Pecoradanh pháp khoa học để chỉ một cận bộ chứa các loài động vật móng guốc, với số lượng các loài còn sinh tồn chiếm phần lớn các loài còn sinh tồn của phân bộ Nhai lại (Ruminantia), bao gồm dê, cừu, linh dương, hươu, nai, trâu, bò, hươu cao cổ và linh dương sừng tỏa. Các thành viên duy nhất còn sinh tồn của phân bộ Ruminantia mà không thuộc cận bộ Pecora là các loài cheo cheo thuộc cận bộ Tragulina, với đặc điểm là không có sừng và dạ dày 4 túi của chúng kém phát triển so với các loài của cận bộ này. Điều này làm cho các loài của cận bộ Pecora đôi khi được gọi là "động vật nhai lại có sừng". Các loài Pecora cũng được coi là "động vật nhai lại bậc cao", do chúng phát sinh muộn hơn so với các nhóm còn lại của phân bộ Nhai lại. Mặc dù Pecora là một nhánh được hỗ trợ khá tốt, nhưng mối quan hệ chính xác giữa các họ trong phạm vi cận bộ này lại chưa rõ ràng và gây tranh cãi.

Pecora
Thời điểm hóa thạch: 20–0 triệu năm trước đây Tiền Miocen - gần đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Nhánh Synapsida
Nhánh Reptiliomorpha
Nhánh Amniota
Nhánh Mammaliaformes
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Eutheria
Phân thứ lớp (infraclass)Placentalia
Liên bộ (superordo)Laurasiatheria
Nhánh Cetartiodactyla
Bộ (ordo)Artiodactyla
Phân bộ (subordo)Ruminantia
Phân thứ bộ (infraordo)Pecora
Flower, 1883
Các họ sinh tồn

Phân loại sửa

Phát sinh chủng loài sửa

Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi Pecora dưới đây dựa theo Zurano et al. (2019),[1]

 Pecora 

Antilocapridae

Giraffidae

Cervidae

Moschidae

Bovidae

Tham khảo sửa

  1. ^ Juan P. Zurano, Felipe M. Magalhães, Ana E. Asato, Gabriel Silva, Claudio J. Bidau, Daniel O. Mesquita, Gabriel C. Costa, 2019. Cetartiodactyla: Updating a time-calibrated molecular phylogeny. Mol. Phylogenet. Evol. 133:256-262. doi:10.1016/j.ympev.2018.12.015
  • Flower W.H. (1883). “On the arrangement of the orders and families of existing Mammalia”. Proceedings of the Zoological Society of London. 1883: 178–186.
  • Hassanin, A.; Douzery, E. J. P. (2003). “Molecular and morphological phylogenies of Ruminantia and the alternative position of the Moschidae”. Systematic Biology. 52 (2): 206–28. doi:10.1080/10635150390192726. PMID 12746147.