Nguyễn Xuân Phong[1][2][3] (ngày 4 tháng 2 năm 1936 – ngày 29 tháng 7 năm 2017), là chính khách Việt Nam Cộng hòa, từng giữ chức Ủy viên Lao động, Tổng trưởng Bộ Chiêu hồi và Quốc vụ khanh Việt Nam Cộng hòa.[4]

Nguyễn Xuân Phong
Chức vụ
Thông tin chung
Sinh(1936-02-04)4 tháng 2, 1936
Bạc Liêu, Liên bang Đông Dương
Mất29 tháng 7, 2017(2017-07-29) (81 tuổi)
Florida, Mỹ
Trường lớpĐại học Oxford

Tiểu sử sửa

Nguyễn Xuân Phong sinh ngày 4 tháng 2 năm 1936 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương.[5]:615

Ông có bằng Cử nhân Khoa học tại Viện Pháp ngữ Vương quốc Liên hiệp AnhLuân Đôn.[5]:615 Năm 1956, ông tốt nghiệp Trường Thương mại Quốc tế Luân Đôn.[5] Năm 1959, ông tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Chính trị học Đại học Oxford.[5]:615

Sau khi về nước, ông vào làm nhân viên tư vấn về vấn đề lao động cho Công ty Xăng dầu Esso từ năm 1960 đến năm 1965.[5]:615

Năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Lao động trong Nội các Nguyễn Cao Kỳ.[5]:615

Ông qua đời tại Florida, Hoa Kỳ vào ngày 29 tháng 7 năm 2017.[4][6]

Tác phẩm sửa

  • Hope and vanquished reality (2001)[7]

Vinh danh sửa

  •   Chương Mỹ Bội tinh Đệ nhất hạng[5]:615

Tham khảo sửa

  1. ^ “Phiên họp lần thứ 49 của Hội nghị Paris Việt Nam-Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày 8”. Reference News (bằng tiếng Trung). 12 tháng 1 năm 1970. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022. Phạm Đăng Lâm, trưởng phái đoàn VNCH tham gia hòa đàm Paris, hiện đang đàm phán tại Sài Gòn, cấp phó của ông là Nguyễn Xuân Phong, tham dự cuộc họp hôm nay, đã chỉ trích gay gắt thái độ của phái đoàn CSVN tham gia hòa đàm suốt năm 1969.
  2. ^ “Xuân Thủy hối thúc Mỹ mau chóng ký hòa ước, các điều khoản vẫn không thể thay đổi, Nguyễn Thị Bình đổ lỗi nước Mỹ cản trở hòa bình, Nguyễn Xuân Phong muốn Bắc Việt rút khỏi ba nước”. Nam Dương thương báo (bằng tiếng Trung). 17 tháng 11 năm 1972. tr. 1. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.
  3. ^ Đỗ Đôn Tín; Triệu Hòa Mạn (1988). “Danh sách thành viên nội các tiền nhiệm của ngụy quyền miền Nam Việt Nam”. Brochure Việt Nam Lào Campuchia (PDF). Bắc Kinh: Nhà xuất bản Thời sự. ISBN 7-80009-047-7. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2022.
  4. ^ a b Thái Hóa Lộc (20 tháng 8 năm 2017). “Quốc Vụ Khanh VNCH Nguyễn Xuân Phong ra đi trong sự tiếc nuối”. www.baocalitoday.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ a b c d e f g Trần Văn Ngô; Nguyễn Huynh; Nguyễn Văn Toàn; Lê Trung Hiếu (1974). Who's who in Vietnam (PDF) (bằng tiếng Anh). Vietnam Press. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “Nhân ngày 30/4: Chút hồi ức về một người tù cải tạo (phần 2)”. baotiengdan.com. 30 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2022.
  7. ^ Nguyễn Xuân Phong (2001). Hope and vanquished reality. New York: Center for A Science of Hope. ISBN 9781401021023. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa