Nguyễn Hội (thương nhân muối)

Nguyễn Hội[1] là một người làm nghề nấu muốibuôn bán muối tại làng Hải Tân, xã Thượng Xá, Giao Chỉ, Đại Minh (nay là xã Khánh Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An, Việt Nam ) , Ông được nhà Lê truy phong tước vị Thái Bảo Đình Quận Công[2].

Phần mộ Nguyễn Hội và Nguyễn Xí.

Tiểu sử sửa

Ông nội Nguyễn Hội là cụ Nguyễn Hợp, làm nghề nấu muối tại làng Cương Gián, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Vợ chồng ông có 2 người con: Con trai cả là Nguyễn Khai và con trai thứ là Nguyễn Hội, Tại đây ông hợp đã cưới vợ cho con trai thứ Nguyễn Hội vợ là Vũ Thị Hạch người làng Phượng Hoàng Trung Đô thành phố Vinh Nghệ An. Vào khoảng thế kỷ 14, để anh con trai cả ở lại quê cha đất tổ, cụ Hợp đưa con trai thứ là Nguyễn Hội (vợ là Vũ Thị Hạch) đến làng Hải Tân, xã Thượng Xá (nay là xã Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An) mở 1 lò nấu muối để mở mang nghề nghiệp.

Tại vùng quê mới, vợ chồng ông Nguyễn Hội - Vũ Thị Hạch cũng sinh hạ được 2 người con trai là Nguyễn Biện (1394) và Nguyễn Xí (1397). Tương truyền, thủa đó nghề nấu muối của vợ chồng ông rất phát đạt. Muối của ông Hội bán khắp mọi nơi, lên đến vùng thượng du của tỉnh Thanh Hóa. Nhờ hàng ngày mang sản phẩm của mình đi bán khắp nơi nên ông Nguyễn Hội đã kết tình thân giao với cụ Lê Khoáng (cụ thân sinh ra vua Lê Thái Tổ) ở Lam Sơn, huyện Lương Sơn (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa)…một hào trưởng của địa phương, có tới hàng nghìn nông nô.

Theo truyền thuyết còn lưu giữ tại địa phương, làng Thượng Xá hồi cuối thế kỷ 14 còn là một vùng đất rất hoang vu, ruộng đất canh tác còn rất ít ỏi, dân cư thưa thớt. Ông Nguyễn Hội vừa làm nghề nấu muối vừa tu theo Đạo Phật tại chùa Kim Tự, còn gọi là chùa Vàng (một ngôi chùa cổ tại làng Thượng Xá) với Pháp danh Hòa Nam thiền sư. Thường ngày, tầm canh tư, ông Nguyễn Hội thức dậy đi vào chùa điểm chuông chùa. Tiếng chuông chùa Kim Tự, trở thành tiếng chuông báo thức cho bàn dân trong vùng tỉnh giấc chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.

Một đêm nọ, ông Hội nằm mộng thấy một người phụ nữ quỳ gối trước mặt mình và cầu xin rằng: "Sáng ngày mai, xin ngài gia ân, đừng điểm chuông chùa! Nếu ngài vẫn điểm chuông thì mẹ con nhà thiếp sẽ bị họ giết oan!". Giấc mộng kỳ lạ ấy đã làm ông thao thức mãi không ngủ được. Mờ sáng hôm đó ông quyết định không vào chùa điểm chuông.

Sáng sớm hôm đó, ông hàng thịt ở cùng làng chạy sang trách: "Ông đã làm tôi lỡ việc! Sáng nay, không nghe tiếng chuông chùa nên tôi không dậy làm thịt lợn bán".

Đang trò chuyện thì người nhà chạy sang gọi ông hàng thịt, báo rằng con lợn trong chuồng đã sinh một đàn lợn con.

