Nguyễn Ngọc Quỳnh

đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân Việt Nam

Nguyễn Ngọc Quỳnh (1932 – 18 tháng 9 năm 2010) là một đạo diễn Việt Nam, nổi tiếng với các bộ phim tài liệu nghệ thuật và nhiều giải thưởng tại các liên hoan phim quốc nội, quốc tế. Ông không chỉ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân vào năm 1988 mà còn nhận được Giải thưởng Nhà nước vào năm 2007.

Nghệ sĩ nhân dân
Nguyễn Ngọc Quỳnh
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1932
Nơi sinh
Thanh Hóa, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
18 tháng 9, 2010(2010-09-18) (77–78 tuổi)
Nơi mất
Hà Nội
An nghỉNghĩa trang Thôn Trung, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhất
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Ba
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (1988)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1952 – 1994
Thể loạiPhim tài liệu
Tác phẩm
Giải thưởngGiải thưởng Nhà nước (2007)
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1973
Đạo diễn xuất sắc

Tiểu sử sửa

Nguyễn Ngọc Quỳnh sinh năm 1932 tại Thanh Hóa. Từ năm 1952, ông bắt đầu sự nghiệp điện ảnh với vai trò nhiếp ảnh gia ở Việt Bắc. Về sau, ông dần trở thành quay phim rồi đạo diễn cho Hãng phim Tài liệu – Khoa học Trung ương. Ngày 18 tháng 9 năm 2010, ông qua đời, thọ 78 tuổi.[1]

Sự nghiệp sửa

Trong các bộ phim ông tham gia quay, có thể kể đến "Dưới cờ quyết thắng" và "Nước về Bắc Hưng Hải". Cả 2 đều là những bộ phim tài liệu Việt Nam tiêu biểu trong giai đoạn 1954–1975, giành được Bông sen vàng cho hạng mục Phim tài liệu tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2. Đặc biệt là bộ phim "Nước về Bắc Hưng Hải" đã giành được Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva, trở thành bộ phim tài liệu đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng tại một liên hoan phim quốc tế lớn.[2]

Năm 1954, ông tham gia quay bộ phim tài liệu "Chiến thắng Điện Biên Phủ" của đạo diễn Nguyễn Tiến Lợi. Sách "Lịch sử điện ảnh cách mạng Việt Nam" của Cục Điện ảnh Việt Nam xuất bản năm 1983 đã đánh giá bộ phim này "như một cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của nền điện ảnh dân tộc", "là tác phẩm tổng kết cả một giai đoạn phát triển đầu tiên của điện ảnh dân tộc Việt Nam trưởng thành trong chiến đấu". Nguyễn Ngọc Quỳnh cùng Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Tiến Lợi và 2 thành viên khác đã theo sát Chiến dịch Điện Biên Phủ từ đầu cho đến khi kết thúc.[3]

Năm 1966, ông bắt tay vào làm bộ phim tài liệu "Đầu sóng ngọn gió". Đây là một bộ phim về cuộc sống của ngư dân Việt Nam trên một hòn đảo ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ. Với những vũ khí thô sơ, họ hằng ngày phải chiến đấu với cướp biển và máy bay quân đội Hoa Kỳ đánh phá để gìn giữ sinh hoạt thường ngày.[4] Bộ phim sau khi lên sóng vào năm 1967 đã nhận được Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva.[5] Đến năm 1970, bộ phim tiếp tục nhận được Bông sen vàng cho phim tài liệu tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1.[6] Ngày 31 tháng 5 năm 2014, để kỷ niệm Ngày phim tài liệu với biển đảo Việt Nam, 5 bộ phim tài liệu tiêu biểu của Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã được trình chiếu, trong đó có "Đầu sóng ngọn gió".[7]

Năm 1967, sau khi hoàn thành "Đầu sóng ngọn gió", Ngọc Quỳnh cùng đoàn làm phim bắt đầu vào vùng "túi bom" Vĩnh Linh để quay bộ phim "Lũy thép Vĩnh Linh". Thời điểm bấy giờ, tình hình chiến sự tại khu vực này là vô cùng ác liệt, Xưởng phim tài liệu đã ghi hình lại từng người trước khi đoàn khởi hành.[8] Khi bộ phim gần hoàn thành, có chỉ thị gọi đoàn phim trở lại Hà Nội. Đoàn làm phim đã họp và quyết định cử 3 người mang phim trở về trước. Tuy nhiên đang trên đường về Hà Nội thì xe trúng bom, hàng nghìn thước phim đã quay bị cháy, cả 3 người của đoàn làm phim qua đời.[9][10] Ngọc Quỳnh cùng các đồng nghiệp khác phải bắt tay lại quay từ đầu. Trong quá trình quay tiếp theo, nhà quay phim Ma Cường đã trúng đạn, nhưng may mắn sống sót.[11]

Tác phẩm sửa

Quay phim sửa

Năm Tên phim Đạo diễn Nguồn
1954 Chiến thắng Điện Biên Phủ Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Tiến Lợi [12]
1958 Diệt dốt Nguyễn Thụ [13]
1959 Dưới cờ quyết thắng Hoàng Thái [14]
Nước về Bắc Hưng Hải Nghệ sĩ nhân dân Bùi Đình Hạc [15]

