Nguyễn Thanh Vân (đạo diễn)

NSND, đạo diễn phim Việt Nam

Nguyễn Thanh Vân (sinh ngày 19 tháng 7 năm 1962) là nhà sản xuất - đạo diễn điện ảnh Việt Nam với những bộ phim xuất sắc giành các giải thưởng lớn trong nước và ở Châu Á như Người đàn bà mộng du, Chuyện tình trong ngõ hẹp, Cây bạch đàn vô danh, Đời cát... Ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2007 và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2012.

Nghệ sĩ Nhân dân
Nguyễn Thanh Vân
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
19 tháng 7, 1962 (61 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Bố mẹ
Nguyễn Hải Ninh
Vợ
Phạm Nhuệ Giang
Đào tạoĐại học Kiến trúc Hà Nội
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ nhân dân (2011)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1988 – nay
Đào tạoTrường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội
Thể loạiPhim truyện
Tác phẩmChuyện tình trong ngõ hẹp
Cây bạch đàn vô danh
Đời cát
Người đàn bà mộng du
Trái tim bé bỏng
Sống cùng lịch sử
Giải thưởngGiải thưởng Nhà nước (2007)
Giải thưởng
Giải Mai Vàng (2000)
Đạo diễn Phim điện ảnh - Phim truyền hình được yêu thích nhất
Liên hoan phim Việt Nam 2001
Đạo diễn xuất sắc
Liên hoan phim Việt Nam 2004
Đạo diễn xuất sắc
Giải Cánh diều 2010
Đạo diễn truyền hình xuất sắc
Giải Cánh diều 2022
Đạo diễn điện ảnh xuất sắc
Website

Tiểu sử sửa

Nguyễn Thanh Vân sinh ngày 19 tháng 7 năm 1962 tại Hà Nội, trong gia đình gốc Thanh Hóa có 3 anh chị em, bố ông là đạo diễn điện ảnh Nguyễn Hải Ninh, mẹ ông là một nhân viên ngân hàng.[1]

Sự nghiệp sửa

Từ năm 10 tuổi, Nguyễn Thanh Vân đã đi theo bố đến trường quay Vĩ tuyến 17 ngày và đêm xem mọi người làm việc. Năm 1979, Nguyễn Thanh Vân tốt nghiệp cấp 3 trường THPT Lý Thường Kiệt với danh hiệu học sinh giỏi Văn. Trong thời gian chờ kết quả thi đại học, ông được bố gửi theo đạo diễn Khánh Dư vào Nam, và được tham gia sản xuất phim Mẹ vắng nhà khi làm trợ lý trường quay.[1] Nguyễn Thanh Vân thi đỗ vào Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, sau 4 năm học, ông quyết định thi vào khoa Đạo diễn, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Năm 1988, ông tốt nghiệp đại học được tuyển vào biên chế của Hãng phim truyện Việt Nam.[2][3] Ông làm phó đạo diễn cho bộ phim Tướng về hưu của đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, sau đấy tiếp tục làm phó đạo diễn các phim Đêm hội Long TrìKiếp phù du của bố mình.[1]

Năm 1992, Nguyễn Thanh Vân được giao bộ phim đầu tay “Chuyện tình trong ngõ hẹp” và lập tức khẳng định được tài năng đạo diễn của mình khi bộ phim giành giải Khuyến khích do Hội Điện ảnh Việt Nam.[2] Với bộ phim này, ông phải vay mượn bạn bè để có vé tàu hỏa, đi ké một đoàn phom khác để tìm bối cảnh.[1] Sau khi đọc được truyện ngắn “Ba người trên sân ga” của Hữu Phương đăng trên tuần báo Văn nghệ vào năm 1993, Thanh Vân đã nghiền ngẫm chuyển thể tác phẩm trong suốt 3 năm. Đến năm 1996, ông gặp gỡ và cùng nhà biên kịch Nguyễn Quang Lập xây dựng kịch bản thành bộ phim Đời cát. Cũng trong năm này bộ phim điện ảnh thứ hai của ông là Cây bạch đàn vô danh giành được giải Bông sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 11.[4] Sau nhiều lần kiểm duyệt và chỉnh sửa kịch bản, năm 1998, Nguyễn Thanh Vân thay đổi tính chất để Đời cát từ kịch bản truyền hình thành kịch bản điện ảnh.[5] Bộ phim phát hành năm 1999 và giành được nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, Nguyễn Thanh Vân cũng đạt giải Đạo diễn xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13.[4] Trước đó phim điện ảnh thứ ba do ông đạo diễn là Khoảng vỡ đã gặp phải nhiều chỉ trích.[4]