Hai người vội sang nhà anh hàng thịt xem thực hư, thấy con lợn nái đã sinh ra một đàn lợn con thật. Xem kỹ hơn, hai người bỗng phát hiện ra một chú lợn con trông lạ hoắc: Vừa giống lợn, vừa giống hổ. Ông hàng thịt phát hoảng, sai vợ đem giết nó đi.

Thấy thế ông Nguyễn Hội xin tha mạng cho nó và xin mang về nhà nuôi. Sau khi con vật được đưa về nhà ông Nguyễn Hội, được chăm sóc chu đáo nên nó lớn nhanh như thổi. Chỉ một thời gian sau nó trở thành một con hổ thực sự vạm vỡ.

Hàng ngày ông Hội dắt nó bên mình và dạy cho hổ cách canh đó (dụng cụ đánh bắt tôm cá) và canh lò nấu muối mỗi khi ông đi vắng. Vào ngày 23 tháng 3 năm Ất Dậu (1405), trong một lần ông được bạn mời sang dự đám tiệc ở làng bên. Trước khi ra đi, ông Hội dắt hổ ra đập Hang, nơi ông đang đặt đó đơm tôm cá, rồi vỗ vào lưng hổ và âu yếm dặn: "Con ở nhà canh đó và lò muối cẩn thận cho ta nhé!". Bữa tiệc hôm ấy kéo dài đến tận khuya mới tàn, khi trở về làng trong tình trạng rượu đã ngà ngà say, ông nảy ra ý định ra đập Hang thử kiểm tra xem chú hổ mà ông yêu quý có vâng lời mình hay không.

Đêm đó trời tối, trời vần vũ chuyển mưa, khi ông đang cắm cúi vào nơi đặt đó thì con hổ đang canh chừng ở đó phát hiện ra. Tưởng có kẻ gian đang ăn trộm cá của chủ mình, hổ liền lao thẳng vào vồ khiến ông Hội chết ngay tại chỗ. Sau khi vồ chết người, con hổ mới nhận ra đó là ông chủ của mình. Nó liền vác cụ lên lưng cõng vào khu Đồng Lầm, thuộc làng Mượu Nậy (nay là xóm 3, xã Nghi Hợp) rồi bới đất để an táng cho chủ.

Sáng hôm sau, không thấy ông Hội trở về, cũng chẳng thấy con hổ đâu. Bà Hạch vợ ông, cùng gia nhân và bà con làng xóm bủa đi tìm thì tìm thấy xác cụ đã được hổ chôn lấp thành mộ ngay tại Đồng Lầm. Con hổ nằm canh giữ bên cạnh mộ. Dân làng và vợ con ông Hội vào đưa xác ông về chôn thì con hổ nhe răng và gầm gừ nhất quyết không cho mang xác chủ đi…Gia đình tìm cách đưa thi hài cụ đến nơi khác an táng, nhưng ban đêm hổ lại mang xác cụ về vùi lấp ở chỗ cũ. Thế là gia đình đành phải để nguyên ông lại đó. Điều kỳ lạ là nơi ông Hội được hổ vùi, đất cứ nổi dần lên thành một nấm mộ lớn. Sau khi ông Hội chết được 100 ngày thì con hổ bỏ đi vào núi Riềng, thuộc xã Nghi Thiết ngày nay.

Trước ngày làm giỗ đầu của ông Nguyễn Hội 1 ngày, hổ tinh đã tha về một con lợn rừng đặt giữa sân rồi biến vào rừng. Cứ thế, đều đặn hàng chục năm trời năm nào cũng vậy cho đến khi con hổ già và chết mới thôi.

Tương truyền, khi Nguyễn Xí đánh trận với giặc Minh, voi ông bị sa lầy. Ông bị Vương Thông bắt về giam tại thành Đông Quan. Vào 1 đêm mưa gió, hổ thần đã phá ngục, cõng Nguyễn Xí vượt võng vây quân Minh, thoát về dinh trại Bồ Đề của Lê Lợi. Trong khi tướng Đinh Lễ bị giặc Minh giết chết.

