Nhà hát Kịch Hà Nội (Tiếng Anh: Hà Nội Drama Theatre) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, có chức năng biểu diễn nghệ thuật kịch nói; sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói.

Nhà hát Kịch Hà Nội
Hanoi Drama Theatre
Tổng quan Đơn vị sự nghiệp công lập
Thành lập1959
Trụ sởSố 42 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giám đốc chịu trách nhiệm
Trực thuộcSở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội
Websitekichhanoi.vn

Lịch sử hình thành và phát triển

sửa

Nhà Hát Kịch Hà Nội ngày nay được thành lập năm 1959. Trải qua hơn 65 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển. Từ một đội kịch trong Đoàn văn công nhân dân Thủ đô. Năm 1993, Đoàn kịch nói Hà Nội được chuyển thành Nhà Hát Kịch Hà Nội. Với sự nỗ lực vượt bậc về biểu diễn. Năm 2005, Nhà Hát đã được UBND Thành phố Hà Nội quyết định nâng hạng thành Nhà Hát hạng I (Quyết định số 8574/QĐ-UB ngày 30/12/2005 của UBND Thành phố Hà Nội về việc xếp hạng I cho Nhà Hát Kịch Hà Nội).

Thực hiện quyết định của Quốc Hội về việc mở rộng địa giới hành chính Hà Nội. Tháng 4 năm 2009, Đoàn kịch nói Hà Tây sáp nhập với Nhà Hát Kịch Hà Nội thành Nhà Hát Kịch Hà Nội trực thuộc Sở VHTT & DL Hà Nội.

Nhà Hát Kịch Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ biểu diễn nghệ thuật kịch nói; Sưu tầm, bảo tồn và phát triển nghệ thuật kịch nói; Biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, biểu diễn phục vụ khán giả trong nước và ngoài nước góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần và thẩm mỹ của người xem.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự

sửa
  • Tổ chức bộ máy, nhân sự của Nhà Hát được xây dựng theo quyết định của UBND Thành phố Hà Nội, của Bộ VHTT&DL đối với Nhà Hát hạng I, gồm có Ban giám đốc, các phòng chức năng:
  • Phòng Hành chính Tổng hợp;
  • Phòng Tổ chức biểu diễn;
  • Phòng Nghệ thuật;
  • Các Đoàn diễn viên (Đoàn diễn viên 1, Đoàn diễn viên 2, Đoàn diễn viên 3)

Với tổng số 109 cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động. Trong đó có 66 diễn viên, 10 người làm công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, 33 người phục vụ. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ có 05 người, Đại học- cao đẳng có 71 người, trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị 01 người, trung cấp lý luận chính trị 06 người. Chi bộ Đảng Nhà Hát có 21 đảng viên, tổ chức Công đoàn có 98 hội viên, Chi Đoàn thanh niên có 33 đoàn viên, Chi Hội cựu chiến binh 16 hội viên và đặc biệt trong đội ngũ nghệ sĩ diễn viên có 03 nghệ sĩ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân và 06 nghệ sĩ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú đang công tác, biểu diễn.

  • Trong 65 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, nhà hát đã có hơn 15 thế hệ nghệ sĩ, diễn viên kế tiếp nhau, trong đó có 8 Nghệ sĩ Nhân dân. Đó là những thế hệ nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Trần Hoạt, NSND Hoàng Dũng, NSND Hoàng Cúc, NSND Minh Hòa, NSND Trung Hiếu, NSND Công Lý, NSND Tiến Đạt, NSND Trần Hạnh. 22 nghệ sỹ được nhà nước phong tặng Nghệ sỹ Ưu tú: NSƯT Hoàng Quân Tạo, NSƯT Nguyễn Quốc Toàn, NSƯT Thu An, NSƯT Trịnh Mai, NSƯT Thanh Tú, NSƯT Trần Đức, NSƯT Trần Kiếm, NSƯT Đức Lưu, NSƯT Vũ Văn Phơ, NSƯT Nhật Đức, NSƯT Minh Vượng, NSƯT Tiến Hợi, NSƯT Thu Hà, NSƯT Đức Quang, NSƯT Xuân Đồng, NSƯT Thanh Huệ, NSƯT Bích Thuỷ, NSƯT Tiến Minh, NSƯT Phú Thăng, NSƯT Trần Vân, NSƯT Minh Trang, NSƯT Thu Hạnh.

Giám đốc Nhà hát qua các thời kỳ

sửa

Lãnh đạo

sửa

Giám đốc: NSND Trung Hiếu

Phó giám đốc: NSND Công Lý (-3/2025)[1]

Phó giám đốc: NSƯT Dương Đức Quang

Thành tích

sửa

– 01 Huân chương độc lập hạng Ba.

– 01 Huân chương lao động hạng Nhì.

– 01 Huân chương lao động hạng Ba.

– 04 Bằng khen của Chính phủ.

– 19 Huân chương, huy chương kháng chíên chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba của hội đồng nhà nước tặng cho các nghệ sỹ, cán bộ, công nhân viên chức trong Nhà Hát.

– 70 Huy chương vàng, 56 Huy chương bạc và nhiều bằng khen, giấy khen tặng cho các tiết mục và các nghệ sỹ trong 10 kỳ Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc.

– 01 Bằng khen của Bộ Văn hoá Mông Cổ.

– 02 giải thưởng Thăng Long cho 2 vở diễn: “Hà Nội đêm trở gió” và “Luỹ hoa”.

– 06 lần đựơc nhận giải thưởng vở diễn hay nhất năm của Bộ Văn hoá và Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam và Cục nghệ thuật biểu diễn.

Giai đoạn phát triển

sửa

Các tác phẩm kịch nói tiêu biểu

sửa
  • Vở “Tình sử ngàn năm” năm 2010 của nhà văn nhà văn Nguyễn Quang Lập, đạo diễn NSND Doãn Hoàng Giang. Vở diễn là một trong những vở sân khấu lớn được UBND thành phố, Sở VHTT&DL Hà Nội đầu tư hướng tới đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.
  • Tháng 6/2015, Nhà Hát đã tham gia Cuộc thi nghệ thuật sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc tại Tỉnh Thanh Hóa với 03 vở diễn là vở “Bỉ vỏ”, vở “Tiếng đàn vùng Mê Thảo”, vở “Điệp khúc vi rút”. Kết quả đạt được: vở “Điệp khúc vi rút” đạt Huy Chương Vàng. Vở “Bỉ vỏ” đạt Huy Chương Bạc.

Tham khảo

sửa
  1. ^ "NSND Công Lý xin thôi vị trí Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội". ngày 13 tháng 3 năm 2025.