Nguyễn Hữu Phần
Nguyễn Hữu Phần (10 tháng 1 năm 1948 – 22 tháng 5 năm 2024) là một đạo diễn điện ảnh và truyền hình người Việt Nam. Ông được biết đến qua các bộ phim điện ảnh Em còn nhớ hay em đã quên và những phim truyền hình về làng quê Việt Nam như Đất và người, Ma làng, Gió làng Kình, Làng ma - 10 năm sau. Nguyễn Hữu Phần được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 2015.[1]
Nguyễn Hữu Phần | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 10 tháng 1, 1948 |
Nơi sinh | Hà Nội |
Quê hương | Văn Giang, Hưng Yên |
Mất | |
Ngày mất | 22 tháng 5, 2024 | (76 tuổi)
Nơi mất | Hà Nội |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Việt Nam |
Nghề nghiệp | |
Lĩnh vực | Điện ảnh |
Danh hiệu | Nghệ sĩ nhân dân (2015) |
Sự nghiệp điện ảnh | |
Năm hoạt động | 1980 – 2014 |
Đào tạo | Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội |
Thể loại | Phim truyện |
Tác phẩm | |
Giải thưởng | Giải thưởng Nhà nước (2012) |
Giải thưởng | |
Liên hoan phim Việt Nam 1993 Biên kịch xuất sắc | |
Giải Cánh diều 2007 Đạo diễn xuất sắc | |
Tiểu sử
sửaNguyễn Hữu Phần sinh ngày 10 tháng 1 năm 1948 tại Hà Nội,[2] quê gốc ở Văn Giang, Hưng Yên,[3] ông mồ côi cha khi mới 3 tuổi và là con út trong gia đình có 6 anh chị em. Con trai của ông là đạo diễn Nguyễn Hữu Trọng, được biết đến với vai trò đạo diễn cho phim Người thổi tù và hàng tổng và 5S online.[4] Ông qua đời vào ngày 22 tháng 5 năm 2024 tại Hà Nội, sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư.[5][6][7]
Sự nghiệp
sửaNguyễn Hữu Phần tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, ra trường làm giáo viên dạy văn cho đến một lần ông tới chơi với một người bạn thân đang công tác tại Xưởng phim truyện, ông bị hấp dẫn bởi công việc sản xuất phim. Nguyễn Hữu Phần quyết định bỏ nghề giáo viên và bắt đầu làm thư kí cho các đạo diễn Phạm Văn Khoa, Bắc Xuyến, Nguyễn Ngọc Chung, Trần Vũ.[4] Bộ phim đầu tiên ông tham gia là Đất dừa của đạo diễn Huy Vân.[2]
Năm 1979, ông cùng với Khải Hưng, Đỗ Minh Tuấn và Vũ Châu trở thành sinh viên khóa 1 của Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh.[4] Năm 1980, ông làm phó đạo diễn của bộ phim điện ảnh Tội lỗi cuối cùng và được gặp Trịnh Công Sơn, lúc này đảm nhận viết nhạc cho bộ phim.[8] Cuối thập niên 1980, ông là phó đạo diễn bộ phim Biệt động Sài Gòn.[9] Sau này ông tìm lại Trịnh Công Sơn và ngỏ ý sản xuất phim dựa trên cuộc đời nhạc sĩ này. Năm 1990, ông nộp kịch bản nhưng bị Hãng Phim truyện Việt Nam từ chối sản xuất và bị cho là nội dung mơ hồ, kịch bản bị bỏ không mất hai năm.[4] Trong cùng năm, ông đạo diễn bộ phim điện ảnh đầu tay là Chiếc bình tiền kiếp.[9]
Năm 1992, với sự bảo trợ của Hội Điện ảnh Việt Nam, Nguyễn Hữu Phần cùng Lưu Trọng Ninh, Hoàng Nhuận Cầm và Phi Tiến Sơn thành lập Trung tâm Điện ảnh Trẻ; vì các đạo diễn trẻ thời bấy giờ có quá ít cơ hội trổ tài, nên họ quyết định làm phim độc lập. Cùng năm này, ông sản xuất bộ phim Em còn nhớ hay em đã quên và tự đưa phim đi quảng bá và thành công lớn, với 4 giải Bông sen bạc và giải dành cho Nam diễn viên chính, Âm nhạc và Biên kịch.[8][10] Năm 1994, ông được đạo diễn Khải Hưng mời về công tác tại Hãng phim truyện Đài Truyền hình Việt Nam, bắt đầu với bộ phim Lẽ nào anh lại quên – bộ phim đầu tiên của chương trình Văn nghệ Chủ nhật. Năm 1996, bộ phim Mảnh đời của Huệ do ông đạo diễn được khán giả yêu thích, đây cũng là bộ phim dài tập đầu tiên của chương trình này.[4][8]
Năm 2000, ông nhận lời mời của các nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến, Khuất Quang Thuỵ và đạo diễn Phạm Thanh Phong tham gia làm phim Đất và người, kịch bản được chuyển thể từ tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường. Sau thành công của Đất và người, ông tập trung làm phim về đề tài nông thôn và rất thành công như Ma làng, Gió làng Kình, Làng ma – 10 năm sau,...[11]
Sau khi nghỉ hưu, ông và đồng nghiệp thành lập Công ty Cổ phần và truyền thông Hà Nội, năm 2009, công ty sản xuất trò chơi truyền hình Hà Nội 36 phố phường của VTV, trong chuỗi chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.[12][13]
Ngoài làm đạo diễn ông còn là giảng viên dạy lớp đạo diễn Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh, thành viên Hội đồng duyệt phim quốc gia.[4] Sau khi về hưu, đầu năm 2015, ông mở công ty truyền thông - nghệ thuật, thực hiện trò chơi truyền hình Hà Nội 36 phố phường.[2]
Tác phẩm
sửaĐiện ảnh
sửa- 1990 - Chiếc bình tiền kiếp
- 1992 - Em còn nhớ hay em đã quên
- 1995 - Giọt lệ Hạ Long - Đồng đạo diễn : Trần Vũ
- 1996 - Bản tình ca trong đêm
- ???? - Lời từ biệt tình yêu
- 2014 - Mộ gió
Truyền hình
sửaNăm | Phim | Ghi chú | Định dạng | Vai trò | Kênh | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|---|
1993 | Tiếng gọi bên sông | Chuyển thể: Tiếng gọi cuối mùa đông của Nguyễn Quang Thiều | Điện ảnh truyền hình | Đạo diễn | VTV | |
1994 | Lẽ nào anh lại quên | Phim đầu tiên của Văn nghệ Chủ nhật | VTV1 | |||
1995 | Mảnh đời của Huệ | Phim ngắn tập | Biên kịch | VTV1 | ||
1996 | Ngọt ngào và man trá | Điện ảnh truyền hình | Đạo diễn | VTV3 | ||
Mùa đông không lạnh giá | H1 | |||||
1997 | Ông trẻ về ăn tết | VTV3 | ||||
Những ngã đường tình yêu | Đồng đạo diễn : Hoàng Thanh Du | |||||
Người năm ấy của mẹ | Đạo diễn | |||||
1998 | Người Hoa Lư | Kiêm biên kịch | Điện ảnh truyền hình | |||
Một lời nói thật | VTV1 | |||||
Người trên núi | VTV1 | |||||
Lời hẹn ngày ra trận | VTV3 | |||||
1999 | Cảnh sát hình sự | (1 trong 5 phần đầu, phần 3: Truy đuổi tội phạm) | Phim dài tập | Đồng đạo diễn | ||
2001 | Không giống ai | Điện ảnh truyền hình | Đạo diễn | |||
2002 | Đất và người | Đồng đạo diễn: Phạm Thanh Phong | Phim dài tập | VTV1 | ||
2003 | Về quê ăn tết | Điện ảnh truyền hình | VTV3 | |||
Ảo vọng xe hơi | ||||||
Người tử tế sa ngã | ||||||
Đảo chắn sóng | Đạo diễn | |||||
2004 | Bên ngoài cuộc đời | Đồng đạo diễn: Vũ Hồng Sơn | Điện ảnh truyền hình | Chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Thái Bá Tân | ||
Trăng lạnh | Đồng biên kịch: Nguyễn Hữu Ứng | Biên kịch | ||||
2005 | Bí mật những cuộc đời | Đồng đạo diễn: Vũ Hồng Sơn | Phim dài tập | Đạo diễn | Cảnh sát hình sự / Chuyển thể tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Như Phong | |
Mười hai cửa bể | Chuyển thể truyện ngắn cùng tên của Lý Biên Cương | Điện ảnh truyền hình | ||||
Minh nguyệt | Chuyển thể truyện ngắn cùng tên của Học Phi | |||||
Con đường gian khổ | Phim ngắn tập | |||||
2007 | Ma làng | Chuyển thể tiểu thuyết cùng tên của Trịnh Thanh Phong | Phim dài tập | Đồng đạo diễn, đồng biên kịch | VTV1 | |
Những người bạn | Điện ảnh truyền hình | Đạo diễn / Biên kịch | VTV3 | |||
2008 | Gió làng Kình | Đồng đạo diễn: Bùi Thọ Thịnh | Phim dài tập | Đạo diễn | VTV1 | Chuyển thể tiểu thuyết Những trận gió người của Phạm Ngọc Tiến |
2011 | Nụ hôn đầu xuân | Phim ngắn tập | Đồng đạo diễn, đồng biên kịch | VTV3 | ||
2013 | Làng ma 10 năm sau | Phần sau của Ma làng | Phim dài tập | Đạo diễn, biên kịch | VTV1 | |
Đen trắng | (Phim cuối tuần) | Điện ảnh truyền hình | Đạo diễn |
Giải thưởng
sửaNăm | Lễ trao giải | Hạng mục | Tác phẩm | Kết quả | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|
1992 | Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 10 | Phim truyện điện ảnh | Em còn nhớ hay em đã quên | Bông sen bạc | |
Biên kịch xuất sắc | Đoạt giải | ||||
1995 | Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1994 | Phim truyện nhựa | Giọt lệ Hạ Long | Giải B | [14][15] |
1996 | Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1995 | Bản tình ca trong đêm | Giải B | [16][17] | |
Phim truyện truyền hình | Ngọt ngào và man trá | Giải khuyến khích | [18] | ||
2002 | Giải Cánh diều 2002 | Phim truyện truyền hình | Đất và người | Bằng khen | [19] |
2007 | Giải Cánh diều 2007 | Ma làng | Cánh diều bạc | [20] | |
Đạo diễn xuất sắc | Đoạt giải | [21] | |||
2008 | Giải Cánh diều 2008 | Phim truyện truyền hình | Gió làng Kình | Cánh diều bạc | [22] |
