Pál Turán (tiếng Hungary: [ˈpaːl ˈturaːn]; 18 tháng 8 năm 1910 – 26 tháng 9 năm 1976)[1]:271[2] còn được biết là Paul Turán, là một nhà toán học Hungary làm việc với lý thuyết số. Ông từng cộng tác lâu dài với nhà toán học Hungary Paul Erdős suốt 46 năm và cho ra 28 bài viết chung.[3]

Pál Turán
Sinh(1910-08-18)18 tháng 8 năm 1910
Budapest, Đế quốc Áo-Hung
Mất26 tháng 9 năm 1976(1976-09-26) (66 tuổi)
Budapest, Hungary
Quốc tịchHungarian
Trường lớpĐại học Budapest
Nổi tiếng vìPhương pháp tổng lũy thừa
Lý thuyết đồ thị cực trị
Giải thưởngGiải Kossuth
Giải Tibor Szele
Sự nghiệp khoa học
NgànhToán học
Nơi công tácĐại học Budapest
Người hướng dẫn luận án tiến sĩLipót Fejér
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngLászló Babai
János Pintz

Cuộc đời và giáo dục sửa

Turán sinh ra trong một gia đình Do TháiBudapest ngày 18 tháng 8 năm 1910.[1]:271 Lớn lên, Turán và Erdős đều là những người trả lời nổi tiếng cho tạp chí toán học KöMaL. Ông nhận bằng giảng dạy tại Đại học Budapest năm 1933 và bằng Ph.D. dưới sự hướng dẫn của Lipót Fejér năm 1935 tại Đại học Eötvös Loránd.[1]:271

Là một người Do Thái, ông trở thành nạn nhân của numerus clausus (các trường đại học giới hạn số người Do Thái đăng ký), và không thể tìm việc ở trường đại học trong vài năm.[4] Ông phải đi lao động khổ sai cho Đức Quốc Xã ở nhiều thời điểm từ năm 1940-44. Có người nói rằng ông từng được nhận diện và có lẽ là bảo vệ bởi một người lính phát xít, một học sinh toán khâm phục công trình nghiên cứu của ông.[5]

Turán trở thành phó giáo sư tại Đại học Budapest năm 1945 và thành giáo sư năm 1949.[1]:272 Ông cưới Edit (Klein) Kóbor năm 1939 và có một người con trai, Róbert. Người vợ thứ hai của ông, Vera Sós, là một nhà toán học, có hai đứa con, György và Tamás.[6]:20

Turán qua đời tại Budapest ngày 26 tháng 9 năm 1976[1]:271 bởi ung thư bạch cầu, thọ 66 tuổi.[7]:8

Sự nghiệp sửa

Turán chủ yếu nghiên cứu về lý thuyết số,[7]:4 nhưng cũng có nhiều đóng góp trong giải tíchlý thuyết đồ thị.[8]

Lý thuyết số sửa

Năm 1934, Turán sử dụng sàng Turán để đưa ra một chứng minh mới rất đơn giản cho một kết quả từ năm 1917 của G. H. HardyRamanujan về xấp xỉ cho số các ước nguyên tố phân biệt của số tự nhiên n, cụ thể là  . Theo thuật ngữ xác suất, ông xấp xỉ phương sai so với  . Nhà toán học Gábor Halász nói rằng "Điều quan trọng nhất chính là nó đã bắt đầu lý thuyết số xác suất".[9] Bất đẳng thức Turán–Kubilius là một tổng quát của kết quả này.[7]:5 [9]:16

Turán đặc biệt quan tâm về sự phân bố của các số nguyên tố trong những dãy cấp số cộng, và ông đưa ra cụm tù "cuộc đua số nguyên tố" cho những điểm bất thường trong sự phân bố các số nguyên tố trong các lớp thặng dư.[7]:5 Cùng với Knapowski, ông chứng minh những kết quả liên quan đến chênh lệch Chebyshev. Giả định Erdős–Turán cho về liên quan đến các số nguyên tố trong cấp số cộng. Nhiều nghiên cứu của Turán liên quan đến giả thuyết Riemann và ông đã phát triển phương pháp tổng lũy thừa (xem bên dưới) đế giúp ông giải quyết nó. Erdős nói rằng "Turán là một 'người đa nghi,' thực chất, một 'pagan': anh ta không tin Giả thuyết Riemann là đúng."[3]:3

Giải tích sửa

Hầu hết nghiên cứu của Turán trong giải tích gắn liền với lý thuyết số. Ông chứng minh bất đẳng thức Turán liên quan đến giá trị của đa thức Legendre cho một số trường hợp, và cùng với Paul Erdős, ông chứng minh bất đẳng thức phân bố đều Erdős–Turán.

