Osimertinib (trước đây gọi là mereletinib; tên thương mại Tagrisso)[2][3] là một loại thuốc được sử dụng để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ với một đột biến cụ thể [4][5]  Đây là thuốc ức chế yếu tố tăng trưởng biểu bì thế hệ thứ ba. Được phát triển bởi AstraZeneca, thuốc đã được chấp thuận cho điều trị ung thư vào năm 2017 bởi FDA và Ủy ban châu Âu.

Osimertinib
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiTagrisso, Tagrix
Đồng nghĩaAZD9291
AHFS/Drugs.comentry
Giấy phép
Dược đồ sử dụngOral tablets
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Liên kết protein huyết tươngProbably high[1]
Chuyển hóa dược phẩmOxidation (CYP3A)
Chu kỳ bán rã sinh học48 hours
Bài tiếtFeces (68%), urine (14%)
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEBI
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC28H33N7O2
Khối lượng phân tử499,62 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)

Chỉ định sửa

Osimertinib được sử dụng để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) xâm lấn tại chỗ hoặc di căn, nếu các tế bào ung thư dương tính với đột biến T790M ở gen mã hóa cho EGFR.[6] Các T790M đột biến có thể là tự phát hoặc thứ phát sau điều trị bước một với các ức chế tyrosine kinase khác (TKIs), như gefitinib và afatinib.[7]

Trong những người điều trị với osimertini, tình trạng kháng thường phát triển sau khoảng 10 tháng.[8] Kháng qua trung đột biến exon 20 C797S chiếm phần lớn các trường hợp kháng.[9]>

Thuốc gây hại cho bào thai, nên không được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, và phụ nữ sử dụng thuốc không nên mang thai.

Thận trọng khi sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi kẽ (ILD) đã bị loại trừ từ lâm sàng thử nghiệm, do thuốc có thể gây ra ILD nghiêm trọng hay viêm phổi. Cũng cần thận trọng ở với những người nhiều nguy cơ mắc hội chứng QT dài do thuốc có thể kích thích hiện tượng này.

Tác dụng phụ sửa

Tác dụng phụ phổ biến  (lớn hơn 10% đối tượng thử nghiệm lâm sàng) bao gồm tiêu chảy, loét miệng, phát ban, khô da hay ngứa, nhiễm  trùng đầu ngón tay hoặc kẽ móng tay, giảm tiểu cầu, bạch cầu, và bạch cầu trung tính.

Tương tác thuốc sửa

Osimertinib được chuyển hóa bởi CYP3A4 và CYP3A5, vì vậy những chất ức chế mạnh hai loại enzyme này, như macrolid, thuốc chống nấm và các loại thuốc kháng virus có thể tăng tác dụng osimertinib, và chất như rifampicin kích hoạt các enzyme đó sẽ giảm hiệu quả của osimertinib.

Dược lý sửa

Osimertinib gắn với protein yếu tố tăng trưởng biểu bì biểu hiện bởi EGFR có đột biến T790M; nó cũng gắn với EGFR có đột biến L858R và với xóa exon 19.

Tham khảo sửa

  1. ^ “US Label” (PDF). FDA. tháng 11 năm 2015. Index page for NDA 208065
  2. ^ “Osimertinib” (bằng tiếng Anh). AdisInsight. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ “Proposed INN: List 113” (PDF). International Nonproprietary Names for Pharmaceutical Substances (INN). 29 (2): 285. 2015. Truy cập ngày 16 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ Ayeni D, Politi K, Goldberg SB (2015). “Emerging Agents and New Mutations in EGFR-Mutant Lung Cancer”. Clin. Cancer Res. 21 (17): 3818–20. doi:10.1158/1078-0432.CCR-15-1211. PMC 4720502. PMID 26169963.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ Tan CS, Gilligan D, Pacey S (2015). “Treatment approaches for EGFR-inhibitor-resistant patients with non-small-cell lung cancer”. Lancet Oncol. 16 (9): e447–59. doi:10.1016/S1470-2045(15)00246-6. PMID 26370354.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  6. ^ “UK label” (bằng tiếng Anh). UK Electronic Medicines Compendium. ngày 26 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2017.
  7. ^ Xu M, Xie Y, Ni S, Liu H (2015). “The latest therapeutic strategies after resistance to first generation epidermal growth factor receptor tyrosine kinase inhibitors (EGFR TKIs) in patients with non-small cell lung cancer (NSCLC)”. Ann Transl Med. 3 (7): 96. doi:10.3978/j.issn.2305-5839.2015.03.60. PMC 4430733. PMID 26015938.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  8. ^ Patel, Harun; Pawara, Rahul; Ansari, Azim; Surana, Sanjay. “Recent updates on third generation EGFR inhibitors and emergence of fourth generation EGFR inhibitors to combat C797S resistance”. European Journal of Medicinal Chemistry. 142: 32–47. doi:10.1016/j.ejmech.2017.05.027.
  9. ^ Wang, Shuhang; Song, Yongping; Liu, Delong. “EAI045: The fourth-generation EGFR inhibitor overcoming T790M and C797S resistance”. Cancer Letters. 385: 51–54. doi:10.1016/j.canlet.2016.11.008.