Owen J. Baggett (29 tháng 8 năm 1920 - 27 tháng 7 năm 2006)[1] là một trung úy phi công của Không quân Hoa Kỳ hoạt động tại Pandaveswar, Ấn Độ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Ông trở thành một phi công huyền thoại khi là người duy nhất đã bắn hạ máy bay chiến đấu của Nhật Bản bằng một khẩu súng lục M1911.[1][1][2][3][4]

Col. Owen J. Baggett
Sinh29 tháng 8 năm 1920
Graham, Texas
Mất27 tháng 7, 2006(2006-07-27) (85 tuổi)
Thuộc Hoa Kỳ
Quân chủngKhông quân Hoa Kỳ
Đơn vịPhi đoàn ném bom số 9
Tham chiếnChiến tranh thế giới thứ 2
Khen thưởngPrisoner of War Medal

Cuộc đời sửa

Owen J. Baggett sinh năm 1920 tại Graham, Texas, Hoa Kỳ. Ông tốt nghiệp tại Đại học Hardin Simmons, bang Texas, Hoa Kỳ vào năm 1941. Owen J. Baggett vốn là một tay trống cự phách trong ban nhạc của trường đại học nơi ông theo học. Owen J. Baggett từng có thời gian làm việc tại phố Wall trước khi nhập ngũ rồi sau đó trở thành phi công của không quân Mỹ vào năm 1942.[5]

Binh nghiệp sửa

Owen J. Baggett gia nhập không quân Hoa Kỳ vào tháng 2 năm 1942. Baggett tốt nghiệp khóa đào tạo phi công vào 26 tháng 7 năm 1942, tại trường không quân New Columbus. Sau đó một năm, Baggett được điều đến Ấn Độ chiến đấu trong phi đoàn máy bay ném bom B-24, chống lại phát xít Nhật đang đóng quân ở Myanmar.[6]

Ngày 31 tháng 3 năm 1943, đơn vị của Owen J. Baggett được nhận lệnh ném bom phá hủy một cây cầu tại thành phố Pyinmana, Myanmar.[4] Trước khi phi đội máy bay ném bom B-24 của Baggett bay đến được mục tiêu, họ đã bị bao vây và bắn hạ bởi các máy bay chiến đấu Zero của Nhật Bản. Baggett cùng đồng đội buộc phải nhảy dù thoát hiểm. Khi họ bung dù từ từ rơi xuống, các tiêm kích của quân Nhật đã bay vòng lại và lại tiếp tục bắn vào nhóm phi công đang nhảy dù. Hai đồng đội của Owen J. Baggett hy sinh, trong khi Baggett bị thương và giả chết với hy vọng đánh lừa được phi công đối phương.[7][8][9]

Khi một chiến đấu cơ Zero tiến gần lại chiếc dù đang rơi của Owen J. Baggett, viên phi công Nhật mở khoang lái để quan sát rõ hơn chiếc dù. Owen J. Baggett đã bất ngờ rút khẩu súng ngắn M1911 mà ông mang theo bên mình rồi bắn liên tục vào buồng lái máy bay Nhật. Chiếc chiến đấu cơ Zero chao đảo rồi lao xuống đất. Viên phi công Nhật sau đó được xác định bị chết do trúng đạn của Baggett bắn vào đầu.[1][4][10][11][12]

Owen J. Baggett bị quân đội Nhật bắt liền sau đó. ông bị dẫn giải về một nhà tù ở Singapore.[1][3][13] Các chỉ huy quân đội Nhật tỏ ra tôn trọng Baggett vì ông đã bắn rơi máy bay chiến đấu chỉ bằng súng ngắn.[14]

