Nguyễn Tiến Sinh (sinh năm 1968) là chính trị gia người dân tộc MườngViệt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14[1] thuộc đoàn đại biểu Hòa Bình, Ông từng là đại biểu khóa 13 cũng thuộc đoàn đại biểu tỉnh Hòa Bình.[2]

Nguyễn Tiến Sinh
Chức vụ
Nhiệm kỳ2011 – 2021
Vị trí Việt Nam
Thông tin chung
Sinh12 tháng 11, 1968 (55 tuổi)
Dân tộcMường
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấncử nhân luật
Quê quánLiên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Xuất thân và giáo dục sửa

Nguyễn Tiến Sinh sinh ngày 12 tháng 11 năm 1968, người dân tộc Mường, không theo tôn giáo nào.

Ông có quê quán ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Ông có bằng cử nhân luật và cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sự nghiệp sửa

Ngày 12 tháng 8 năm 1990, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông từng là Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện nhiệm kỳ 1999-2004.

Ông từng là đại biểu Quốc hội (chuyên trách địa phương) khóa 13, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình khóa XIII, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.

Ngày 3 tháng 10 năm 2020,ông được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình.

Đại biểu Quốc hội khóa 14 sửa

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông trúng cử Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 tại tỉnh Hòa Bình.

Tố cáo đại biểu Quốc hội can thiệp tòa án, dẫn dắt dư luận sửa

Sáng ngày 26 tháng 5 năm 2018, phát biểu tại nghị trường Quốc hội về vụ xét xử sơ thẩm bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ án 9 bệnh nhân chạy thận bị chết ở bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình do tồn dư hóa chất trong đường ống, Nguyễn Tiến Sinh cho rằng các đại biểu Quốc hội khác phát biểu ý kiến về vụ án trong khi tòa đang xét xử là can thiệp vào quá trình xử án, dẫn dắt dư luận, tạo sức ép không cần thiết lên cơ quan tố tụng. Ý kiến này đã bị nhiều đại biểu phản ứng mạnh mẽ như Nguyễn Quang TuấnPhạm Khánh Phong Lan.[3]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XIII”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.
  3. ^ Viễn Sự (26 tháng 5 năm 2018). “ĐBQH tranh luận: 'Bênh vực bác sĩ Lương khi tòa đang xử đúng hay sai?'. Báo Tuổi trẻ. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2018.