Đạo diễn sửa

Năm Tên phim Kịch bản Quay phim Nguồn
1962 Đất và nước Đặng Đình Liệu Nguyễn Ngọc Quỳnh [16]
Hồng thập tự Việt Nam Nguyễn Ngọc Quỳnh [17]
1964 Gang thép rực lửa Nguyễn Ngọc Quỳnh [18]
1965 Tuổi hai mươi Bành Châu
1967 Đầu sóng ngọn gió Nguyễn Ngọc Quỳnh Kiều Thẩm [19]
1970 Lũy thép Vĩnh Linh Bành Châu Ma Cường, Phạm Đình Thắng [20]
1973 Vĩnh biệt khách không mời [21]
1975 Bước đường thắng lợi Đức Kim, Hàng Thành, Trần Bảo, Đặng Mạnh [22]
1976 Tiếng nổ sau chiến tranh Phạm Văn Lân Nghệ sĩ ưu tú Lưu Xuân Thư [23]
1978 Thành phố ngọn đèn [24]
1992 Danh họa Nguyễn Phan Chánh Công Thành Đức [25]

Thành tựu sửa

Danh hiệu sửa

Huân, Huy chương sửa

Giải thưởng sửa

Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1959 Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 1 Phim tài liệu Nước về Bắc Hưng Hải Huy chương vàng [28][29]
1963 Liên hoan phim Cannes lần thứ 16 (en) Hồng thập tự Việt Nam Bằng khen [30]
1967 Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 5 Phim tài liệu Đầu sóng ngọn gió Huy chương vàng [6]
1970 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 1 Phim tài liệu Bông sen vàng [6]
1971 Liên hoan phim quốc tế Moskva lần thứ 7 Lũy thép Vĩnh Linh Huy chương vàng [31][32]
1973 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 Bông sen vàng [33]
Đạo diễn xuất sắc Đoạt giải [34]
Phim tài liệu Nước về Bắc Hưng Hải Bông sen vàng [15]
Chiến thắng Điện Biên Phủ Bông sen vàng [35][36]
Dưới cờ quyết thắng Bông sen vàng [37]
Diệt dốt Bông sen bạc [38]
Đất và nước Bông sen bạc [39]
Gang thép rực lửa Bông sen bạc [40]
1977 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4 Tiếng nổ sau chiến tranh Bông sen bạc [23]
1978 Liên hoan phim tài liệu và hoạt hình Leipzig (en) Thành phố ngọn đèn Bằng khen [41]
1992 Sugi Ruotano (Nhật Bản) Văn học, Nghệ thuật, Báo chí Danh họa Nguyễn Phan Chánh Giải Nhì
1994 Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam từ 1991–1993 Phim tài liệu Giải B [42]

Chú thích sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ N.T. (22 tháng 9 năm 2010). “Đạo diễn 'Lũy thép Vĩnh Linh' qua đời”. VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.
  2. ^ “55 năm Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đồng hành cùng cuộc sống”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 22 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.
  3. ^ Hải Ninh (22 tháng 4 năm 2009). “Đạo diễn của những bộ phim lịch sử”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ Toan Toan (29 tháng 5 năm 2014). “Nóng lại phim tài liệu về biển đảo”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  5. ^ Мхитарян (1984), tr. 137.
  6. ^ a b c Phạm Vũ Dũng (2000), tr. 264.
  7. ^ “Ngày phim tài liệu với biển đảo Việt Nam”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 27 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  8. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 109.
  9. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 110.
  10. ^ Hữu Thọ (2002), tr. 140.
  11. ^ Lưu Vân Thảo (8 tháng 11 năm 2006). “Ma Cường, nghệ sĩ của quê hương Việt Bắc”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.
  12. ^ Nhiều tác giả (2004), tr. 71.
  13. ^ Trần Duy Hinh (2003), tr. 49.
  14. ^ Trần Duy Hinh (2003), tr. 81.
  15. ^ a b Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2003), tr. 327.
  16. ^ Nhiều tác giả (2004), tr. 78.
  17. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 472.
  18. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010d), tr. 414.
  19. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 363.
  20. ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 32.
  21. ^ Hội điện ảnh Hà Nội (2000), tr. 199.
  22. ^ “Danh Mục Phim Tư Liệu - Bước đường thắng lợi”. Bảo tàng Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  23. ^ a b Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 26.
  24. ^ Юткевич (1986), tr. 291.
  25. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 67.
  26. ^ Phạm Văn Đồng (25 tháng 1 năm 1984). “Quyết định về việc tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú”. Thư viện pháp luật. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2022.
  27. ^ Văn phòng Bộ Văn hóa và Thông tin (2000), tr. 94.
  28. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 79.
  29. ^ Komitet po delam kinematografii (Ủy ban Điện ảnh), Liên Xô (1983). Iskusstvo kino (bằng tiếng Nga). Soi︠u︡z kinematografistov SSSR. tr. 133. OCLC 213371204.
  30. ^ Phạm Vĩnh (2002), tr. 90.
  31. ^ Tuyết Loan (30 tháng 4 năm 2017). “Máu và lửa sau "Lũy thép Vĩnh Linh". Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.
  32. ^ Научно-исследовательский институт теории и истории кино (1971), tr. 138.
  33. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 170.
  34. ^ Văn Hòa (25 tháng 7 năm 2017). “Khai mạc tuần phim tài liệu "Ngọn lửa tri ân". Báo Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2022.
  35. ^ Mai An (7 tháng 3 năm 2013). “Nhiều tác phẩm điện ảnh kinh điển của Việt Nam được chiếu lại”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  36. ^ Thiên Lam (8 tháng 3 năm 2013). “Điện ảnh Việt Nam 60 năm nhìn lại”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2023.
  37. ^ Duy Tường (2004), tr. 464.
  38. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 76.
  39. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 93.
  40. ^ T.L (22 tháng 9 năm 2010). “Đạo diễn "Đầu sóng ngọn gió", "Lũy thép Vĩnh Linh" qua đời”. Báo Nhân Dân. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2022.
  41. ^ Hội điện ảnh Hà Nội (2000), tr. 200.
  42. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 630.

Nguồn sửa

Tiếng Nga
Tiếng Việt