Nebetneferumut Nitocris I (hay Nitiqret)[1] là một công chúa và là một nữ tư tế thuộc Vương triều thứ 26 trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Bà giữ tước hiệu này trong hơn 70 năm, từ khoảng năm 655 TCN đến 585 TCN[2].

Nitocris I
Phù điêu của Nitocris I tại Karnak
Người vợ thần thánh của Amun
Tiền nhiệmShepenupet II
Amenirdis II
Kế nhiệmAnkhnesneferibre
Thông tin chung
An tángMedinet Habu
Tên đầy đủ
Nebetneferumut (tên ngai)
<
X1G14V30
X1
F35F35F35
>


Nitiqret Meritmut (tên riêng)
<
tG14N36
R24
tiN29
r
t
>
Thân phụPsamtik I
Thân mẫuMehytenweskhet

Tiểu sử sửa

Nitocris I là một người con gái của pharaon Psamtik I[3]. Mẹ của công chúa là vương hậu Mehytenweskhet, con gái của Đại tư tế Ra Harsiese[4]. Một người anh em ruột với Nitocris là Necho II, vua thứ ba của Vương triều thứ 26.

Trong những năm đầu trị vì, Psamtik đã phái một đội quân hùng mạnh đến Thebes, buộc công chúa Shepenupet II phải nhận Nitocris con gái ông làm người kế vị tước hiệu "Người vợ thần thánh của Amun", mặc dù bà đã truyền ngôi cho người cháu gái là công chúa Amenirdis II (con của pharaon Taharqa). Điều này đã tái diễn tương tự như khi vua Kashta đã gửi con mình là Amenirdis I cho Shepenupet I nhận nuôi, nhằm nắm quyền kiểm soát vùng Thebes.

Trong thời gian cai trị, công chúa được chứng thực ở nhiều nơi như Luxor, KarnakAbydos[2]. Khi tuổi đã cao, Nitocris lại truyền ngôi cho một người cháu gái, là công chúa Ankhnesneferibre (con của Psamtik II)[5]. Sau khi mất, bà được chôn cất tại Medinet Habu như các bậc tiền nhiệm. Quách đá của Nitocris sau đó được tái sử dụng dưới thời La Mã, hiện nằm ở Bảo tàng Cairo[2].

Tấm bia Nhận nuôi sửa

Tấm bia Nhận nuôi được tìm thấy vào năm 1897 bởi Georges Legrain tại Karnak và sau đó chuyển đến Bảo tàng Cairo. Tấm bia được làm bằng đá granite đỏ, kích thước 1,8 x 1,4 m[6]. Theo những dòng ký tự khắc trên bia, vua Psamtik I ra chỉ dụ trước các quần thần rằng, ông muốn đưa con gái mình, tức Nitocris I, làm "Người vợ thần thánh của Amun". Psamtik cũng biết rằng, Shepenupet II, "Người vợ thần thánh" đương nhiệm, đã có một người thừa tước là Amenirdis II. Tuy nhiên, nhà vua đã buộc Shepenupet phải chấp nhận Nitocris là người kế vị của bà, thay thế vị trí của Amenirdis[7].

Vào khoảng năm 656 TCN[8], Nitocris I từ Sais đã xuôi dòng sông Nin đến Thebes để nhậm chức. Dẫn đầu đoàn thuyền này là đô đốc Sematawytefnakht, normach của vùng Heracleopolis Magna[9]. Sau 16 ngày, đoàn thuyền đã cập bến Thebes, công chúa xuất hiện trong sự hoan nghênh của dân chúng. Cả Shepenupet và Amenirdis đều gặp mặt Nitocris và họ cũng đồng ý trao quyền cho công chúa[10]. Mặc dù đã nắm quyền cai trị Thebes nhưng Psamtik vẫn không loại bỏ Shepenupet và Amenirdis, cũng như tước vị "Người vợ thần thánh của Amun"[8][11].

Sách tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ Jürgen von Beckerath (1999), Handbuch der Ägyptischen Königsnamen (tiếng Đức), Mainz am Rhein, Von Zabern, tr.218-219 ISBN 3-8053-2591-6
  2. ^ a b c Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson, tr.247 ISBN 0-500-05128-3
  3. ^ Michael Rice (2002), "Nitiqret (princess)" - Who's who in ancient Egypt, Nhà xuất bản Routledge, tr.140-141 ISBN9781134734207
  4. ^ Joyce Tyldesley (2006), Chronicle of the Queens of Egypt, Thames & Hudson ISBN 0-500-05145-3
  5. ^ Michael Rice (2002), "Ankhnesneferibre" - Who's who in ancient Egypt, Nhà xuất bản Routledge, tr.23 ISBN9781134734207
  6. ^ Breasted, sđd, tr.477, mục Chú thích
  7. ^ Breasted, sđd, tr.481-482, mục 942
  8. ^ a b Toby Wilkinson (2010), The Rise and Fall of Ancient Egypt, Nhà xuất bản Bloomsbury, tr.438-439 ISBN 978-0747599494
  9. ^ Breasted, sđd, tr.482-483, mục 943-944
  10. ^ Breasted, sđd, tr.483-484, mục 945-946
  11. ^ Nicolas Grimal (1992), A History of Ancient Egypt, Nhà xuất bản Blackwell, tr.354 ISBN 978-0631174721