Heavy metal

thể loại nhạc rock
(Đổi hướng từ Nhạc heavy metal)

Heavy metal (thường được gọi tắt là metal) là một thể loại nhạc rock[1] phát triển vào cuối những năm 1960 và đầu 1970, chủ yếu ở AnhMỹ.[2] Bắt nguồn từ blues-rockpsychedelic rock, các ban nhạc tạo nên cho heavy metal những âm thanh dày, mạnh, đặc trưng bởi âm rè khuếch đại mạnh, những đoạn solo ghita dài, nhịp mạnh, và nói chung là ồn ào. Lời hát và phong cách biểu diễn của heavy metal thường mang đậm chất nam tính và cơ bắp.[3]

Những ban nhạc heavy metal đầu tiên như Led Zeppelin, Black SabbathDeep Purple đã thu hút được nhiều khán giả. Tuy nhiên họ thường bị chửi rủa nặng nề, đây là tình trạng chung của dòng nhạc này trong suốt quá trình lịch sử. Giữa thập niên 70, Judas Priest thúc đẩy quá trình biến chuyển của heavy metal với việc loại bỏ sự ảnh hưởng của blue. Motorhead thì đem đến cảm giác của punk rock và một sự đẩy nhanh tốc độ mạnh mẽ. Những ban nhạc trong Làn sóng heavy metal mới của Anh như Iron Maiden cũng đi theo mạch đó. Đến cuối thập kỷ, heavy metal đã thu hút được một lượng người hâm mộ lớn trên toàn thế giới, họ được biết đến với cái tên "metalhead" (đầu kim loại) hay "headbanger" (những kẻ đập đầu).

Trong những năm 1980, glam metal trở thành một thế lực rất mạnh với những nhóm như Motley Crue. Thế giới ngầm sinh ra một phong cách mạnh mẽ, hung hăng hơn: thrash metal, nó trở thành trào lưu với những ban nhạc như Metallica. Trong khi đó những phong cách khác như death metalblack metal vẫn chỉ là những hiện tượng văn hóa nhỏ. Kể từ giữa thập niên 90, những phong cách phổ biến như nu metal, thứ âm nhạc kết hợp những yếu tố của grungehip hop; hay metalcore, pha trộn extreme metal với hardcore punk, làm cho định nghĩa của dòng nhạc này rộng hơn.

Đặc điểm

sửa

Nguyên gốc của heavy metal được đặc trưng bởi tiếng ghita rè lớn, nhịp điệu mạnh, âm bass và trống đặc, cùng với giọng ca khỏe. Những dòng metal nhánh khác thì biến hóa bằng cách nhấn mạnh thêm, biến đổi, hay bỏ đi một hoặc nhiều đặc điểm trên. Nhà phê bình Jon Pareles của tờ New York Times viết "Nếu đem phân loại các dòng nhạc phổ biến thì heavy metal là một ngành lớn của hard rock, một "loài" với ít chữ hơn, ít chất blue, nhiều thành viên và hung ác hơn."[4] Một ban nhạc thường có một tay trống, một tay ghita bass, một ghita nhịp, một ghita chính, và một ca sĩ có thể chơi hoặc không chơi nhạc cụ. Nhạc cụ phím đôi khi được sử dụng để làm đầy đặn âm thanh hơn.[5]

 
Judas Priest biểu diễn năm 2005

Cây ghita điện và sức mạnh âm nó truyền qua bộ khuếch đại từng là yếu tố then chốt của heavy metal.[6] Vai trò dẫn dắt của cây ghita trong heavy metal thường có xung đột với vai trò thủ lĩnh hay trưởng nhóm truyền thống của người ca sĩ, tạo ra một sự căng thẳng khi cả hai cùng "đấu tranh để giành quyền thống lĩnh" với tinh thần của một cuộc "ganh đua bác ái".[5] Heavy metal "có nhu cầu hạ thấp tầm quan trọng của giọng ca" đối với toàn bộ ban nhạc. Trái ngược với gốc rễ của metal vào thập kỷ 60, để chứng thực nó cần một "sự biểu hiện cảm xúc rõ rệt" từ phía ca sĩ.[7] Nhà phê bình Simon Frith cho rằng "chất giọng" của ca sĩ quan trọng hơn lời bài hát của metal.[8] Những ca sĩ hát metal có rất nhiều phong cách, từ chất giọng đa cao độ, hàn lâm của Rob Halford ban Judas Priest và Bruce Dickinson ban Iron Maiden, đến phong cách cộc cằn của Lemmy ban Motorhead hay James Hetfield ban Metallica, cho đến những tiếng gầm gừ của rất nhiều ca sĩ hát death metal.

