Nhà thờnơi thờ phụng, cầu nguyện của những người theo các tôn giáo như: Kitô giáo (Công giáo, Tin Lành...), Hồi giáo, đạo Cao Đài... hoặc phục vụ cho việc thờ cúng tổ tiên. Nhà thờ là một trong những cơ sở xã hội quan trọng dựa trên yếu tố tinh thần để giáo dục đạo đức theo một niềm tin nhất định và đóng vai trò như là một trung tâm thuyết giáo, nơi hành lễ, cầu nguyện của tín đồ, nơi tổ chức lễ tang, cầu siêu cho những người đã khuất, và một số vai trò khác. Mỗi tôn giáo có mô hình kiến trúc nhà thờ riêng, dễ phân biệt với các công trình kiến trúc khác. Ví dụ như nhà thờ của Kitô giáo thường có gắn một thập tự giá bên trên.

Nhà thờ Công giáo - nhà thờ đá Phát Diệm, Ninh Bình
Bên trong nhà thờ Bùi Thượng, Đồng Nai
Nhà thờ Tin Lành - Tổng hội Báp tít Việt Nam (Ân Điển – Nam Phương), Sài Gòn
Nhà thờ của Hội thánh Báp tít Việt Nam tại Houston
Thánh thất Đa Phước, Đà Lạt

Nhà thờ ở Việt Nam sửa

Các loại hình nhà thờ ở Việt Nam gồm có:

  • Nhà thờ họ: là nơi thờ cúng tổ tiên theo dòng họ, phổ biến ở cư dân Việt các miền châu thổ
  • Nhà thờ Kitô giáo: (cũng gọi là nhà thánh, thánh đường, giáo đường Kitô giáo) gồm nhà thờ Công giáo và nhà thờ Tin Lành, phổ biến trên cả nước, tập trung tại các thành thị, ven đường quốc lộ, miền biển.
  • Nhà thờ chi : là nơi thờ cúng tổ tiên chia theo chi, nhánh khác nhau.
  • Nhà thờ Hồi giáo (mosque) (còn gọi là thánh đường Hồi giáo) có mặt ở các những vùng có người ChămNam Bộ, và rải rác một ở nơi khác có người theo tín ngưỡng Hồi giáo sinh sống.
  • Nhà thờ Cao Đài (thường gọi là Thánh thất Cao Đài) có mặt ở một số tỉnh Nam Bộ.

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa