Nucleobase thường được gọi tắt là base, về các nghĩa khác của base, xem thêm ở base (định hướng)
Nucleobase Ribonucleoside
Chemical structure of adenine
Adenine
Chemical structure of adenosine
Adenosine
A
Chemical structure of guanine
Guanine
Chemical structure of guanosine
Guanosine
G
Chemical structure of thymine
Thymine
Chemical structure of thymidine
Thymidine
T
Chemical structure of uracil
Uracil
Chemical structure of uridine
Uridine
U
Chemical structure of cytosine
Cytosine
Chemical structure of cytidine
Cytidine
C

Nucleobase (nuclêôbase) là thành phần cấu tạo nên axit nucleic,[1][2][3] còn gọi là base của axit nucleic (nucleic acid base) để phân biệt với các loại base khác.[4]

Trong tiếng Việt, thuật ngữ "nucleobase" thường được gọi là "base nitơ".[5][6]

Axit nucleic là đa phân tử sinh học, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, trong đó mỗi đơn vị tạo nên nó gọi là nucleotide. Mỗi nucleotide do ba phân tử khác nhau hợp thành:

- nucleobase (base nitơ), thường gặp năm loại kí hiệu là A, G, T, U và X;

- pentôza (đường 5C);

- gốc phôtphat (từ H3PO4).

Trong mỗi phân tử axit nuclêic (DNARNA), các nucleobase có thể bắt cặp với nhau từng đôi một theo nguyên tắc bổ sung. Năm loại nucleobase thường gặp nhất là cytosine, guanine, adenine, thymineuracil (trong đó thymine chỉ có trong DNA còn uracil chỉ có trong RNA).

Uracil thế chỗ của thymine trong RNA. Hai base này gần giống hệt nhau, chỉ khác ở chỗ uracil thiếu nhóm methyl ở vị trí 5'. Adenine và guanine thuộc nhóm các phân tử có vòng đôi gọi là các purine (viết tắt là R). Cytosine, thymine, và uracil cả ba đều là các pyrimidine (viết tắt là Y).

Nucleoside là phân tử gồm một nucleobase liên kết đồng hóa trị vào vị trí cacbon 1' của một ribose hay một deoxyribose, khi nucleoside liên kết với một hay nhiều nhóm phosphate ở vị trí 5', nó tạo ra phân tử nucleotide.

Các nucleotide cũng thường được gọi ngắn gọn là các base.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Đỗ Quý Hai và cộng sự: "Giáo trình hoá sinh" - Nhà xuất bản Đại học Huế.
  2. ^ Phạm Thành Hổ: "Di truyền học" - Nhà xuất bản Giáo dục.
  3. ^ Đỗ Lê Thăng: "Di truyền học" - Nhà xuất bản Giáo dục.
  4. ^ Michael P. Callahan. “Nucleic Acid Base”.
  5. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010.
  6. ^ "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2019.

Liên kết ngoài sửa