Vai trò nổi bật của bass cũng là một bí quyết của nhạc metal, và sự tương tác của bass và ghita là yếu tố trung tâm. Cây ghita bass tạo ra âm thanh trầm là yếu tố quyết định để làm cho âm nhạc "nặng".[9] Kỹ thuật chơi bass rất phong phú và phức tạp, từ việc giữ một âm nền thấp làm nền tảng cho đến hòa nhịp những đoạn riff phức tạp và lướt theo ghita chính và/hoặc ghita nhịp. Một số ban nhạc đưa ghita bass lên thành nhạc cụ chính, một cách tiếp cận được mở rộng bởi Cliff Burton của Metallica đầu thập kỷ 80.[10]

 
Metallica biểu diễn năm 2003

Bản chất của trống trong metal là tạo ra một nhịp to, đều cho ban nhạc sử dụng "bộ ba tốc độ, sức mạnh, và chính xác".[11] Chơi trống trong metal "cần một độ dẻo dai phi thường", và các tay trống cần phải có "tốc độ, khả năng phối hợp, độ khéo léo … tương đối lớn để chơi những đoạn phức tạp" trong metal.[12] Một kỹ thuật chơi trống tiêu biểu của metal là "Blast Beat" hoặc "kẹp chũm chọe" (cymbal choke), là kỹ thuật đập vào chũm chọe và ngay lập tức giữ nó lại bằng tay kia (hoặc dùng chính tay đập trong một số trường hợp) tạo ra một âm bật lớn. Dàn trống của metal thường lớn hơn nhiều so với những dàn trống được dùng trong các dòng nhạc rock khác.[9]

Khi biểu diễn nhạc sống, sự ầm ĩ – sự "công kích của âm thanh", theo sự mô tả của nhà xã hội học Deena Weinstein – được coi là yếu tố sống còn..[6] Trong cuốn sách Metalheads của mình, nhà tâm lý học Jeffery Arnett nhắc tới buổi trình diễn heavy metal như một "cảm quan tương đương của chiến tranh".[13] Tiếp nối sự dẫn dắt của Jimi Hendrix, CreamThe Who, những ban nhạc heavy metal đầu như Blue Cheer đã đặt ra một ngưỡng âm lượng mới. Như Dick Peterson của Blue Cheer đã nói "Tất cả những gì chúng ta biết là chúng ta cần nhiều sức mạnh hơn".[14] Một bài báo năm 1977 về buổi biểu diễn của Motorhead đã viết về cách mà "chỉ riêng âm lượng cực lớn đã thể hiện được tác động của ban nhạc".[15] Weinstein đưa ra so sánh: trong khi giai điệu là yếu tố chính của nhạc pop và nhịp điệu là trọng tâm của nhạc house, thì âm thanh đầy sức mạnh, âm sắc, và âm lượng là yếu tố then chốt của metal. Bà lý luận rằng sự ầm ĩ được thiết kế ra để "quét người nghe vào trong làn âm thanh" và để tạo ra một "liều thuốc của sức trẻ".[6]

Ngôn ngữ âm nhạc

sửa

Nhịp điệu và tốc độ

sửa

Nhịp điệu trong các ca khúc metal rất rõ ràng, với những chỗ nhấn có tính toán. Weinstein quan sát thấy rằng mảng hiệu ứng âm thanh lớn dành cho các tay trống đã cho phép "khuôn nhịp có thể trở nên ngày một phức tạp với xu hướng và nhu cầu mạnh mẽ của nó."[9] Trong rất nhiều bài heavy metal, mạch chủ đạo được đặc trưng bởi những đoạn nhịp 2 nốt hoặc 3 nốt ngắn – thường được tạo nên bởi nốt 8 hoặc nốt 16. Những đoạn nhịp này thường được biểu diễn bằng một đoạn ngắt âm tạo ra bằng cách sử dụng kỹ thuật tay-câm (palm-muted) trên ghita nhịp.[16]

 
Ví dụ về một khuôn nhịp được sử dụng trong heavy metal.

