Nhóm ngôn ngữ Ý-Dalmatia
Nhóm ngôn ngữ Ý-Dalmatia hay nhóm ngôn ngữ Trung Rôman là một nhóm ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman được nói ở Ý, Corse (Pháp) và trước đây là ở Dalmatia (Croatia).
Nhóm ngôn ngữ Ý-Dalmatia | |
---|---|
Nhóm ngôn ngữ Trung Rôman | |
Phân bố địa lý | Ý, Pháp, Croatia |
Phân loại ngôn ngữ học | Ấn-Âu |
Glottolog: | ital1286[1] |
{{{mapalt}}} Các ngôn ngữ Ý-Dalmatia có màu vàng, nâu, cam, xanh dương và xanh lục. |
Nhóm ngôn ngữ Ý-Dalmatia có thể được chia thành:[2]
- Ý-Rôman bao gồm hầu hết các ngôn ngữ Ý trung và nam.
- Rôman Dalmatia bao gồm tiếng Dalmatia và tiếng Istria.
Bốn nhánh thường được chấp nhận của nhóm ngôn ngữ Rôman là Tây Rôman, Ý-Dalmatia, Sardegna và Đông Rôman. Nhưng có những cách phân loại ngôn ngữ Ý-Dalmatia khác có thế sau đây:
- Ý-Dalmatia đôi khi được phân loại trong nhóm ngôn ngữ Đông Rôman (bao gồm tiếng România).
- Ý-Dalmatia đôi khi được đưa vào nhóm ngôn ngữ Tây Rôman (bao gồm các ngôn ngữ Gallicia và Iberia) thành nhóm ngôn ngữ Ý-Tây.
- Ý-Rôman đôi khi được đưa vào trong nhóm Ý-Tây, với Rôman Dalmatia được đưa vào trong nhóm Đông Rôman.
- Tiếng Corse (từ nhóm Ý-Dalmatia) và tiếng Sardegna đôi khi được kết hợp với nhau thành nhóm ngôn ngữ Nam Rôman hoặc Rôman hải đảo.
Ngôn ngữ
sửaDựa trên tiêu chí về sự thông hiểu lẫn nhau, Dalby liệt kê bốn ngôn ngữ: tiếng Corse, tiếng Ý (Tuscan - Trung Ý), tiếng Napoli-Sicilia và tiếng Dalmatia.[3]
Rôman Dalmatia
sửa- Tiếng Dalmatia từng được nói ở vùng Dalmatia của Croatia. Nó đã biến mất vào thế kỷ 19.
- Tiếng Istria là một ngôn ngữ bị đe doạ được nói ở tây nam của bán đảo Istria, Croatia.
Veneto
sửaTiếng Veneto đôi khi được thêm vào nhóm Ý-Dalmatia khi nó bị loại khỏi nhóm ngôn ngữ Gallo-Ý, và sau đó thường được nhóm với tiếng Istria.
Tuscan
sửa- Tiếng Tuscan-Corse: nhóm phương ngữ được nói ở vùng Toscana của Ý và đảo Corse của Pháp. Tiếng Corse được nói ở Corse, được cho là hậu duệ của tiếng Tuscan.[4]
Ý
sửa- Tiếng Ý là một ngôn ngữ chính thức ở Ý, Thụy Sĩ, San Marino, Thành Vatican và miền tây Istria (ở Slovenia và Croatia). Nó từng có vị thế chính thức ở Albania, Malta và Monaco, nơi nó vẫn được sử dụng rộng rãi, cũng như ở Đông Phi thuộc Ý và Lybia thuộc Ý cũ, nơi nó đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau. Tiếng Ý cũng được nói bởi các cộng đồng hải ngoại lớn ở Châu Mỹ và Úc. Tiếng Ý ban đầu và chủ yếu dựa vào phương ngữ Florentine: sau đó nó bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hầu hết các ngôn ngữ khu vực của Ý trong khi phát âm chuẩn của nó (được gọi là Pronuncia Fiorentina Emendata, Amended Florentine Pronunciation) dựa trên giọng của phương ngữ Roma; đây là những lý do tại sao tiếng Ý khác biệt đáng kể với tiếng Tuscan và phương ngữ Florentine của nó.[5]
Trung Ý
sửa- Phương ngữ Ý Trung nhân, hay tiếng Latinh-Umbria-Marche và trong ngôn ngữ học của Ý là "phương ngữ Ý Trung", chủ yếu được nói ở các khu vực: Lazio (bao gồm Roma); Umbria; trung tâm Marche; một phần nhỏ của Abruzzo và Toscana.
Napoli
sửa- Tiếng Napoli hay được biết đến trong ngôn ngữ học Ý là "nhóm phương ngữ nam trung", được nói ở: miền nam Marche; cực nam Lazio; Abruzzo; Molise; Campania (bao gồm cả Napoli); Basilicata; và mạn bắc của cả Pulia và Calabria.
Sicilia
sửa- Tiếng Sicilia hay được biết đến trong ngôn ngữ học Ý là "nhóm phương ngữ cực nam", được nói trên đảo Sicilia; và mạn nam của cả Calabria và Pulia; và ở Cilento, ở cực nam của Campania.
- Phương ngữ Cilento: được nói ở Cilento, chịu ảnh hưởng của cả tiếng Napoli và tiếng Sicilia.
Ngoài ra, một số ngôn ngữ nhóm Gallo-Italic được sử dụng ở Trung-Nam Ý.
Judeo-Ý
sửaNhóm ngôn ngữ Judeo-Ý là các loại tiếng Ý được sử dụng bởi các cộng đồng Do Thái, giữa thế kỷ thứ 10 và thế kỷ 20, ở Ý, Corfu và Zakynthos.
Tham khảo
sửa- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Italo-Dalmatian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Hammarström, Harald & Forkel, Robert & Haspelmath, Martin & Nordhoff, Sebastian. 2014. "Italo-Dalmatian" Glottolog 2.3. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ David Dalby, 1999/2000, The Linguasphere register of the world's languages and speech communities. Observatoire Linguistique, Linguasphere Press. Volume 2. Oxford.[liên kết hỏng][1][2] Lưu trữ 2014-08-27 tại Wayback Machine
- ^ Harris, Martin; Vincent, Nigel (1997). Romance Languages. London: Routlegde. ISBN 0-415-16417-6.
- ^ La pronuncia italiana (Italian). treccani.it