Từ năm 2000, Nguyễn Thanh Vân lập dự án phim mới với kịch bản được Nguyễn Quang Thiều chuyển thể từ truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành của Nguyễn Minh Châu. Sau hai năm chỉnh sửa, kịch bản được dựng thành phim điện ảnh với tựa đề Người đàn bà mộng du và giành được những giải thưởng cao nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14Giải Cánh diều 2003.[6] Đời cát (1999) và Người đàn bà mộng du (2003) là hai bộ phim xuất sắc nhất của Thanh Vân khi mang về nhiều giải thưởng lớn nhở ở trong và ngoài nước.[3] Bộ phim điện ảnh Trái tim bé bỏng phát hành năm 2007 giúp ông có được giải Đạo diễn xuất sắc tại Giải Cánh diều 2007.[7] Ngoài phim điện ảnh, Nguyễn Thanh Vân còn nhận đạo diễn phim dài tập; năm 2010, ông giành giải Đạo diễn xuất sắc với phim truyền hình Lều chõng tại Giải Cánh diều 2009.[8] Năm 2021, bộ phim điện ảnh Bình minh đỏ do ông và Trần Chí Thành đạo diễn đã thắng được 7 hạng mục tại Giải Cánh diều 2021, cùng Giải thưởng của Ban giám khảo tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22.[9][10]

Vào nghề muộn, 30 tuổi mới đạo diễn bộ phim đầu tiên, sự nghiệp điện ảnh của Nguyễn Thanh Vân không nhiều nhưng ông là nhà làm phim hiếm hoi của Việt Nam thành công với hầu hết các dự án do ông thực hiện.[2]

Từ tháng 7 năm 2012, ông giữ chức Phó giám đốc nghệ thuật tại Hãng phim truyện Việt Nam. Nguyễn Thanh Vân còn là Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật kiêm giám đốc Hãng phim của Hội Điện ảnh.[11]

Từ năm 2005, ngoài các tác phẩm trong biên chế Hãng phim truyện Việt, đạo diễn Thanh Vân còn bắt đầu tham gia sản xuất phim cho các hãng khác, chủ yếu là phim truyền hình. Ông cho rằng việc trông chờ kịch bản và sản xuất phim điện ảnh sẽ không thể khắc phục được khó khăn kinh tế mà những người làm phim gặp phải trong cuộc sống.[12]

Đời tư sửa

Nguyễn Thanh Vân kết hôn với nữ đạo diễn điện ảnh Phạm Nhuệ Giang, là con gái của đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa, từng cùng học Đại học xây dựng sau đó chuyển sang học ngành điện ảnh, họ cùng tham gia sản xuất bộ phim Đứng trước biển của đạo diễn Trần Phương. Hai người kết hôn nhưng không có con.[11][5]

Giải thưởng sửa

Vinh danh sửa

Cá nhân sửa

Năm Sự kiện Giải thưởng Chú thích
2000 Giải Mai Vàng Đạo diễn Phim điện ảnh - Phim truyền hình được yêu thích nhất
2001 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 13 Đạo diễn xuất sắc Hạng mục phim điện ảnh[6][4]
2004 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14
2010 Giải Cánh diều 2009 Hạng mục phim truyền hình[8]
2022 Giải Cánh diều 2021 Hạng mục phim điện ảnh[9]

Tác phẩm sửa

Năm Tựa đề Kết quả Sự kiện / Giải thưởng Ghi chú
1993 Chuyện tình trong ngõ hẹp Khuyến khích Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1992 Tự đề gốc: Ngõ đàn bà
1995 Cây bạch đàn vô danh Giải B
1996 Bông sen Bạc Liên hoan phim Việt Nam, lần thứ XI
Ngọn đuốc Đồng Liên hoan phim quốc tế Các nước không liên kết Tổ chức tại Bình Nhưỡng
2000 Đời cát Giải A Giải thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam 1999
Phim hay nhất Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 45 Tổ chức tại Hà Nội
2001 Bông sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XIII
2002 Giải đặc biệt của Ban giám khảo Liên hoan phim Amiens (Pháp) lần thứ 20 [15]
Khách mời Liên hoan Phim các nước sử dụng tiếng Pháp
Khen thưởng Tổ chức Công giáo quốc tế về Điện ảnh và Nghe nhìn (OCIC)
2004 Người đàn bà mộng du Cánh diều Vàng Giải Cánh diều 2003
Bông Sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14
Giải Đặc biệt của Ban giám khảo Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 49
2008 Trái tim bé bỏng Bằng khen của NETPAC Liên hoan phim Quốc tế Hawaii năm 2008
Cánh diều bạc Giải Cánh diều 2007
2010 Lều chõng Cánh diều bạc Giải Cánh diều 2009
Những ông bố độc thân Khen thưởng
2022 Bình minh đỏ Giải thưởng ban giám khảo Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XXII Tại thành phố Huế
Cánh diều Bạc Giải Cánh diều 2021