2009 | Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 28 | Phim truyền hình | Giải vàng | [23] |
Tham khảo
sửa- ^ Đậu Dung (22 tháng 5 năm 2024). “Vĩnh biệt đạo diễn Nguyễn Hữu Phần của phim Ma làng, Đất và người”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
- ^ a b c “Đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần phim 'Ma làng' qua đời”. Báo điện tử Tiền Phong. 22 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
- ^ toquoc.vn. “Nguyễn Hữu Phần: Người thành phố, hồn nông thôn”. toquoc.vn. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b c d e f cand.com.vn. “Đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần: Màu thời gian”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
- ^ Trí, Dân (23 tháng 5 năm 2024). “Điều ít biết về đạo diễn Nguyễn Hữu Phần qua lời kể của con trai”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ “NSND Nguyễn Hữu Phần - đạo diễn làm bộ phim cuối cùng và đọc điếu văn cho Lê Công Tuấn Anh”. laodong.vn. 23 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ VTV, BAO DIEN TU (22 tháng 5 năm 2024). “Đạo diễn 'Ma làng' Nguyễn Hữu Phần qua đời”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2024.
- ^ a b c “Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần: Muốn "ăn" về nghệ thuật”. Báo Công an Nhân dân điện tử (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
- ^ a b Hà Thu (22 tháng 5 năm 2024). “Đạo diễn 'Ma làng' qua đời”. VnExpress. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024.
- ^ “Đạo diễn - NSND Nguyễn Hữu Phần: Phim Việt chưa hay vì... khán giả chưa hay!”. thethaovanhoa.vn. 19 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
- ^ đô, Báo Lao động thủ. “Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần gửi gắm gì qua những bộ phim về nông thôn”. Báo Lao động thủ đô. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
- ^ “Nguyễn Hữu Phần tâm đắc với 'Hà Nội 36 phố phường'”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
- ^ https://suckhoedoisong.vn. “"Chuyên án nhà quê" của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần”. suckhoedoisong.vn. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2022.
- ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 649.
- ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 349.
- ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010a), tr. 729.
- ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 818.
- ^ Bộ Văn hóa và Thông tin (1997). “Năm 1996 của Hội Điện ảnh Việt Nam”. Văn hóa Nghệ thuật (151–157): 90. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
- ^ “Giải thưởng cánh diều vàng năm 2002”. Ngày hội Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2021.
- ^ Mai Xuân Nghiên (11 tháng 3 năm 2008). “Cánh diều vàng 2007: Nhàn nhạt và cào bằng”. Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
- ^ Minh Nhật (9 tháng 3 năm 2008). “Trao giải Cánh diều vàng 2007: Mất mùa vàng”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2021.
- ^ Ngọc Trần (2 tháng 3 năm 2009). “Phim nhựa lại lỗi hẹn với Cánh Diều Vàng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.
- ^ Hải Phương (18 tháng 2 năm 2009). “Giải Cánh diều 2008: Mùa thất bát?”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2022.
Nguồn
sửa- Ngô Mạnh Lân; Ngô Phương Lan; Vũ Quang Chính; Đinh Tiếp; Lại Văn Sinh (2005). Nguyễn Thị Hồng Ngát; và đồng nghiệp (biên tập). Lịch sử điện ảnh Việt Nam, Tập 2. Hà Nội: Cục Điện ảnh Việt Nam. OCLC 53129383.
- Ngô Phương Lan (1998). Đồng hành với màn ảnh: tiểu luận, phê bình điện ảnh. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 606352645.
- Trần Trọng Đăng Đàn (2010a). Điện ảnh Việt Nam, Tập 1: Lịch sử - tác phẩm - nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1975. Điện ảnh Việt Nam: Lịch sử, tác phẩm, nghệ sĩ, Lý luận, phê bình, nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. ISBN 9786045800201. OCLC 1023455622.
- Nhiều tác giả (2007). Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. OCLC 989966481.