Lý thuyết đồ thị sửa

Erdős viết về Turán, "Năm 1940–1941 anh ta đưa ra những bài toán cực trị trong lý thuyết đồ thị, giờ là một trong những chủ đề phát triển nhanh nhất của tổ hợp."[3]:4 Peter Frankl nói về Turán, "Ông ấy trở thành nạn nhân của Numerus clausus. Nhà toán học chỉ có giấy và bút, ông ấy chẳng có gì trong trại. Vậy nên ông tạo ra tổ hợp, không cần cả hai thứ đấy."[10]

Ngày nay ngành này trở thành lý thuyết đồ thị cực trị. Kết quả nổi tiếng nhất của Turán trong lĩnh vực này là Định lý Turán, đưa ra một chặn trên cho số cạnh trong một đồ thị không chứa một đồ thị con nào là đồ thị đầy đủ Kr. Ông phát minh ra đồ thị Turán, dạng tổng quát của đồ thị hai phía đầy đủ, để chứng minh định lý này. Ông cũng được biết với định lý Kővári–Sós–Turán cho chặn trên cho số cạnh của một đồ thị hai phía với một số điều kiện nhất định. Ngoài ra ông còn đưa ra bài toán nhà máy gạch Turán, hỏi về số giao cắt nhỏ nhất của một đồ thị hai phía đầy đủ.

Phương pháp tổng lũy thừa sửa

Turán phát triển phương pháp tổng lũy thừa để làm việc với giả thuyết Riemann.[9]:9–14 Phương pháp này xử lý các bất đẳng thức cho chặn dưới của những tổng có dạng

 [11]

Ngoài ứng dụng trong lý thuyết số giải tích, nó cũng đã được dùng trong giải tích phức, giải tích số, phương trình vi phân, lý thuyết số siêu việt, và xấp xỉ số nghiệm của một hàm số trong một đĩa.[11]:320

Tác phẩm sửa

  • Pál Turán. (1970). Number Theory. Amsterdam: North-Holland Pub. Co. ISBN 978-0-7204-2037-1.
  • Paul Turán (1984). On a New Method of Analysis and Its Applications. New York: Wiley-Interscience. ISBN 978-0-471-89255-7. Làm việc với phương pháp tổng lũy thừa.
  • Biên soạn bởi Paul Erdős (1990). Collected Papers of Paul Turán. Budapest: Akadémiai Kiadó. ISBN 978-963-05-4298-2.

Giải thưởng sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f g h Alpár, L. (tháng 8 năm 1981). “In memory of Paul Turán”. Journal of Number Theory. Academic Press. 13 (3): 271–78. doi:10.1016/0022-314X(81)90012-3.
  2. ^ “Magyar Életrajzi Lexikon: Turán Pál” (bằng tiếng Hungary). Magyar Elecktronikus Könyvtár (Hungarian Electronic Library). Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2008.
  3. ^ a b c Erdős, Paul (1980). “Some notes on Turán's mathematical work” (PDF). Journal of Approximation Theory. 29 (1): 2–6. doi:10.1016/0021-9045(80)90133-1. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2008.
  4. ^ O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Paul Turán”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Đại học St. Andrews
  5. ^ "An officer was standing nearby, watching us work. When he heard my name, he asked the comrade whether I was a mathematician. It turned out, that the officer, Joshef Winkler, was an engineer. In his youth, he had placed in a mathematical competition; in civilian life he was a proof-reader at the print shop where the periodical of the Third Class of the Academy (Mathematical and Natural sciences) was printed. There he had seen some of my manuscripts." P. Turán, "A note of welcome", Journal of Graph Theory 1 (1977), trang 7-9.
  6. ^ Babai, László (2001). “In and Out of Hungary: Paul Erdős, His Friends, and Times”. University of Chicago. Bản gốc (PostScript) lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2008.
  7. ^ a b c d Erdős, Paul (1980). “Some personal reminiscences of the mathematical work of Paul Turán” (PDF). Acta Arithmetica. 37: 3–8. ISSN 0065-1036. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2008.
  8. ^ Pintz, János biên tập (ngày 19 tháng 12 năm 2013). Number Theory, Analysis, and Combinatorics: Proceedings of the Paul Turan Memorial Conference Held August 22-26, 2011 in Budapest. De Gruyter. ISBN 978-3110282375.
  9. ^ a b c Halász, G. (1980). “The number-theoretic work of Paul Turán”. Acta Arithmetica. 37: 9–19. ISSN 0065-1036. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2008.
  10. ^ “数学オリンピック財団”. www.imojp.org. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2019.
  11. ^ a b Tijdeman, R. (tháng 4 năm 1986). “Book reviews: On a new method of analysis and its applications” (PDF). Bulletin of the American Mathematical Society. Providence, RI: American Mathematical Society. 14 (2): 318–22. doi:10.1090/S0273-0979-1986-15456-X. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2008.

Liên kết ngoài sửa