Photphatidylinositol 4,5-biphotphat

(Đổi hướng từ PIP2)

Photphatidylinositol 4,5-biphotphat hay PtdIns(4,5)P2, viết tắt là PIP2 là một loại phosphorlipid nằm trong màng tế bào. PtdIns(4,5)P2 được tổng hợp tại màng sinh chất, khi nó cần được dùng làm cơ chất để tổng hợp một số protein truyền tín hiệu khác.[1]

Photphatidylinositol 4,5-biphotphat
Danh pháp IUPAC1,2-Diacyl-sn-glycero-3-phospho-(1-D-myo-inositol 4,5-bisphosphate)
Nhận dạng
Số CAS245126-95-8
PubChem5497157
Thuộc tính
Công thức phân tửC47H80O19P3
Khối lượng mol1042.05 g/mol
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

PIP2 chủ yếu được tổng hợp bằng việc phosphorylat hóa hai lần Photphatidylinositol (PI), xúc tác bởi các enzyme PI kinazaPIP kinaza.[2][3] Phần đuôi axít béo của PIP2 không giống nhau tùy theo loài sinh vật cũng như tùy theo loại , trong đó loại thường thấy nhất là các axít stearic ở vị trí 1 và axít arachidonic ở vị trí 2.[4]

Vai trò sửa

Truyền tín hiệu tế bào sửa

 
Quá trình sinh tổng hợp PIP2, IP3DAG
 
PIP2 được thủy phân thành IP3 và DAG có tác dụng khơi mào việc phóng thích ion calci và hoạt hóa enzyme PKC.


PIP2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền tín hiệu nội bào, cụ thể là quá trình truyền tín hiệu tế bào thông qua protein G. Lý do của việc này là, PIP2 là tiền chất của hai chất truyền tín hiệu thứ hai: inositol 1,4,5-triphotphat (IP3) và diacyglycerol (DAG). Cụ thể, IP3 và DAG được hình thành nhờ việc thủy phân PIP2 tại phần liên kết phosphor trong chúng, quá trình thủy phân này được xúc tác bởi enzyme phosphorlipaza C-β, bản thân phospholipaza C-β được hoạt hóa bởi một loại protein G mang tên là Gq.[2][3]

Trong quá trình phản ứng lại tính hiệu kích thích của tế bào, các tiền chất của PIP2 là PI và PIP cũng có thể bị thủy phân tương tự; tuy nhiên quá trình thủy phân PIP2 diễn ra nhiều nhất và chủ yếu nhất vì như đã nói, việc thủy phân PIP2 sẽ tạo ra hai chất truyền tín hiệu vô cùng quan trọng là IP3 và DAG.[2][5]

Phosphorlipit cập cảng sửa

PI 3-kinaza lớp I phosphorylat hóa PtdIns(4,5)P2 để hình thành nên photphatidylinositol (3,4,5)-triphotphat (PtdIns(3,4,5)P3). Cả PtdIns(3,4,5)P3 và PtdIns(4,5)P2 không đơn thuần chỉ là cơ chất cho các enzyme mà còn là các phosphorlipit cập cảng bám vào một số vị trí cố định của protein nhằm kích thích việc trưng tập các protein tại màng sinh chất và hoạt hóa các chuỗi tín hiệu dây chuyền.

Chú thích sửa

  1. ^ Strachan T, Read AP (1999). Leptospira. In: Human Molecular Genetics (ấn bản 2). Wiley-Liss. (via NCBI Bookshelf) ISBN 0-471-33061-2.
  2. ^ a b c Albert và các tác giả khác, trang 910
  3. ^ a b Lodish và các tác giả khác, trang 654
  4. ^ Tanaka T, Iwawaki D, Sakamoto M, Takai Y, Morishige J, Murakami K, Satouchi K. (1 tháng 4 năm 2003). “Mechanisms of accumulation of arachidonate in phosphatidylinositol in yellowtail. A comparative study of acylation systems of phospholipids in rat and the fish species Seriola quinqueradiata”. Eur J Biochem. 270 (7): 1466–73. doi:10.1046/j.1432-1033.2003.03512.x. PMID 12654002. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Albert và các tác giả khác, trang 909
  6. ^ GeneGlobe -> GHRH Signaling Retrieved on ngày 31 tháng 5 năm 2009

Tham khảo sửa

  • Bruce Alberts (2008). Molecular Biology of the Cell. Alexander Johnson, Julian Lewis, Martin Raff, Keith Roberts, Peter Walter (ấn bản 5). Garland Science, Taylor & Francis Group. ISBN 978-0-8153-4106-2.
  • Harvey Lodish (2003). Molecular Cell Biology. Arnold Berk, Paul Matsudaira, Chris A. Kaiser, Monty Krieger, Matthew P. Scott, Lawrence Zipursky, James Darnell (ấn bản 6). ISBN 0716743663.
  • Strachan T, Read AP (1999). Leptospira. In: Human Molecular Genetics (ấn bản 2). Wiley-Liss. (via NCBI Bookshelf) ISBN 0-471-33061-2.