Sau khi chiến tranh kết thúc, Baggett cùng 37 tù binh khác được các thành viên của đơn vị đặc nhiệm OSS Mỹ giải cứu[15]. Baggett tiếp tục làm việc trong không quân hoa kỳ cho đến tuổi nghỉ hưu, ông kết thúc cuộc đời binh nghiệp của mình với quân hàm đại tá không quân. Sau khi về hưu, Baggett còn làm nhà thầu quốc phòng Litton một thời gian.[2][4][16]

Qua đời sửa

Năm 2006, viên phi công huyền thoại Owen J. Baggett của Hoa Kỳ qua đời ở tuổi 85.[17] Bảng cáo phó của Owen Baggett trong lễ tang của ông đã tóm lược về thời gian trai trẻ của ông phục vụ trong lực lượng không quân Hoa Kỳ. Trong cáo phó viết rằng, khi ông là phi công đã bắn hạ một chiếc máy bay chiến đấu Zero của Phát xít Nhật với một khẩu súng lục. Tuy nhiên, nội dung cáo phó cho biết: trong suốt cuộc đời của Baggett, việc "ông đã sống sót trong cuộc chiến tranh đầy kinh hoàng và sống cuộc đời sau đó mà không không mang cay đắng hay thù hận", mới là điều đáng trân trọng nhất.[18]

Xem thêm sửa

Ghi chú sửa

  1. ^ a b c d e “Owen John Baggett”. San Antonio Express-News. ngày 30 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2012.
  2. ^ a b Bethel, Brian (ngày 29 tháng 7 năm 2006). “Owen Baggett, 85: friend of many, good drummer, one heck of a WWII tale”. Abilene Reporter-News. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ a b Hayes, Harry H. biên tập (tháng 4 năm 1943). “Owen Baggett Missing In Action”. Hardin-Simmons University Bulletin. tr. 1. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ a b c d Britt Yates, Jones biên tập (tháng 4 năm 2007). “A War, A Legend, and Forgiveness”. Range Rider. Hardin-Simmons University: tr. 50–51. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2015. Truy cập 9 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ “Keeping Up With the Exs”. Hardin-Simmons University Bulletin. tháng 8 năm 1941. tr. 3. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2012.
  6. ^ “Keeping Up With the Exs”. Hardin-Simmons University Bulletin. tháng 10 năm 1942. tr. 3. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2012.
  7. ^ Thompson, Leroy (2011). The Colt 1911 Pistol. Osprey Publishing. tr. 42. ISBN 1849084335.
  8. ^ Pictorial history of the 7th Bombardment Group/Wing, 1918-1995. 7th Bombardment Group(H) Historical Foundation. 1998. tr. 286. ISBN 096604620X.
  9. ^ Kelly, Andy (2004). Magellan And I. AuthorHouse. tr. 174–175. ISBN 1418496456.
  10. ^ Frisbee, John L. (1966). “Valor: David and Goliath”. Air Force Magazine. 79 (7). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2016.
  11. ^ “The M1911 Gets a Zero”. The American Rifleman. National Rifle Association. ngày 29 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2012.
  12. ^ Campbell, Robert K. (2011). Gun Digest Shooters Guide to the 1911. Gun Digest Books. tr. 24. ISBN 1440218943.[liên kết hỏng]
  13. ^ Bourjaily, Phil (ngày 3 tháng 6 năm 2011). “Best Shot with a 1911. Ever”. The Gun Nut. Field & Stream. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2012.
  14. ^ Phi công Mỹ bắn hạ chiến đấu cơ Nhật bằng súng ngắn, Báo Tiền Phong
  15. ^ Dorr, Robert F. (1997). 7th Bombardment Group/Wing, 1918-1995. Turner Publishing Company. tr. 195. ISBN 1563112787.
  16. ^ Missiles and Rockets, Vol. 14. American Aviation Publications. 1964. tr. 142.
  17. ^ Phi công Mỹ bắn hạ chiến đấu cơ Nhật bằng súng ngắn, báo vnexpress.net
  18. ^ Owen John Baggett Killed Japanese Pilot in Mid Air

Liên kết ngoài sửa