Peter Roman Scholl-Latour (9 tháng 3 năm 1924 – 16 tháng 8 năm 2014) là một nhà báo người Đức Pháp, ông chuyên viết sách báo về các đề tài chính trị thế giới.

Peter Scholl-Latour
Scholl-Latour trong một giảng đường
đại học Quân đội München, 2008
SinhPeter Roman Scholl-Latour
(1924-03-09)9 tháng 3 năm 1924
Bochum, Cộng hòa Weimar
Mất16 tháng 8 năm 2014(2014-08-16) (90 tuổi)
Rhöndorf, Đức
Quốc tịchĐức và Pháp
Trường lớpInstitut d’études politiques de Paris,
Sorbonne,
Lebanese University
Nổi tiếng vìcuốn sách Death in the Rice-fields (Der Tod im Reisfeld)
Giải thưởngChevalier of the Légion d'honneur, 2005
Cross of Merit, First class, 2006
Gerhard Löwenthal Honor Award, 2008
Sự nghiệp khoa học
NgànhKhoa học chính trị

Tiểu sử sửa

Peter Scholl-Latour, sinh ra ở Bochum, Cộng hòa Weimar, là con của bác sĩ Otto Scholl-Latour, người mà sinh ra ở Saarland và lớn lên ở vùng Lothringen, mẹ ông người gốc Do thái[1] quê ở vùng Alsace.

Vì đối lập với chính sách của Hitler, và để cho con khỏi bị nền giáo dục của Đức Quốc xã nhồi sọ, cha mẹ ông đã gởi ông đi học một trường nội trú công giáo tại một vùng nói tiếng Pháp bên Thụy Sĩ.

1940, khi chính quyền Đức Quốc xã cấm chuyển tiền ra ngoại quốc, ông phải trở về Đức học và lấy bằng tú tài ở Kassel, nơi mẹ ông sống sau khi ly thân với cha ông vì áp lực của chính quyền, vào năm 1943.[1]

Trong cuốn sách Leben mit Frankreich – Stationen eines halben Jahrhunderts (Những liên hệ với Pháp - các trạm đường trong nửa thế kỷ) ông tường thuật là sau khi nước Pháp được giải phóng từ sự chiếm đóng của Đức vào năm 1944, ông muốn làn đơn tình nguyện gia nhập quân đội Pháp. Nhưng ông thất bại, không vào được khu vực kiểm soát của Pháp ở Metz, sau đó quyết định, nhập vào quân đội du kích của Titos. Tuy nhiên ông đã bị bắt ở Steiermark và vào năm 1945 bị giam bởi GestapoGraz, WienPraha. Trong tù ông bị bệnh sốt cháy rận (typhus) và được đưa vào bệnh viện.

Sau khi khỏi bệnh Scholl-Latour 1945/1946 gia nhập đoàn nhảy dù Pháp Commando Ponchardier, được đưa đến Việt Nam. Từ năm 1948 ông học tại Universität MainzSorbonne ban đầu nửa năm Y khoa[2], sau đó Bác ngữ họcKhoa học chính trị. 1951 ông được bằng cử nhân về khoa học chính trị tại đại học Sorbonne, rồi cũng lấy bằng tiến sĩ ở đó về Rudolf G. Binding. Từ 1956 tới 1958 ông học môn Ả Rập học và Hồi giáo tại trung tâm ngôn ngữ Bikfaya thuộc Beirut Université Saint-Joseph và lấy bằng cử nhân ở đây.[3]

Ký giả sửa

Scholl-Latour trong khi còn đi học đã làm việc cho báo chí Đức, Pháp và các đài truyền thanh như là phóng viên du lịch. Ông ta đã tập sự 1948 tại Saarbrücker Zeitung. Để viết bài ông đã đi khắp châu Mỹ, châu Phi, vùng Cận Đông và nhiều vùng ở Đông Nam và Đông Á.

Từ năm 1954 cho tới 1955 ông đã là phát ngôn viên của chính phủ Saarland. 1956 ông quyết định chọn nghề phóng viên và đi nhiều nước châu PhiĐông Nam Á. Từ 1960 cho 1963 ông là phóng viên châu Phi thường trực của đài truyền hình Đức ARD. 1963 ông thành lập Văn phòng ARD ở Paris, mà ông chịu trách nhiệm cho tới năm 1969. Sau khi ông chuyển sang làm cho đài truyền hình ZDF (1971) chịu trách nhiệm cho tất cả các văn phòng hải ngoại, từ 1975 cho tới 1983 ông lãnh đạo thêm cả văn phòng ZDF ở Paris.[3]

Scholl-Latour thường xuyên đi từ Paris tới Việt Nam với tư cách là một phóng viên đặc biệt, nơi ông và đoàn chiếu phim 1973 bị phía Mặt trận giải phóng miền Nam bắt giữ, tuy nhiên họ được thả ra sau một tuần. 1976 ông lại đến Việt Nam, 1978 Canada, 1980 Campuchia und 1981 Trung Quốc và Afghanistan. Từ 1978 Scholl-Latour có liên lạc với Ayatollah Chomeini, mà lúc đó đi tỵ nạn ở Pháp. Ông thuộc trong những phóng viên ưu tiên, được đi theo máy bay nhà lãnh tụ cách mạng này khi ông ta quay trở về Iran, và sau đó trong những tháng trời cách mạng nhiều lần được phỏng vấn ông ta.

