Cá rô phi đen

loài cá
(Đổi hướng từ Oreochromis mossambicus)

Cá rô phi đen hay còn gọi là cá rô phi Mozambique hay còn gọi là cá phi, cá phi cỏ (Danh pháp khoa học: Oreochromis mossambicus) là một loài cá rô phi có nguồn gốc từ châu Phi ở Mozambique. Đây là một trong những loài cá có giá trị kinh tế, được con người du nhập đi nhiều nơi và ở một số nơi, chúng trở thành loài xâm hại cho các loài bản địa, chúng đang trở thành kẻ xâm lấn thành công ở nhiều nơi trên thế giới, đe dọa đến hệ thống sinh thái nước ngọt ở sông, hồ.

Cá rô phi đen

Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Cichlidae
Phân họ (subfamilia)Pseudocrenilabrinae
Tông (tribus)Tilapiini
Chi (genus)Oreochromis
Loài (species)O. mossambicus
Danh pháp hai phần
Oreochromis mossambicus
(W. K. H. Peters, 1852)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Chromis mossambicus W. K. H. Peters, 1852
  • Chromis niloticus var. mossambicus W. K. H. Peters, 1852
  • Sarotherodon mossambicus (W. K. H. Peters, 1852)
  • Tilapia mossambica (W. K. H. Peters, 1852)
  • Tilapia mossambica mossambica (W. K. H. Peters, 1852)
  • Tilapia mossambicus (W. K. H. Peters, 1852)
  • Chromis dumerilii Steindachner, 1864
  • Tilapia dumerilii (Steindachner, 1864)
  • Chromis vorax Pfeffer, 1893
  • Tilapia vorax (Pfeffer, 1893)
  • Chromis natalensis M. C. W. Weber, 1897
  • Sarotherodon mossambicus natalensis (M. C. W. Weber, 1897)
  • Tilapia natalensis (M. C. W. Weber, 1897)
  • Tilapia arnoldi Gilchrist & W. W. Thompson, 1917
  • Oreochromis mossambicus bassamkhalafi Khalaf, 2009

Phân bố sửa

Chúng có nguồn gốc từ các nước Đông Châu Phi. Cá phân bố rất rộng ở nhiều môi trường nước (ngọt, lợ, mặn) ở châu Phi, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia. Đến nay đã di sang các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam có ở hầu hết các tỉnh, đây là là một trong những loài cá được di nhập sớm nhất từ năm 1951.

Cá được phổ biến, du nhập vào nhiều nước trên thế giới để nuôi làm thực phẩm. Các quần thể đã thích nghi của loài này trong tự nhiên là kết quả của việc cố tình thả ra hoặc để xổng từ các trang trại nuôi chúng. Đây là một loài ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ từ tảo đến côn trùng. Chúng tạo thành các quần thể đông đặc và thiếu thức ăn trong các thủy vực sinh sống.

Đặc điểm sửa

Mô tả sửa

Cá rô phi đen có thân hình thoi và dẹp bên rõ rệt, mõm tròn mắt nhỏ. Chiều dài kể cả đuôi bằng 2,7 lần chiều dài đầu và bằng 2,5 lần chiều cao thân. Vây ngực lớn dài bằng chiều dài đầu. Thân màu xám tro hoặc nâu nhạt, bụng xám trắng, mép rìa vây lưng. Miệng khá rộng, hướng lên trên, chúng có 4-8 hàng răng. Răng hàm ngắn và nhiều. Có hai tấm răng hầu ở trên và một tấm ở dưới. Que mang ngắn, tia gai cứng cuối cùng của vây lưng dài nhất. Chiều dài vây ngực bằng chiều dài đầu, đạt đến hoặc vượt quá một ít khởi điểm của vây hậu môn.

Vây đuôi tròn ở cá trưởng thành, cắt thẳng đứng ở cá con. Toàn thân phủ vảy tròn, đường bên không liên tục. Có vảy hơi đen ở phần lưng, phần bụng màu sáng, vây có màu phớt hồng. Cá đực có 2 lỗ (lỗ niệu chung với lỗ sinh dục và lỗ hậu môn). Cá cái có 3 lỗ (lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn màu đỏ, không có các vằn ngang trên thân. Chiều dài lớn nhất 30 cm, thông thường 10 – 25 cm. Sau 4 tháng tuổi con đực nặng 30 – 40g, con cái 25 – 30g, sau 8 tháng con đực đạt 250 – 300g, con cái 150 – 200g tuy nhiên cỡ lớn nhất chỉ đạt 1,7–2 kg/con.

