trung tướng
Đơn vị Binh chủng Pháo binh[1]
Sư đoàn 1 Bộ binh
Sư đoàn 5 Bộ binh
Bộ Tổng Tham mưu[2]
Quân đoàn IV và QK 4
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam

Tiểu sử & Binh nghiệp sửa

Ông sinh vào tháng 1 năm 1930 trong gia đình trung lưu khá giả tại Cao Bằng, vùng Tây Bắc Việt Nam. Khi lên Trung học, do gia đình có điều kiện về mặt kinh tế, nên ông được gửi về Hà Nội theo chương trình Pháp tại trường Lycée Albert Sarraut. Năm 1950, ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II). Sau này, trong đời sống quân ngũ, ông luôn trau dồi văn hóa nên sau khi được giải ngũ, ông ghi danh học tiếp lên Đại học.

Quân đội Quốc gia Việt Nam sửa

Cuối tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Quốc trưởng Bảo Đại, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 50/300.515. Theo học khóa 1 Lê lợi tại trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, khai giảng ngày 1 tháng 10 năm 1951. Sau 2 tuần thụ huấn, cùng trong số 18 khóa sinh được chuyển vào trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức nhập chung với khóa 1 Lê Văn Duyệt (khai giảng cùng ngày với trường Nam Định) để tiếp tục theo học ngành chuyên môn Pháo binh. Ngày 11 tháng 6 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy.[4] Ra trường, ông được chuyển đi làm sĩ quan Tiền sát Pháo binh thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn 54 Việt Nam, đồn trú tại Ninh Giang do Đại úy Nguyễn Văn Huấn[5] làm Tiểu đoàn trưởng. Tháng 2 năm 1953, ông được thăng cấp Trung úy được cử làm Đại đội trưởng Đại đội 2 Pháo binh.

Ngày 20 tháng 7 năm 1954 Hiệp định Genève được ký kết, ông cùng đơn vị di chuyển vào Nam. Ba tháng sau ông được thăng cấp Đại úy được cử làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Pháo binh.[6]

Quân đội Việt Nam Cộng hòa sửa

Tháng 8 năm 1955, ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm sau đó bàn giao Tiểu đoàn 2 lại cho Đại úy Trần Văn Cẩm. Cuối năm chuyển biên chế sang Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đến đầu năm 1958, ông được thăng cấp Trung tá, chuyển qua lĩnh vực quân huấn, ông được cử làm Trưởng khối Huấn luyện Liên trường Võ khoa Thủ Đức do Thiếu tướng Lê Văn Nghiêm làm Chỉ huy trưởng. Tháng 8 năm 1958, ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp (khóa 1958-1959) thụ huấn 42 tuần tại Đại học Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ.[7] Tháng 6 năm 1959 sau khi mãn khóa học về nước, ông được thăng cấp Trung tá thực thụ.

Đầu năm 1961, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh thay thế Đại tá Tôn Thất Xứng. Một tháng sau ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Tháng 10 cùng năm, nhận lệnh bàn giao Sư đoàn 1 lại cho Đại tá Nguyễn Văn Thiệu, chuyển nhiệm vụ sang giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh thay thế Thiếu tướng Trần Ngọc Tám.

Ngày 20 tháng 12 năm 1962, một lần nữa bàn giao Sư đoàn 5 lại cho Đại tá Thiệu, ông được chuyển về Bộ Tổng Tham mưu giữ chức vụ Trưởng phòng Kế hoạch Hành quân. Giữa năm 1964, ông được kiêm thêm chức vụ Trưởng phòng 3 Bộ Tổng tham mưu, thay thế Đại tá Đặng Văn Quang.[8] Ngày 11 tháng 8 cùng năm, ông được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm.[9] Tháng 9 năm 1965, ông tham chính được cử làm Ủy viên Xây dựng Nông thôn trong Nội các Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ. Ngày 1 tháng 11 cùng năm ông được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm.

Đầu năm 1966 và tháng 3 năm 1967, ông được cử tháp tùng Phái đoàn Chính phủ do Trung tướng Thiệu và Thiếu tướng Kỳ làm trưởng và phó đoàn, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Honolulu với Tổng thống Hoa Kỳ Lyndon Baines Johnson. Tháng 11 năm 1967, ông chính thức giữ chức vụ Tổng trưởng Xây dựng Nông thôn trong Nội các Chính phủ Nguyễn Văn Lộc của nền Đệ nhị Cộng hòa.