Phần vì thương chồng, phần vì buồn phiền, bà Võ Thị Hạch lâm bệnh nặng rồi qua đời sau đó 45 ngày để lại 2 người con trai côi cút: Nguyễn Biện lúc đó mới 13 tuổi, Nguyễn Xí mới 9 tuổi. Ông nội là Nguyễn Hợp tuổi đã già, thương 2 cháu mồ côi, đã đưa 2 cháu nội là Nguyễn Biện và Nguyễn Xí ra trại Lam Sơn nhờ Hào trưởng Lê Khoáng cưu mang rồi quay trở về quê cũ ở Cương Gián.

Đó là nguyên nhân để hai anh em cụ Nguyễn Biện và cụ Nguyễn Xí trở thành tướng quân của Nghĩa quân Lam Sơn khi còn rất trẻ, và cũng là nguyên nhân sau này, khi lãnh đạo quân phản đảo chính, dù nhiều người khuyên tự mình lên làm vua. Cụ Nguyễn Xí đã từ chối và lập Lê Tư Thành lên làm hoàng đế.

DÒNG HỌ NGUYỄN ĐÌNH sửa

Họ Nguyễn nói chung chiếm 39% dân số Việt Nam, tương ứng khoảng 37 triệu người, là dòng họ đông nhất Việt Nam.

Dòng họ Nguyễn Đình chúng ta thờ cụ Nguyễn Xí làm đức Tổ. Bản thân cụ Nguyễn Xí và các con của cụ đều dùng tên đệm khác. Đến năm 1463, vua Lê Thánh Tông truy phong cha Ngài là cụ Nguyễn Hội làm Thái bảo, Đình quận công, mẹ Ngài được phong làm "Quốc phu nhân" Vũ Thị Hạch. Từ đó, hậu duệ của cụ Nguyễn Xí mới chính thức lấy họ là Nguyễn Đình.

Ông Nguyễn Đình Tuấn, hậu duệ đời thứ 17 của cụ Nguyễn Xí, chi phái Quỳnh Xuân, Hoàng Mai, giải thích rằng, năm 1463, cụ Nguyễn Xí trình quyển "Cương Quốc công di huấn" lên nhà vua, xin đóng dấu Quốc ấn để kiến lập một dòng tộc. Vì cụ Nguyễn Xí có rất đông con trai, nên vua Lê Thánh Tông, ngoài phong tước hiệu Đình Quận công cho cụ Nguyễn Hội, còn có nhà ý ban tên "Đình" làm tên đệm cho hậu duệ dòng họ cụ Nguyễn Xí. Chữ "Đình" ở đây mang ý nghĩa là một tòa nhà to lớn, đông đúc (nghĩa trong chữ triều đình).

Dòng họ Nguyễn Đình chúng ta đến nay, sau gần 600 năm (1463 - 2021), có tống cộng 15 đại chi, ước tính có khoảng 5 triệu người, thật tương xứng với tên đệm mà Đức tổ đã chọn.

Năm 2009, Hội đồng gia tộc dòng họ Nguyễn Đình ra khuyến cáo lấy tên đệm là "ĐÌNH' để đặt tên khai sinh cho tất cả cháu trai Dòng họ, để dễ phân biệt với các họ Nguyễn khác. Tuy nhiên, không phải con cháu nào cũng được đặt tên thống nhất như vậy.

Dòng họ Nguyễn Đình chúng ta, là hậu duệ cụ Đình Quận công Nguyễn Hội[1]

Ngài Nguyễn Hội được thụy phong là PHÚC THẮNG PHỦ QUÂN, chức Thái Bảo, tước ĐÌNH Quận Công và cũng là khai sinh ra dòng họ Nguyễn Đình.

=Tham khảo sửa

  1. ^ “Hổ Tinh và ông Nguyễn Hội”.
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2020.

=