Ngắn gọn, bất ngờ, và những bước nhịp tách biệt được gom lại tạo thành tiết nhịp với một kết cấu riêng biệt, thường là giật cục. Những tiết nhạc này được dùng để tạo ra xướng nhịp và giai điệu gọi là riff, giúp tạo ra các móc (hook) liên quan. Các bài hát heavy metal cũng sử dụng những đoạn nhịp dài hơn như những hợp âm nốt tròn, hoặc nốt đen trong các bài power ballad chậm. Nhịp độ của heavy metal thời kỳ đầu có chiều hướng "chậm, thậm chí nặng nề".[9] Tuy nhiên, đến cuối thập niên 70 các ban nhạc metal chơi với nhiều nhịp độ khác nhau. Trong những năm 2000, nhịp độ của metal được xếp theo thứ tự từ ballad chậm (nốt đen = 60 phách/phút) đến phách gió siêu nhanh (nốt đen = 350 phách/phút).[12]

Giai điệu

sửa

Một trong những dấu hiệu của dòng nhạc này là hợp âm mạnh của ghita.[17] Theo thuật ngữ chuyên môn, hợp âm mạnh khá đơn giản: nó chỉ bao gồm một quãng chính, thường là quãng năm đúng, tuy nhiên quãng tám cũng có thể được thêm vào để làm nền. Mặc dù quãng năm đúng là phổ biến nhất cho hợp âm mạnh,[18] các hợp âm mạnh cũng có thể dựa trên các quãng khác như quãng ba thứ, quãng ba trưởng, quãng tư đúng, quãng năm giảm, hay quãng sáu thứ.[19] Phần lớn hợp âm mạnh được trình tấu với vị trí các ngón tay phù hợp để có thể trượt lên xuống dễ dàng trên cần đàn.[20]

Cấu trúc giai điệu đặc trưng

sửa

Heavy metal thường dựa trên những đoạn riff tạo bởi 3 hòa âm chính tiêu biểu: các chuỗi thang âm thức, các chuỗi tam âm và đồng chuyển, và tác dụng của âm thể nền. Heavy metal truyền thống có khuynh hướng sử dụng thang âm thức, cụ thể là các âm thức AeolianPhrygian.[21] Theo ngôn ngữ hòa âm, điều này có nghĩa là dòng nhạc này thường kết hợp các chuỗi hợp âm thức như chuỗi Aeolian I-VI-VII, I-VII-(VI), hoặc I-VI-IV-VII với chuỗi Phrygian ẩn chứa mối liên hệ giữa I và ♭II (ví dụ I-♭II-I, I-♭II-III, hoặc I-♭II-VII). Mối liên hệ căng âm đồng chuyển hoặc tam âm được sử dụng nhiều trong các chuỗi hợp âm của metal.[22][23] Quãng tam âm, một quãng nối ba âm – ví dụ C và F# - là một nghịch âm cấm kị trong giáo hội trung cổ. Điều này khiến các thầy tu gọi nó là diabolus in musica – "con quỷ trong âm nhạc".[24] Chính xuất phát từ biểu tượng này, nó thường được nhắc đến với cái tên "ma quỷ" trong tục lệ văn hóa Tây phương. Heavy metal sử dụng lượng lớn quãng tam âm trong các đoạn solo và riff, ví dụ như trong giai đoạn đầu của "Black Sabbath".

Heavy metal thường sử dụng rất nhiều âm thể nền để làm giai điệu chính. Một âm thể nền là một âm được duy trì, thường là trong phạm vi bass, trong đó có ít nhất một ngoại điệu (ví dụ nghịch âm) được phát ra trong các phần khác.[25]

Mối liên quan với âm nhạc cổ điển

sửa

Chủ đề lời hát

sửa

Hình ảnh và trang phục

sửa

Điệu bộ, cử chỉ

sửa

Văn hóa người hâm mộ

sửa

Ngữ nguyên

sửa

Lịch sử

sửa

Tiền đề: giữa thập niên 60

sửa

Khởi nguyên: cuối thập niên 60, đầu thập niên 70

sửa

Trào lưu chính: cuối thập niên 70, đầu thập niên 80

sửa

Các dòng nhạc metal ngầm: những năm 1980, 1990 và 2000

sửa

Nhiều thể loại heavy metal đã phát triển bên lề của dòng nhạc chính trong thập kỉ 80.[26]. Nhiều người đã cố gắng phân loại chúng, có thể kể đến một số thành viên của trang nhạc Allmusic và nhà phê bình âm nhạc Garry Sharpe-Young. Từ điển nhạc metal của Garry Sharpe-Young đã chia các dòng nhạc metal này ra thành 5 nhóm chính là thrash metal, death metal, black metal, power metal và các dòng thuộc loại doomgothic metal.