Trung tuần tháng 2 năm 1968, bàn giao Bộ Xây dựng Nông thôn lại cho Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn IV & Vùng 4 Chiến thuật. Bốn tháng sau, ngày 3 tháng 6 ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm. Ngày 1 tháng 7 cùng năm, bàn giao Quân đoàn IV lại cho Thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh, ông được chuyển về Trung ương giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Pháo binh Trung ương thay thế Đại tá Phan Đình Tùng.[10] Ba tháng sau, ngày 7 tháng 10 bàn giao Bộ chỉ huy Pháo bịnh lại cho Đại tá Phan Đình Soạn để về Bộ Tổng tham mưu chờ nhận nhiệm vụ mới. Giữa năm 1969, ông được cử làm Phụ tá Kế hoạch Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu.

 
Nguyễn Đức Thắng, năm 1966

Đầu năm 1973, ông xin nghỉ dài hạn không lương để học tiếp chương trình Đại học lấy bằng Cử nhân. Cùng năm ông được giải ngũ.

1975 sửa

Ngày 30 tháng 4, ông cùng gia đình di tản khỏi Việt Nam. Sau đó được sang định cư tại tiểu bang Connecticut, Hoa Kỳ.

Chú thích sửa

  1. ^ Tướng Nguyễn Đức Thắng có hai giai đoạn phục vụ trong Binh chủng Pháo binh. Giai đoạn 1: từ Thiếu úy Trung đội trưởng đến Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng (1952-1955). Giai đoạn 2: Trung tướng Chỉ huy trưởng Binh chủng (1968).
  2. ^ Hai lần phục tại Bộ Tổng Tham mưu. Lần thứ nhất: Đại tá Trưởng phòng Kế hoạch Hành quân, Chuẩn tướng Trưởng phòng 3 (1962-1965). Lần thứ hai: Trung tướng Phụ tá Kế hoạch cho Tổng Tham mưu trưởng (1069-1973).
  3. ^ Trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa có 4 vị tướng được xem là có đức độ và thanh liêm: Ngoài Trung tướng Nguyễn Đức Thắng còn 3 vị khác là: Trung tướng Phan Trọng Chinh, Trung tướng Ngô Quang Trưởng và cố Trung tướng Nguyễn Viết Thanh. Đã được giới quân nhân đương thời truyền tụng: "Nhất Thắng, Nhì Chinh, Tam Thanh, Tứ Trưởng".
  4. ^ Do được theo học ngành chuyên môn (Pháo binh) nên số 18 học viên ở trường Nam Định gửi vào trường Thủ Đức tốt nghiệp và mãn khóa sau 10 ngày so với các học viên đồng khóa Lê Lợi và Lê Văn Duyệt (cả hai đều mãn khóa ngày 1 tháng 6 năm 1952).
  5. ^ Đại úy Nguyễn Văn Huấn (Sinh năm 1925 tại Nam Định, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Chỉ huy phó Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung.
  6. ^ Tiểu đoàn 2 Pháo binh được thành lập ngày 1 tháng 2 năm 1953 tại Đệ nhị Quân khu Trung Việt, Huế.
  7. ^ Niên khóa 1958-1959 Chỉ huy Tham mưu, Đại học Quân sự Hoa Kỳ thu nhận 7 học viên người Việt gồm có:
    1/ Trung tá Nguyễn Đức Thắng
    2/ Đại tá Phạm Văn Đổng
    3/ Trung tá Nguyễn Hữu Hạnh
    4/ Trung tá Cao Hảo Hớn
    5/ Trung tá Lâm Văn Phát.
    6/ Trung tá Nguyễn Triệu Hồng (Sinh năm 1928, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế, Trưởng ban Chính trị Trường Đại học Quân sự, Ngày 11/11/1960, cùng với Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Trung tá Vương Văn Đông (Sinh năm 1930 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Huế) chỉ huy cuộc đảo chính Tổng thống Diệm bất thành bị lực lượng chống đảo chính bắn tử thương cùng ngày).
    7/ Trung tá Trần Ngọc Huyến (Sinh năm 1927, tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá nguyên Chỉ huy trưởng Trường Võ bị Đà Lạt (1962-1964), Cục trưởng Cục Tâm lý chiến (1964-1965), giải ngũ năm 1965).
  8. ^ Đại tá Đặng Văn Quang được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh.
  9. ^ Cùng được thăng cấp Chuẩn tướng với Đại tá Nguyễn Đức Thắng ngày 11 tháng 8 năm 1964, còn có các Đại tá:
    -Nguyễn Xuân Trang, Nguyễn Cao, Nguyễn Văn Kiểm, Đặng Văn Quang, Vĩnh Lộc, Lê Nguyên KhangHoàng Xuân Lãm
  10. ^ Đại tá Phan Đình Tùng sinh năm 1933 tại Thừa Thiên, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Liên quân Đà Lạt. Sau cùng giữ chức Phụ tá Chỉ huy trưởng Pháo binh Trung ương (bào đệ của Thiếu tướng Phan Đình Niệm, nguyên Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh)

Tham khảo sửa

  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trang 203-204.