Gia đình sửa

Scholl-Latour, có cả quốc tịch Đức lẫn Pháp, sống hoặc ở Bad Honnefer tại làng Rhöndorf, Berlin và Parisvag một căn nhà ở Tourrettes-sur-Loup [4] gần Nizza. Ban đầu ông kết hôn với ký giả Er Gertrud Knies (sinh tháng 2 năm 1924)[5], cả hai có chung một người con trai, là bác sĩ như ông nội, và hiện sống ở Tân Tây Lan.[6] Sau khi ly dị Scholl-Latour 1985 làm đám cưới với Eva Schwinges.[7]

Vào ngày 16 tháng 8 năm 2014 ông qua đời ở tuổi 90 tuổi tại Rhöndorf.[8]

Thư mục sửa

  • Matata am Kongo. Deutsche Verlags-Anstalt, Stuttgart 1961, DNB 454453930.
  • Im Sog des Generals – Von Abidjan nach Moskau. Deutsche Verlags-Anstalt, Stuttgart 1966, DNB 458879096.
  • Gefährte des Rückzugs. Berichte vom Ende der Weltherrschaft des weißen Mannes. Trilogie, Deutsche Verlags-Anstalt, Stuttgart.
  • Der Tod im Reisfeld. Dreißig Jahre Krieg in Indochina. 1980, ISBN 3-421-01927-4; aktuell lieferbare Auflage Ullstein, Berlin 2013, ISBN 9783548375007.
  • Allah ist mit den Standhaften – Begegnungen mit der islamischen Revolution. 1983, ISBN 3-421-06138-6.
  • Mord am großen Fluß – Ein Vierteljahrhundert afrikanische Unabhängigkeit. 1986, ISBN 3-421-06307-9.
  • 7 Gesichter Chinas. (Mitautor Josef Kaufmann) Ullstein, Frankfurt am Main 1983, ISBN 3-548-34160-8.
  • Leben mit Frankreich – Stationen eines halben Jahrhunderts. Deutsche Verlags-Anstalt, Stuttgart 1988, ISBN 3-421-06399-0.
  • Der Ritt auf dem Drachen – Indochina – von der französischen Kolonialzeit bis heute. Heyne, München 1988, ISBN 3-453-04009-0.
  • (Hrsg.): Kabel- und Satellitenkommunikation in Europa. Kongressband. Online GmbH, Velbert 1989, ISBN 3-89077-062-2.
  • Asien: ein verlorenes Paradies. Rasch und Röhring, Hamburg 1990, ISBN 3-89136-287-0. (fotografiert von Josef Kaufmann, Texte im Bildteil: Hans-Helmut Röhring)
  • Helmut Kohl. Fotografien von Konrad R. Müller und einem Essay von Peter Scholl-Latour. Lübbe, Bergisch Gladbach 1990, ISBN 3-7857-0570-0.
  • Das Schwert des Islam – Revolution im Namen Allahs. Heyne, München 1990, ISBN 3-453-03990-4.
  • Der Wahn vom Himmlischen Frieden – Chinas langes Erwachen. Siedler, Berlin 1990, ISBN 3-88680-367-8.
  • Den Gottlosen die Hölle – Der Islam im zerfallenden Sowjetreich. Bertelsmann, München 1991, ISBN 3-570-00426-0.
  • (Hrsg.): Weltkrise Arabien. Allah, Blut und Öl – Hintergründe eines Konflikts. (Stern-Bücher). Fotoreportage. Gruner + Jahr, Hamburg 1991, ISBN 3-570-06697-5.
  • Unter Kreuz und Knute – Russische Schicksalsstunden. Bertelsmann, München 1992, ISBN 3-570-01792-3.
  • Aufruhr in der Kasbah: Krisenherd Algerien. Deutsche Verlags-Anstalt, Stuttgart 1992, ISBN 3-421-06625-6.
    • ab der 3. Auflage: Pulverfass Algerien – Vom Krieg der Franzosen zur islamischen Revolution. Heyne, München 1994, ISBN 3-453-08950-2.
  • Eine Welt in Auflösung – Vor den Trümmern der Neuen Friedensordnung. Siedler, Berlin 1993, ISBN 3-88680-405-4.
  • Im Fadenkreuz der Mächte – Gespenster am Balkan. Bertelsmann, München 1994, ISBN 3-570-12147-X.
  • Schlaglichter der Weltpolitik: die dramatischen neunziger Jahre. Deutsche Verlags-Anstalt, Stuttgart 1995, ISBN 3-421-06672-8.
  • Das Schlachtfeld der Zukunft – Zwischen Kaukasus und Pamir. Siedler, Berlin 1996, ISBN 3-88680-602-2.
  • Lügen im Heiligen Land – Machtproben zwischen Euphrat und Nil. Siedler, Berlin 1998, ISBN 3-88680-542-5.
  • Allahs Schatten über Atatürk – Die Türkei in der Zerreißprobe zwischen Kurdistan und Kosovo. Siedler, Berlin 1999, ISBN 3-88680-630-8.
  • Afrikanische Totenklage – Der Ausverkauf des Schwarzen Kontinents. Bertelsmann, München 2001, ISBN 3-570-00544-5.
  • Der Fluch des neuen Jahrtausends – Eine Bilanz. Bertelsmann, München 2002, ISBN 3-570-00537-2.
  • Kampf dem Terror – Kampf dem Islam? Chronik eines unbegrenzten Krieges. Propyläen, München 2002, ISBN 3-549-07162-0.
  • Dieter Stein (Hrsg.): Die Tragödie des Westens – Beiträge und Interviews nach dem 11. September. Junge Freiheit, 2003, ISBN 3-929886-10-3. (Beiträge unter anderem von Peter Scholl-Latour, Arundhati Roy, Franz Alt, Alain de Benoist)
  • Weltmacht im Treibsand – Bush gegen die Ayatollahs. Propyläen, München/ Berlin 2004, ISBN 3-549-07208-2.
    • Vollständig gelesen von Ari Gosch, Radioropa (Technisat), Daun 2006, 12 CDs, 12,40 Stunden, ISBN 3-86667-007-9.
  • Koloss auf tönernen Füßen – Amerikas Spagat zwischen Nahem und Fernem Osten. Propyläen, München/ Berlin 2005, ISBN 3-549-07252-X.
  • Russland im Zangengriff. Putins Imperium zwischen Nato, China und Islam. Propyläen, München/ Berlin 2006, ISBN 3-549-07265-1.
    • Vollständig gelesen von Jo Brauner. Radioropa (Technisat), Daun 2008, 14 CDs, 16,17 Stunden, ISBN 978-3-86667-676-3.
  • Zwischen den Fronten. Erlebte Weltgeschichte. Propyläen Verlag, München/Berlin 2007, ISBN 978-3-549-07332-2.
  • Der Weg in den neuen Kalten Krieg. Propyläen, Berlin 2008, ISBN 978-3-549-07357-5.
  • Die Angst des weißen Mannes: Eine Welt im Umbruch. Propyläen, Berlin 2009, ISBN 978-3-549-07331-5.
  • Arabiens Stunde der Wahrheit: Aufruhr an der Schwelle Europas. Propyläen, Berlin 2011, ISBN 978-3-549-07366-7.
  • Die Welt aus den Fugen. Propyläen, Berlin 2012, ISBN 978-3-549-07431-2.

