Phán quan (tiếng Trung: 判官) hay minh phán (tiếng Trung: 冥判) là một chức quan của âm phủ được nhắc đến trong Đạo giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Nhiệm vụ chính là quản lý tuổi thọ của loài người, báo ứng thiện ác, trừng phạt ác quỷ.

Nguồn gốc

sửa

Phán quan có nguồn gốc từ chức phán quan - một chức quan cấp dưới của tiết độ sứ hoặc quan sát sứ triều đại nhà Đường.

Truyền thuyết tại Trung Quốc

sửa

Trong Đạo giáo, Phật giáo, tín ngưỡng dân gian tại Trung Quốc, phán quan là một nhân vật quan trọng trong việc giúp Diêm Vương ra phán quyết linh hồn người chết. Trong các miếu thành hoàng tại quốc gia này, thường đặt hai tượng phán quan; văn phán quan mặt trắng, mặc quan phục, tay phải cầm bút lông, tay trái cầm sổ sinh tử; võ phán quan trên trán có thái cực đồ, mặc quan phục, tay cầm "giản trùy", tục xưng là cửu tiết tiên (roi chín khúc), phụ trách áp giải vong hồn.

Theo cuốn Đạo pháp hội nguyên, thành Phong Đô của âm phủ cũng có chức phán quan, tòng cửu phẩm, trực thuộc Thiên Xu viện, giúp đỡ các tư quản lý công vụ. Họ được gọi chung là Thiên Xu viện Phong Đô phán quan,[1] tổng cộng có 21 vị, bao gồm:

 
Tượng phán quan Ban Giản
 
Tượng phán quan Quách Nguyện
  1. Truy hồn án phán quan Vương Phúc
  2. Giam sinh án phán quan Ban Giản
  3. Khảo lược án phán quan Tí Hòa
  4. Tội nghiệp án phán quan Giả Nguyên
  5. Đoạn hình án phán quan Triệu Thắng
  6. Chủ tội án phán quan Trương Kỳ
  7. Thụ sinh án phán quan Dương Thông
  8. Thụ điệp án phán quan Phù Phác
  9. Đao sơn án phán quan Chúc Thuận
  10. Kiếm thụ án phán quan Lý Cung
  11. Chú tử án phán quan Tiết Trung
  12. Chấp đối án phán quan Vĩnh Chân
  13. Chú sinh án phán quan Trung Sách
  14. Chú lộc án phán quan Thầnh Tuần
  15. Chú bệnh án phán quan Hoàng Thọ
  16. Chú đẳng án phán quan Chu Tất
  17. Chú thiện án phán quan Biện Thân
  18. Khiếm sát án phán quan Trình Đức
  19. Kiếp giam án phán quan Lưu Bảo
  20. Phóng sinh án phán quan Đổng Kiệt
  21. Ngũ đạo án phán quan Quách Nguyện[2]

Có thuyết cho rằng có "Phán vương đô đốc" Tân Thiên Quân quản lý các phán quan.[3]

Theo truyền thuyết dân gian khác, ngoài thập điện ra, còn có tứ đại phán quan là thuộc hạ của Tôn giả Mục-kiền-liên, Mục-kiền-liên là phụ tá của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Những phán quan này là người phúc tra công đức nghiệp của người chết, mỗi người đều có một tư phán quan riêng phụ tá cho mình:[4]

  • Tra sát tư Phán quan Lý Huyền Thúy
  • Thưởng thiện tư Phán quan Dương Huyền Cảm
  • Phạt ác tư Phán quan Hàn Tử Thông
  • Âm luật tư Phán quan Thôi Tử Ngọc

Trong bốn phán quan đứng đầu là Thôi Tử Ngọc, chưởng quản Sổ sinh tử, cùng thẩm tra hồn phách người chết, nếu dương thọ chưa hết thì đưa tới Uổng Mạng thành; phán quan Lý Huyền Thúy chưởng quản Nghiệt Kính đài, chiếu ra cảnh tượng lúc còn sống của người chết, khiến họ nhận tội; phán quan Dương Huyền Cảm tính toán thiện nghiệp của người chết; Phán quan Hàn Tử Thông tính toán ác nghiệp của người chết.

Hình tượng trong văn học

sửa

Rất nhiều tác phẩm kỳ ảo có đề cập tới phán quan, nhưng có nhiều khác biệt. Trong Liêu trai chí dị có Lục phán quan làm việc thiên tư; trong Tây du ký có Thôi phán quan nghĩ cách cứu viện Đường Thái Tông.

Tham khảo

sửa
  1. ^ 道法会元卷二百四十九·太上天壇玉格上》
  2. ^ 道法会元卷二百六十二·酆都考召大法》
  3. ^ 道法会元卷二百十四·玉音乾元丹天雷法》
  4. ^ “超離奇!死不甘心,亡魂不願過橋!超度法師也無可奈何!!”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2020.