Palmitôlêyô hoá (palmitoleoylation) là quá trình lipid hóa một prôtêin trong đó axit palmitôlêic không bão hòa đơn được liên kết hóa trị với lượng xêrin hoặc trêônin trong chuỗi pôlypeptit ở prôtêin đó.[1][2]. Quá trình palmitôlêyô hoá đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi và gắn mục tiêu cho prôtêin Wnt, từ đó có thể khởi động con đường truyền tín hiệu Wnt.[3][4][5]

Trong palmitoleoylation, một nhóm palmitoleoyl (có nguồn gốc từ palmitoleic acid, hình trên) được thêm vào.

Palmitôlêyô hoá prôtêin Wnt được xúc tác nhờ enzym mã hoá bởi Gen PORCN. Phản ứng nghịch được thực hiện bởi enzym NOTUM (palmitoleoyl-protein carboxylesterase).[6]

Tóm tắt sửa

Palmitôlêyô hóa là một biến đổi độc đáo của prôtêin, trong đó axit palmitôlêic (C16:1 là axit béo không bão hòa đơn) được liên kết cộng hóa trị với prôtêin. Các prôtêin Wnt được biết là sẽ bị palmitoleoyl hóa bởi cis-Δ9 palmitoleate tại các gốc serine được bảo tồn ở hầu hết các loài động vật qua quá trình tiến hóa.

Quá trình này diễn ra sau khi gen Wnt phiên mã ra prôtêin Wnt, nên thuộc loại biến đổi sau dịch mã (Post-translational modification).

Khi quá trình này tiến hành, prôtêin Wnt có thể liên kết với thụ thể tương ứng và khởi động con đường truyền tín hiệu Wnt. Do đó, quá trình này rất quan trọng trong việc cân bằng nội môi và tạo khối u.[7]

Xem thêm sửa

Tham khảo (tiếng Anh) sửa

Nguồn trích dẫn sửa

  1. ^ Hannoush, Rami N. (2015). “Synthetic protein lipidation”. Current Opinion in Chemical Biology. 28: 39–46. doi:10.1016/j.cbpa.2015.05.025. ISSN 1879-0402. PMID 26080277.
  2. ^ Vertebrate Development: Maternal to Zygotic Control. Pelegri, Francisco., Danilchik, Michael., Sutherland, Ann. Cham: Springer International Publishing. 2017. ISBN 9783319460956. OCLC 979974353.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  3. ^ Hosseini, Vahid; Dani, Christian; Geranmayeh, Mohammad Hossein; Mohammadzadeh, Fatemeh; Nazari Soltan Ahmad, Saeed; Darabi, Masoud (ngày 20 tháng 10 năm 2018). “Wnt lipidation: Roles in trafficking, modulation, and function”. Journal of Cellular Physiology. 234 (6): 8040–8054.
  4. ^ Nile, Aaron H.; Hannoush, Rami N. (tháng 2 năm 2016). “Fatty acylation of Wnt proteins”. Nature Chemical Biology. 12 (2): 60–69. doi:10.1038/nchembio.2005. ISSN 1552-4469. PMID 26784846.
  5. ^ Takada R, Satomi Y, Kurata T, Ueno N, Norioka S, Kondoh H, Takao T, Takada S (2006). “Monounsaturated fatty acid modification of Wnt protein: its role in Wnt secretion”. Dev Cell. 11 (6): 791–801. doi:10.1016/j.devcel.2006.10.003. PMID 17141155.
  6. ^ Lanyon-Hogg, Thomas; Faronato, Monica; Serwa, Remigiusz A.; Tate, Edward W. (2017). “Dynamic Protein Acylation: New Substrates, Mechanisms, and Drug Targets”. Trends in Biochemical Sciences. 42 (7): 566–581.
  7. ^ Baohui Zheng, Gopala K. Jarugumilli, Baoen Chen & Xu Wu. “Chemical Probes to Directly Profile Palmitoleoylation of Proteins”.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)