Thrash metal

sửa
 
Nhóm thrash Slayer biểu diễn năm 2007

Dòng thrash metal bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu thập kỉ 80, chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng nhạc hardcore punk và trào lưu nhạc heavy metal mới của nước Anh[27] đặc biệt là các bản nhạc sử dụng phong cách tăng tốc gọi là speed metal. Phong trào thrash metal bắt đầu tại Mĩ, với đầu tàu là các buổi biểu diễn của một số band tại Bay Area, California. Âm nhạc của các nhóm thrash có đặc điểm là mạnh mẽ và dữ dội hơn dòng nhạc metal gốc cũng như dòng glam rock xuất hiện sau nó.[27] Những cú riff ghitar với quãng âm thấp thường làm nền cho guitar lead sử dụng kĩ thuật lướt nhanh (shredding). Lời hát thường thể hiện quan điểm của chủ nghĩa hư vô hoặc đề cập tới các vấn đề xã hội với ngôn từ đẫm máu và đầy nội tâm. Thrash metal được mô tả như một dạng ‘’nhạc tai họa của đô thị’’ hay ‘’một người anh em họ xanh xao của rap’’

Dòng thrash metal được phổ biến rộng rãi tới người nghe bởi 4 nhóm thrash lớn (Big Four): Metallica, Anthrax, MegadethSlayer.[28] 3 nhóm thrash đến từ nước Đức Kreator, Sodom, and Destruction đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thrash tại châu Âu. Ngoài ra có thể kể đến đóng góp của các nhóm nhạc đến từ các buổi biểu diễn tại Bay Area là TestamentExodus, nhóm nhạc New Jersey Overkill, và nhóm Sepultura của Brazil. Bắt đầu từ một trào lưu âm nhạc ngầm tồn tại tới gần 1 thập kỉ, thrash đã dần dần tiếp cận được một lớp công chúng đông đảo hơn nhờ vào sự phát triển của một số nhóm như Metallica, Megadeth.. Năm 1986, album Master of Puppets của Metallica lọt vào top 40 bảng xếp hạng album Billboard, 2 năm sau, đến lượt album ...And Justice for All đứng thứ 6 tại bảng xếp hạng này. Megadeth và Anthrax cũng có những bản rock lọt vào top 40.[29] Mặc dù không thành công trên thị trường bằng các band khác trong nhóm bộ tứ, Slayer đã cho ra đời những bản thrash mang tính định hình cho thể loại nhạc trong album Reign in Blood (1986). Album này đã được mệnh danh là ‘’album nặng nhất mọi thời đại’’[30] 2 thập kỉ sau, Metal Hammer gọi nó là album tuyệt vời nhất trong 20 năm trở lại đây[31] Trong số khán giả của Slayer có cả những phần tử phát xít mới cực hữu, và người ta vẫn luôn buộc tội Slayer vì việc truyền bá bạo lực và tư tưởng phát xít [32] Đầu thập niên 90, thrash đã có được những thành công vượt bậc, thách thức và định nghĩa lại dòng metal chính thống [33] Album cùng tên của Metallica năm 1991 đã chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng [34], album Countdown to Extinction của Megadeth năm 1992 đứng vị trí thứ 2[35], Anthrax và Slayer lọt vào top 10[36], và album của những nhóm như Testament và Sepultura cũng lọt vào top 100.[37]

