Nguyễn Trung Cang

Cố nhạc sĩ Việt Nam

Nguyễn Trung Cang (1947 - 1985) là một nhạc sĩ nhạc trẻ tại Sài Gòn trước năm 1975. Anh là thành viên ban Phượng Hoàng.

Nguyễn Trung Cang
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1947
Nơi sinh
Long Thành, Biên Hòa, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
1985
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Giới tínhnam
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Sự nghiệp âm nhạc
Thành viên củaBan Phượng Hoàng
Ca khúcThương nhau ngày mưa
Bước tình hồng

Cuộc đời

sửa

Nguyễn Trung Cang sinh năm 1947 tại Long Thành, Biên Hòa.

Năm 1971, anh cùng với Lê Hựu Hà lập ra ban nhạc trẻ nổi tiếng Phượng Hoàng, với ca sĩ chính là Elvis Phương.

Anh là một trong những nhạc sĩ tiên phong trong phong trào nhạc trẻ đầu thập niên 70.

Những sáng tác nổi tiếng của Nguyễn Trung Cang là "Thương nhau ngày mưa", "Bước tình hồng", "Mặt trời đen"...

Anh qua đời tại nhà riêng trong cư xá cạnh chùa Xá Lợi vì thiếu dinh dưỡng, cơ thể quá yếu, không có thuốc hít vào phổi trong lúc bị bệnh suyễn.[1],[2]

Tác phẩm

sửa

Trước 1975

sửa
  • Bài ca ngông
  • Biệt thu
  • Buồn mà chi (lời Việt)
  • Bước tình hồng
  • Còn nhìn nhau hôm nay
  • Dạ khúc
  • Dáng xưa Đà Lạt
  • Đêm dài
  • Đưa em vào luân vũ
  • Đưa nhau đến miền đất hứa
  • Giấc mơ qua
  • Gửi theo mây trời
  • Hương thừa
  • Kho tàng của chúng ta
  • Kiếp du ca
  • Lời điều trần
  • Lời nào muốn nói
  • Mặt trời đen
  • Một giấc mơ
  • Nắng hạ
  • Ngày nắng lên
  • Oẳn tù tì
  • Phím ngà
  • Sống cho qua hôm nay
  • Thoáng mơ
  • Thương nhau ngày mưa
  • Tình ca hồng
  • Xin một bóng mát bên đường

Sau 75

sửa
  • Bâng khuâng chiều nội trú (1981)

Chỉ được trình diễn sau này khi anh mất, Tuấn Ngọc trình diễn đầu tiên.

  • Còn yêu em mãi

Là ca khúc dành cho người vợ yêu quý. Lời đầu tiên lúc còn ở nhà, một năm sau ông mới hoàn tất phần lời 2 trong tù. Bà Thái Xuân, Giám đốc trung tâm Diễm xưa mua bản quyền cho Vũ Khanh hát, tiền bản quyền được trao tận tay mẹ Nguyễn Trung Cang. [2]

Chú thích

sửa
  1. ^ Nguyễn Minh (ngày 5 tháng 10 năm 2016). “Chuyện chưa kể về cố nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà”. Thể thao & Văn Hóa. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ a b “Thân mẫu Nguyễn Trung Cang: Con tôi chết trong bệnh tật và nghèo khó”. Người việt. ngày 29 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2023.