Sinh sản sửa

Cá sinh trưởng rất nhanh, cá đực lớn nhanh hơn cá cái. Chúng sinh sản quanh năm, mỗi năm cá cái đẻ 5 – 6 lứa. Khi đẻ chúng đào ổ dưới đáy ao. Trứng sau khi đẻ và thụ tinh được cá mẹ hút vào miệng để ấp. Cá bột cũng được hút vào miệng khi gặp nguy hiểm trong 15 – 20 ngày đầu. Do sinh sản tự nhiên rất nhanh và nhiều (có thể đẻ 10 lần/con) do đó rất khó khống chế mật độ nuôi rô phi loại này trong ao. Mật độ cá cao và cung cấp thức ăn không đủ trong ao đã làm cho cá chậm lớn, cỡ cá nhỏ, năng suất thấp và giá trị thương phẩm thấp, do thành thục sớm và chu kỳ sản ngắn khiến cho mật độ cá nuôi trong ao trở nên dày đặc, cá giảm tăng trưởng, kích thước nhỏ và sản lượng thấp.

Nước tiểu của cá rô phi đực Mozambique khả năng thu hút bạn tình. Cá rô phi đực biết đào tổ trong cát và coi đó là lãnh thổ của riêng mình. Chúng sẽ bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ và chỉ để những chú cá rô phi cái đủ tiêu chuẩn được vào đó. Cá rô phi đực ra sức tiểu vào vùng lãnh thổ của mình, nước tiểu có chứa pheromone (chất được sử dụng như tín hiệu hóa học giữa các cá thể cùng loài) chứa một lượng khá lớn steroid - tương tự như progesterone - một hormone sinh dục nữ tại vùng đất của cá rô phi đực. Cá rô phi cái ẩn nấp gần đó sẽ có thể ngửi thấy mùi pheromone và dựa vào đó để kiếm tìm bạn tình phù hợp.

Cá đực còn tạo những chiếc bụng lớn, chúng sẽ mở rộng bàng quang để có thể lưu trữ lượng nước tiểu nhiều hơn. Khi tiếp cận được mục tiêu, chúng sẽ dồn ép số lượng nước tiểu này ra ngoài. Lượng nước tiểu này sẽ mang theo một lượng lớn kích thích tố steroid để thu hút. cá đực có chiếc bụng nhỏ sẽ khó có thể trữ lượng nước tiểu lớn cùng lượng kích thích tố cần thiết để có thể tìm ra bạn tình ưng ý. Lượng kích thích tố này quan trọng bởi đó sẽ là nhân tố giúp kích thích giải phóng trứng ở cá rô cái. Khi tinh trùng của cá đực kết hợp hài hòa cùng với trứng ở cá cái, sẽ giúp cá rô phi dễ thụ tinh hơn

Chú thích sửa

  1. ^ Bills, R. (2019). Oreochromis mossambicus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T63338A174782954. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-3.RLTS.T63338A174782954.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.

Tham khảo sửa

  • Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Oreochromis mossambicus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2007.
  • Courtenay W.R., Jr. 1989. Exotic fishes in the National Park System. Pages 237–252 in: Thomas L.K. (ed.). Proceedings of the 1986 conference on science in the national parks, volume 5. Management of exotic species in natural communities. U.S. National Park Service and George Wright Society, Washington, D.C.
  • Courtenay W.R., Jr., and C.R. Robins. 1989. Fish introductions: Good management, mismanagement, or no management? CRC Critical Reviews in Aquatic Sciences 1:159–172.
  • Courtenay W.R., Jr., Sahlman H.F, Miley W.W., II, and D.J. Herrema. 1974. Exotic fishes in fresh and brackish waters of Florida. Biological Conservation 6:292–302.
  • Gupta M.V. and B.O. Acosta. 2004. A review of global tilapia farming practices. WorldFish Center P.O. Box 500 GPO, 10670, Penang, Malaysia.
  • Mook D. 1983. Responses of common fouling organisms in the Indian River, Florida, to various predation and disturbance intensities. Estuaries 6:372–379.
  • Moyle P.B. 1976. Inland fishes of California. University of California Press, Berkeley, CA. 330 p.
  • Popma, T. Tilapia Life History and Biology 1999 Southern Region Aquaculture Center
  • Swift C.C., Haglund T.R., Ruiz M., and R.N. Fisher. 1993. The status and distribution of the freshwater fishes of southern California. Bulletin of the Southern California Academy of Science 92:101–167.
  • Trewevas E. 1983. Tilapiine Fishes Of The Genera Sarotherodon, Oreochromis And Danakilia. British Museum Of Natural History, Publication Number 878.Comstock Publishing Associates. Ithaca, New York. 583 p.
  • Waal, Ben van der, 2002. Another fish on its way to extinction? Lưu trữ 2012-02-07 tại Wayback Machine. Science in Africa.