Nhiếp ảnh phơi sáng lâu

Nhiếp ảnh phơi sáng lâu hoặc nhiếp ảnh phơi sáng theo thời gian hoặc nhiếp ảnh tốc độ màn trập chậm là việc sử dụng một tốc độ màn trập trong khoảng thời gian dài để có thể nắm bắt một cách sắc nét các yếu tố của bức ảnh khi làm mờ, bị nhòe hoặc che khuất các yếu tố chuyển động. Nhiếp ảnh phơi sáng lâu chụp một yếu tố mà nhiếp ảnh thông thường không: thời gian. Con đường của ánh sáng của các đối tượng chuyển động trở nên rõ ràng. Các đám mây, ánh đèn ở đầu và đuôi xe ô tô trở thành các vệt sáng, những ngôi sao tạo thành những vệt sáng trên bầu trời và làm mềm mại dòng chảy của nước. Chỉ có các đối tượng sáng mới tạo thành những vệt sáng có thể nhìn thấy, tuy nhiên, các đối tượng tối thường không xuất hiện. Các con thuyền trong độ phơi sáng lâu ban ngày sẽ biến mất, nhưng sẽ tạo thành những vệt sáng từ ánh đèn của chúng vào ban đêm.

Bức hình được chụp với 45 phút phơi sáng vào một đêm tối trời và quang đãng ở Cerro Paranal, các ngôi sao để lại những vệt dài khi chuyển động xung quanh bầu trời cực Nam (bên trái).

Kỹ thuật sửa

 
Một bức ảnh phơi sáng lâu của một chiếc đồng hồ trong bóng tối. Lưu ý sự xuất hiện của kim giây khi nó quay, cho thấy rằng đây là bức ảnh có độ phơi sáng kéo dài 30 giây. Kim giờ (mà chỉ chuyển động rất ít) được hiển thị rõ ràng, trong khi kim phút lại hơi mờ từ một nửa phút của chuyển động.

Trong khi không có không có định nghĩa cố định về điều gì tạo nên "việc phơi sáng lâu", mục đích là để tạo ra một hình ảnh bằng cách nào đó cho thấy hiệu ứng thời gian đang trôi đi, có thể là những gợn nước mượt mà hoặc những vệt sáng. Một hình ảnh phơi sáng 30 phút của một đối tượng tĩnh và cảnh vật xung quanh không thể được phân biệt được với một bức ảnh có độ phơi sáng ngắn, do đó, việc bao gồm của chuyển động là yếu tố chính để thêm họa tiết cho những bức ảnh có độ phơi sáng lâu. Những bức ảnh với thời gian phơi sáng vài phút cũng có xu hướng làm cho chuyển động của người hoặc những vật tối biến mất (bởi vì họ/chúng chỉ là một điểm của chỉ một phần nhỏ thời gian phơi sáng), thường tạo thêm một cảnh trầm lặng và khác với thế giới thật  trong các bức ảnh có độ phơi sáng dài.

Khi một khung cảnh bao gồm cả đối tượng tĩnh và động (ví dụ, một con đường cố định và xe cộ di chuyển hoặc một máy ảnh để trong một chiếc xe thể hiện một bảng điều khiển cố định và khung cảnh đang chuyển động), tốc độ màn trập chậm có thể tạo ra các hiệu ứng thú vị, chẳng hạn như các vệt sáng.

Chụp ảnh phơi sáng lâu dễ thực hiện nhất trong điều kiện ánh sáng kém, nhưng cũng có thể được thực hiện trong ánh sáng đầy đủ bằng cách sử dụng các bộ lọc độ đen trung tính hoặc bằng các máy ảnh được thiết kế đặc biệt. Khi sử dụng một bộ lọc độ đen trung tính dày, tính năng lấy nét tự động của máy ảnh cũng sẽ có thể hoạt động được. Tốt nhất là sửa soạn và lấy nét mà không có bộ lọc trước. Rồi khi bạn đã hài lòng với việc chuẩn bị này rồi thì chuyển sang lấy nét bằng tay và lắp bộ lọc độ đen trung tính vào trở lại.[1]

Nhiếp ảnh ban đêm sửa

 
Thời gian phơi sáng: 30 giây: các con côn trùng đang bay trong đêm trước một ánh đèn chiếu.
 
Thời gian phơi sáng 20 giây cho thấy những vệt sáng của xe hơi lúc chạng vạng trong Sa Mạc Cao, California.