Death metal

sửa

Black metal

sửa

Power metal

sửa

Doom và Gothic metal

sửa

Chất liệu mới: Thập niên 90 và đầu thế kỷ 21

sửa

Xu hướng hiện tại: giữa và cuối thập niên đầu thế kỷ 21

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Du Noyer (2003), p. 96; Weinstein (2000), pp. 11–13.
  2. ^ Weinstein (2000), p. 14
  3. ^ Fast (2005), pp. 89–91; Weinstein (2000), pp. 7, 8, 23, 36, 103, 104.
  4. ^ Pareles, Jon. "Heavy Metal, Weighty Words" The New York Times, 10 tháng 7 năm 1988. Truy cập 14 tháng 11 năm 2007.
  5. ^ a b Weinstein (2000), p. 25
  6. ^ a b c Weinstein (2000), p. 23
  7. ^ Weinstein (2000), p. 26
  8. ^ Cited in Weinstein (2000), p. 26
  9. ^ a b c d Weinstein (2000), p. 24
  10. ^ "Cliff Burton's Legendary Career: The King of Metal Bass" Bass Player, tháng 2 năm 2005. Truy cập 13 tháng 11 năm 2007.
  11. ^ Dawson, Michael. "Chris Adler: More Than Meets The Eye" Lưu trữ 2008-12-17 tại Wayback Machine Modern Drummer Online. Truy cập 13 tháng 11 năm 2007.
  12. ^ a b Berry and Gianni (2003), p. 85
  13. ^ Arnett (1996), p. 14
  14. ^ Walser (1993), p. 9
  15. ^ Paul Sutcliffe quoted in Waksman, Steve. "Metal, Punk, and Motörhead: Generic Crossover in the Heart of the Punk Explosion". Lưu trữ 2007-06-18 tại Wayback Machine Echo: A Music-Centered Journal 6.2 (Fall 2004). Truy cập 15 tháng 11 năm 2007
  16. ^ "Master of Rhythm: The Importance of Tone and Right-hand Technique," Guitar Legends, tháng 4 năm 1997, p. 99
  17. ^ Walser (1993), p. 2
  18. ^ See, e.g., Glossary of Guitar Terms. Mel Bay Publications. Truy cập 15 tháng 11 năm 2007
  19. ^ "Shaping Up and Riffing Out: Using Major and Minor Power Chords to Add Colour to Your Parts," Guitar Legends, tháng 4 năm 1997, p. 97
  20. ^ Schonbrun (2006), p. 22
  21. ^ Walser (1993), p. 46
  22. ^ Marshall, Wolf. "Power Lord—Climbing Chords, Evil Tritones, Giant Callouses," Guitar Legends, tháng 4 năm 1997, p. 29
  23. ^ Dunn, Sam (2005). "Metal: A Headbanger's Journey Lưu trữ 2018-08-07 tại Wayback Machine". Warner Home Video (2006). Truy cập 19 tháng 3 năm 2007
  24. ^ The first explicit prohibition of that interval seems to occur with the "development of Guido of Arezzo's hexachordal system which made B flat a diatonic note, namely as the 4th degree of the hexachordal on F. From then until the end of Renaissance the tritone, nicknamed the 'diabolus in musica', was regarded as an unstable interval and rejected as a consonance" (Sadie, Stanley [1980]. "Tritone", in The New Grove Dictionary of Music and Musicians, 1st ed. MacMillan, pp. 154–5. ISBN 0-333-23111-2. See also Arnold, Denis [1983]. "Tritone", in The New Oxford Companion to Music, Volume 1: A-J. Oxford University Press. ISBN 0-19-311316-3). During the BaroqueClassical eras, the interval came to be accepted, though in a specific, controlled way. It is only during the Romantic era and in modern classical music that composers have used it freely, exploiting the evil connotations with which it is culturally associated.
  25. ^ Kennedy (1985), "Pedal Point," p. 540
  26. ^ Weinstein (1991), p. 21
  27. ^ a b "Genre—Thrash Metal" Lưu trữ 2012-04-02 tại Wayback Machine. Allmusic. Truy cập 3 tháng 3 năm 2007.
  28. ^ Walser (1993), p.14
  29. ^ "Metallica—Artist Chart History"; "Megadeth—Artist Chart History"; "Anthrax—Artist Chart History". Billboard.com. Truy cập 7 tháng 4 năm 2007.
  30. ^ “Lostprophets scoop rock honours”. BBC News. ngày 25 tháng 8 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2007.
  31. ^ “Golden Gods Awards Winners”. Metal Hammer. ngày 13 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2007.
  32. ^ Moynihan, Søderlind (1998), p. 30; O'Neil (2001), p. 164
  33. ^ Walser (1993), p. 15
  34. ^ Billboard 200, chart date: 1991-08-31
  35. ^ Billboard 200, chart date: 1992-08-01
  36. ^ Billboard 200, chart date: 1993-06-12; Billboard 200, chart date: 1994-10-15
  37. ^ Billboard 200 Chart Position: Testament – Ritual, chart date: 1992-05-30; Billboard 200 Chart Position: Sepultura – Chaos A.D., chart date: 1993-11-06

Nguồn

sửa

Liên kết ngoài

sửa