Sách báo về ông sửa

  • Günter Giesenfeld: Von Jean Hougron zu Scholl-Latour. In: Thomas Koebner, Gerhart Pickerodt (Hrsg.): Die andere Welt – Studien zum Exotismus. Athenäum Verlag 1987, ISBN 3-610-08925-3, S. 307–344. (verortet Scholl-Latours Werke in einer Tradition kolonialistischer Belletristik)
  • Verena Klemm, Karin Hörner (Hrsg.): Das Schwert des „Experten". Peter Scholl-Latours verzerrtes Araber- und Islambild. Palmyra Verlag, 1993, ISBN 3-9802298-6-6.
  • Peter Scholl-Latours Fernsehserie „Das Schwert des Islam". In: Siegfried Jäger, Jürgen Link (Hrsg.): Die vierte Gewalt. Duisburg 1993, ISBN 3-927388-36-X.
  • Dokumentation der 8. Siebenpfeiffer-Preisverleihung am 9. November 2003 an Peter Scholl-Latour. Siebenpfeiffer-Stiftung c/o Saarpfalz-Kreis, 2004, ISBN 3-9807983-2-1.

Liên kết ngoài sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Der Vermesser der Welt, die Welt, 16.08.2014.
  2. ^ “Video "Peter Scholl-Latour, Journalist, Autor und Publizist" - alpha-Forum”. ARD Mediathek. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2014. Truy cập 16 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ a b Walter Habel (Hrsg.): Wer ist wer? Das deutsche who's who. XLVI. Ausgabe 2007/2008 (Begründet von Walter Habel, vormals Degeners wer ist's). Lübeck 2007, S. 1183.
  4. ^ Nachruf Welt vom 16. August 2014
  5. ^ Ev. Gemeindebrief Christuskirche St. Ingbert
  6. ^ Interview Morgenpost v. 19. Juni 2011
  7. ^ Experte warnt vor Folgen: "Dann gnade uns Gott". krone.at, 31. August 2013
  8. ^ Die Welt: Peter Scholl-Latour stirbt mit 90 Jahren, vom 16. August 2014