Tác phẩm sửa

Điện ảnh sửa

Năm Phim Vai trò Chú thích
1989 Tướng về hưu Phó đạo diễn [5]
1990 Đêm hội Long Trì [5]
Kiếp phù du [5]
1992 Chuyện tình trong ngõ hẹp Đạo diễn Ngõ đàn bà[5]
1994 Cây bạch đàn vô danh
1996 Bỏ trốn Phó đạo diễn [5]
1998 Khoảng vỡ Đạo diễn
1999 Đời cát
2001 Thung lũng hoang vắng Phó đạo diễn [5]
2003 Người đàn bà mộng du Đạo diễn
2007 Trái tim bé bỏng
2011 Tâm hồn mẹ Đồng Giám đốc sản xuất [5]
2013 Lạc lối [5]
2014 Sống cùng lịch sử Đạo diễn
2015 Thầu Chín ở Xiêm Giám đốc sản xuất
2021 Bình minh đỏ Đồng đạo diễn cùng Trần Chí Thành

Dài tập / Truyền hình sửa

Năm Tựa đề Sản xuất Ghi chú
1996 Vết trói
2005 Một thời đã sống TFS [16]
2008 Tuổi yêu Sao thế giới [17]
2010 Lều chõng TFS
Cocktail cho tình yêu Đông A
Những ông bố độc thân Công ty M&T
2012 Huyền thoại 1C
2013 Trò đời VTV Vai trò nhà sản xuất[5]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d “Nguyễn Thanh Vân: Người đi tìm số phận”. TUỔI TRẺ ONLINE. 22 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  2. ^ a b c “Đạo diễn, NSND Nguyễn Thanh Vân: Hết mình vì những đứa con tinh thần. Báo Hà Nội mới. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  3. ^ a b cand.com.vn. “Đạo diễn, NSƯT Thanh Vân: "Tôi đã học được rất nhiều ở cha". Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2023.
  4. ^ a b c d “Đời cát - câu chuyện Việt Nam mang tính quốc tế”. VnExpress. 12 tháng 12 năm 2000. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  5. ^ a b c d e f g h i j k Ngọc Diệp (24 tháng 4 năm 2018). “Thanh Vân - Nhuệ Giang: Đổ bóng xuống đời nhau”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  6. ^ a b Hiền Hòa (1 tháng 10 năm 2003). “Đạo diễn Thanh Vân bứt phá với 'Người đàn bà mộng du'. VnExpress. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  7. ^ “Cánh diều vàng và cơn mưa giải Bạc”. Báo Thế giới và Việt Nam. 10 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  8. ^ a b Mai Thùy, Nga Linh (14 tháng 3 năm 2010). "Đừng đốt" thống lĩnh Cánh diều vàng 2009”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ a b Bảo Hân - N. M. Hà - Ngọc Ánh (15 tháng 9 năm 2022). “Kết quả Cánh diều 2021: Rực rỡ hơn nhờ Đêm tối và Bình minh”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  10. ^ “Phim Bình minh đỏ của đạo diễn Nguyễn Thanh Vân: Một cách học sử qua nghệ thuật”. TUOI TRE ONLINE. 28 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  11. ^ a b Phạm Ngọc Tiến (9 tháng 4 năm 2021). “Vợ chồng "nhân dân". Tạp chí điện tử Bất Động Sản Việt Nam. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  12. ^ “Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân: "Cuộc sống của tôi sẽ bi thảm nếu chỉ ngồi chờ làm phim nhựa". Thế giới điện ảnh. 5 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  13. ^ “Danh sách các tác giả được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước” (Thông cáo báo chí). Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2013.
  14. ^ Khánh Bằng (28 tháng 6 năm 2011). “Xét tặng danh hiệu NSND-NSƯT: Vẫn còn máy móc”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2023.
  15. ^ “Đời Cát dự LHP các nước sử dụng tiếng Pháp tại Thái Lan”. TUỔI TRẺ ONLINE. 24 tháng 11 năm 2003. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  16. ^ “Đạo diễn Nguyễn Thanh Vân trở lại với phim truyền hình”. VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.
  17. ^ “Tuổi yêu - trẻ và… hời hợt”. Báo Thanh Niên. 6 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2023.