Nhiếp ảnh phơi sáng lâu thường được sử dụng vào thời gian ban đêm, nơi thiếu ánh sáng thì buộc phải đặt độ phơi sáng lâu hơn, nếu cần giữ lại chất lượng tối đa cho bức ảnh. Tăng độ nhạy ISO cho phép đặt độ phơi sáng ngắn hơn, nhưng làm giảm đáng kể chất lượng hình ảnh thông qua việc giảm dãi động và làm tăng độ nhiễu. Bằng cách giữ màn trập của máy ảnh mở trong một khoảng thời gian dài, nhiều ánh sáng sẽ được hấp thụ, tạo ra một độ phơi sáng mà giúp chụp được toàn bộ dãi động (dynamic range) của cảm biến máy ảnh kỹ thuật số hoặc phim. Nếu camera là tĩnh trong toàn bộ khoảng thời gian màn trập mở thì có thể được tạo ra một bức ảnh rất sống động và rõ ràng.[2]

Vẽ ánh sáng sửa

 
Ví dụ về vẽ bằng ánh sáng

Trong kỹ thuật này, ánh sáng của bối cảnh được để rất tối và nhiếp ảnh gia hay một trợ lý lấy một nguồn sáng—nó có thể là cây đèn pin nhỏ—và di chuyển nó thành các hình vẽ. Nguồn ánh sáng có thể được tắt giữa các nét vẽ. Thông thường, các đối tượng tĩnh trong bối cảnh được chiếu sáng bằng cách chớp nhanh đèn studio, bởi một hoặc nhiều đèn flash từ một đèn cân lửa, hoặc bằng cách tăng độ mở ống kính.[3]

Nước và phơi sáng lâu sửa

 
Một bức hình có thời gian phơi sáng 30 giây bắt được rõ nét các yếu tố tĩnh của hình ảnh trong khi làm mờ thác nước thành vệt sương mù. Rác trong xoáy nước trong hồ tạo thành các vòng tròn hoàn chỉnh.

Phơi sáng lâu có thể làm mờ chuyển động của nước vì vậy khi lên hình nước sẽ có dạng sương mù trong khi vẫn giữ cho các đối tượng cố định như đất và các kiến trúc được sắc nét.[4]

Solargraphy sửa

 
Một bức hình có độ phơi sáng trong một năm, cho thấy những vệt của mặt trời trong cả năm 2014. Hình chụp tại Sashegy, Buda, Budapest, Hungary.
 
Một bức hình Solargraph chụp từ APEX của ESO tại Chajnantor.

Solargraphy là một kỹ thuật trong đó một camera pinhole cố định được sử dụng để phơi giấy ảnh trong một khoảng thời gian vô cùng dài (đôi khi nửa năm). Nó thường được sử dụng để thể hiện đường đi của mặt trời trên bầu trời.[5] Một ví dụ của việc này là một bức ảnh phơi sáng 6 tháng duy nhất được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Justin Quinnell, cho vệt mặt trời đi qua cầu treo Clifton từ ngày 19/12/2007 tới 21/6/2008. Một phần của triển lãm Ánh sáng chậm: 6 tháng qua Bristol, Quinnell mô tả bức ảnh này như là chụp "một khoảng thời gian xa hơn những gì chúng ta có thể thấy được với thị giác của chúng ta."[5] Phương pháp này của solargraphy sử dụng một máy ảnh pinhole đơn giản cố định an toàn ở một vị trí mà không bị quấy rầy.[5] Quinnel thiết kế máy ảnh của mình từ một lon đồ uống rỗng với khẩu độ 0,25mm và một tờ giấy ảnh.[6]

Vào ngày 3/2/2015 một máy ảnh pinhole được sử dụng trong một dự án nghệ thuật solargraphy của Đại học bang Georgia đã bị phá hủy bởi đội gỡ bom Atlanta. Thiết bị này là một trong 19 cái đã được lắp đặt trên toàn thành phố, đã được đính bằng băng dính duct-taped lên cầu Đại Lô số 14. trên I-75/85; giao thông đã bị đóng cửa trong hai giờ, và các máy ảnh còn lại sau đó đã được gỡ bỏ bởi chính quyền.[7][8][9]

Tham khảo sửa

  1. ^ [1] 8 Tips for long exposure photography.
  2. ^ “School of Photography”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ Greenspun, Philip (January 2007).
  4. ^ Digital Photography Review
  5. ^ a b c Lucy Dodwell (ngày 4 tháng 10 năm 2008). “Watching the sun go by”. New Scientist. Reed Business Information. 200 (2676).
  6. ^ “Stunning photographs of landmark captured over six-month period”. London: Telegraph. ngày 21 tháng 11 năm 2008. tr. 1. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2010.
  7. ^ /2015/02/02/looks-like-someones-solargraphy-camera-just-got-blown-atlanta-bomb-squad/
  8. ^ /police-suspicious-package-on-14th-street-bridge/
  9. ^ //twitter.com/GeorgiaStateU/status/562669574131580929

Liên kết ngoài sửa

  Tư liệu liên quan tới Long-exposure photography tại Wikimedia Commons