Nguyễn Tự Cường (giáo sư)

Nguyễn Tự Cường (sinh 25 tháng 12 năm 1951) là giáo sư tiến sĩ khoa học, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Toán học Việt Nam, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về khoa học và công nghệ năm 2017.[1]

Nguyễn Tự Cường
Trường lớpTrường Trung học phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội
Humboldt-Universität zu Berlin
Viện Toán học
Sự nghiệp khoa học
NgànhĐại số
Luận án
Người hướng dẫn luận án tiến sĩFrédéric Phạm
Herbert Kurke
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngLê Thị Thanh Nhàn

Tiểu sử sửa

Ông quê ở Song Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Anh trai của ông là nhà vật lý nguyên tử GS. Nguyễn Đình Tứ.[2]

Ông cùng Ngô Việt Trung được cử sang Đông Đức du học, và tốt nghiệp tại Đại học Martin Luther Halle-Wittenberg năm 1974.

Năm 1982, ông bảo vệ luận văn tiến sĩ về lĩnh vực Lý thuyết kỳ dị, tại Đại học Humboldt, Berlin.

Ông bảo vệ thành công tiến sĩ khoa học năm 1995 tại Viện toán học Việt Nam.

Ông được phong phó giáo sư năm 1996 và trở thành giáo sư năm 2003.[1]

Sự nghiệp sửa

Cho đến hiện tại ông có gần 60 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín. Ông hướng dẫn thành công 12 tiến sĩ.[1] Trong đó có Lê Thị Thanh Nhàn, bà là giáo sư nữ toán học thứ hai của Việt Nam .[3][4]

Năm 2017, ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về khoa học và công nghệ (cùng với GS Ngô Việt Trung, và GS Lê Tuấn Hoa) cho cụm công trình "Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương vành phân bậc"[5][2].

Ông là tổng biên tập tạp chí Acta Mathematica Vietnamica.[6]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c Nguyễn Tự Cường, Viện Toán Học
  2. ^ a b “GS.TSKH. Nguyễn Tự Cường: Giữ được sức khỏe nhờ... toán”. Sức Khỏe và Đời sống.
  3. ^ “Nghị lực phi thường của nữ giáo sư”. Người Lao động. 23 tháng 10 năm 2015. Truy cập 18 tháng 1 năm 2016.
  4. ^ “Nữ giáo sư Toán học thứ hai của Việt Nam: 'Với Toán, tôi như con nghiện vậy'. Báo điện tử VTC News. Truy cập 18 tháng 1 năm 2016.
  5. ^ “Thông báo kết quả xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 5 của Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước”. Bộ Khoa học và Công nghệ.
  6. ^ “Acta Mathematica Vietnamica”.

Liên kết ngoài sửa