Điểm tới hạn

(Đổi hướng từ Nhiệt độ tới hạn)

Trong nhiệt động lực học, điểm tới hạn (hay trạng thái tới hạn) là điểm cuối cùng trên đường cong cân bằng pha. Ví dụ nổi bật nhất là điểm tới hạn chất lỏng-hơi, điểm cuối cùng của đường cong áp suất-nhiệt độ chỉ ra các điều kiện mà tại đó chất lỏng và hơi của nó có thể cùng tồn tại. Tại điểm tới hạn, được định nghĩa theo nhiệt độ tới hạn Tcáp suất tới hạn pc, ranh giới pha không còn nữa. Các ví dụ khác là các điểm tới hạn của chất lỏng-chất lỏng trong các hỗn hợp.

1. Etan gần tới hạn, pha lỏng và khí cùng tồn tại
2. Điểm tới hạn (32,17 °C, 48,72 bar), ánh opal
3. Etan siêu tới hạn, lỏng[1]

Bảng nhiệt độ và áp suất hơi tới hạn của một số chất

sửa
Chất[2][3] Nhiệt độ tới hạn Áp suất tới hạn (tuyệt đối)
Argon −122,4 °C (150,8 K) 48,1 atm (4.870 kPa)
Ammoniac[4] 132,4 °C (405,5 K) 111,3 atm (11.280 kPa)
Brom 310,8 °C (584,0 K) 102 atm (10.300 kPa)
Caesi 1.664,85 °C (1.938,00 K) 94 atm (9.500 kPa)
Clo 143,8 °C (416,9 K) 76,0 atm (7.700 kPa)
Etanol 241 °C (514 K) 62,18 atm (6.300 kPa)
Flo −128,85 °C (144,30 K) 51,5 atm (5.220 kPa)
Heli −267,96 °C (5,19 K) 2,24 atm (227 kPa)
Hydro −239,95 °C (33,20 K) 12,8 atm (1.300 kPa)
Krypton −63,8 °C (209,3 K) 54,3 atm (5.500 kPa)
CH4 (metan) −82,3 °C (190,8 K) 45,79 atm (4.640 kPa)
Neon −228,75 °C (44,40 K) 27,2 atm (2.760 kPa)
Nitơ −146,9 °C (126,2 K) 33,5 atm (3.390 kPa)
Oxy −118,6 °C (154,6 K) 49,8 atm (5.050 kPa)
CO2 31,04 °C (304,19 K) 72,8 atm (7.380 kPa)
N2O 36,4 °C (309,5 K) 71,5 atm (7.240 kPa)
H2SO4 654 °C (927 K) 45,4 atm (4.600 kPa)
Xenon 16,6 °C (289,8 K) 57,6 atm (5.840 kPa)
Lithi 2.950 °C (3.220 K) 652 atm (66.100 kPa)
Thủy ngân 1.476,9 °C (1.750,1 K) 1.720 atm (174.000 kPa)
Lưu huỳnh 1.040,85 °C (1.314,00 K) 207 atm (21.000 kPa)
Sắt 8.227 °C (8.500 K)
Vàng 6.977 °C (7.250 K) 5.000 atm (510.000 kPa)
Nhôm 7.577 °C (7.850 K)
Nước[5][6] 373,946 °C (647,096 K) 217,7 atm (22,06 MPa)

Chú thích

sửa
  1. ^ Horstmann, Sven (2000). Theoretische und experimentelle Untersuchungen zum Hochdruckphasengleichgewichtsverhalten fluider Stoffgemische für die Erweiterung der PSRK-Gruppenbeitragszustandsgleichung [Theoretical and experimental investigations of the high-pressure phase equilibrium behavior of fluid mixtures for the expansion of the PSRK group contribution equation of state] (Ph.D.) (bằng tiếng Đức). Carl-von-Ossietzky Universität Oldenburg. ISBN 3-8265-7829-5.
  2. ^ Emsley, John (1991). The Elements . Oxford University Press. ISBN 0-19-855818-X.
  3. ^ Cengel, Yunus A.; Boles, Michael A. (2002). Thermodynamics: An Engineering Approach . McGraw-Hill. tr. 824. ISBN 0-07-238332-1.
  4. ^ “Ammonia”. Truy cập 5 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ International Association for the Properties of Water and Steam, 2007.
  6. ^ “Critical Temperature and Pressure”. Purdue University. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2006.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa