Phòng khách
Phòng khách là một không gian xây dựng được bố trí trong ngôi nhà (có thể là một phòng, một gian hoặc vách....) nhằm mục đích để chủ nhân ngôi nhà tiếp đãi khách hoặc sử dụng làm không gian sinh hoạt chung cho các thành viên trong gia đình. Ở kiến trúc xây dựng của một số nước, phòng khách có thể kiêm chức năng phòng giải trí dùng cho cả nhà xem truyền hình, nghe nhạc, vv.. Ở Một số nước khác, phòng khách được coi là trung tâm của ngôi nhà nên tất cả đồ nội thất tốt nhất, đẹp nhất, những đồ đoàn có thẩm mỹ thường được trưng bày tại đây.

Tên gọi Sửa đổi
Trong kiến trúc phương Tây, có một số thuật ngữ khác liên quan đến việc đặt tên cho một không gian phòng khách tương tự, nhưng nó có sự khác biệt nhỏ trên cơ sở chức năng được thực hiện như: living room theo ngôn ngữ tiếng Anh, drawing room, sitting room[1], lounge[2] được cộng đồng người Anh (BrE) sử dụng; tiếng Anh Úc là lounge room[3]. Trong khi đó, tiếng Pháp là Salon.[4][5]
Thiết kế Sửa đổi
Tại một số căn nhà, nhất là các căn hộ, liền với phòng khách còn đặt thêm bàn ăn để gia đình dùng bữa ăn tối hoặc một phần phòng khách có thể được dành ra một khoảng để làm nơi học tập hoặc làm phòng làm việc (văn phòng). Tùy thuộc nhà ở mà dành cho phòng khách diện tích sử dụng lớn hay nhỏ, có phòng riêng hay chỉ một góc khiêm tốn. Trang trí nội thất phòng khách thường là không gian riêng thể hiện sự lịch sự của chủ nhà.
Một phòng khách điển hình ở các nước phương Tây là phòng được trang bị một ghế sofa, hay một bộ bàn ghế, bảng (thỉnh thoảng), tranh ảnh, thú nhồi bông, kệ sách, đèn, trải thảm, tủ chè, có thể tủ buýt phê, và nhiều đồ nội thất khác. Theo truyền thống, một phòng khách ở Vương quốc Anh sẽ có một lò sưởi nằm ở vị trí trung tâm của phòng khách. Tại Nhật Bản, theo truyền thống khách và chủ sẽ ngồi trên thảm (tatami) thay vì ngồi ghế, nhưng theo phong cách trang trí theo kiểu phương Tây cũng thường được sử dụng nhà Nhật Bản hiện nay. Phòng khách có nhiều kiểu thiết kế khác nhau tùy theo ý của mỗi chủ nhân ngôi nhà. Bạn có thể theo lối cổ điển, trựu tượng cho đến hiện đại. Ở Việt Nam thì phóng khách được bài trí khá cơ bản với những đồ nội thất như: Tivi, bàn ghế tiếp khách, cây cảnh, dàn âm thanh, tranh ảnh để trang trí.
Sự phát triển của phòng khách hiện đại Sửa đổi
Qua thời gian, những kiến trúc sư và thiết kế nội thất đã liên tục nghiên cứu người sử dụng không gian để thiết kế phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ. Cung điện Palace of Versailles của Vua Pháp Louis XIV có thể coi là một trong những phòng khách trang trí xa hoa nhất vào cuối thế kỷ 17. Trong thời kỳ trị vì của Louis XIV, phong cách kiến trúc Louis XIV style hay còn gọi là Louis Quatorze đã ra đời. Phong cách này, còn được gọi là Classicism Pháp, đã ảnh hưởng tới nhiều nước khác.[6] Nó sử dụng mạnh mẽ các vật liệu như đá hoa và đồng thau. Louis XIV làm việc cùng Louis Le Vau và Augustin-Charles d’Aviler để thiết kế appartments de parade, nơi thường diễn ra cuộc trò chuyện và các công việc kinh doanh. Họ cũng thiết kế appartements de commodité, các phòng dành cho chủ nhà thư giãn và nghỉ ngơi.[7] Phong cách này, được gọi là Louis XV style hay Louis Quinze, đã thiết kế nhằm kết hợp tính trang trọng với mức độ thoải mái mới mẻ.[8] Charles Étienne Briseux, một kiến trúc sư Pháp ảnh hưởng nhiều bởi phong cách Louis Quinze, đã xuất bản tác phẩm Architecture moderne ou L’art de bien bâtir năm 1728, giới thiệu yếu tố thoải mái trở thành một ước mơ với việc sử dụng vật liệu và nội thất cụ thể trong không gian nội thất. Ảnh hưởng này bắt đầu từ Paris, Pháp, và nhanh chóng lan rộ khắp châu Âu, thu hút sự chú ý của người giàu và xa hoa.
Cuộc Cách mạng Công nghiệp nảy sinh vào cuối thế kỷ 18 đã hoàn toàn thay đổi cách sản xuất ở Hoa Kỳ, chuyển từ quá trình thủ công và thủ công thành một xã hội được chi phối bởi ngành công nghiệp sản xuất máy móc.[9] Điều này đã cho phép sản xuất ghế, bàn, bóng đèn, điện báo và radio với giá hợp lý để mọi người có thể thêm vào ngôi nhà của họ. Sự phát triển của Cách mạng Công nghiệp đã đóng vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của phòng khách, vì việc sản xuất hàng loạt đã làm cho các vật trang trí trở nên phổ biến hơn đối với tầng lớp trung lưu.
Một ví dụ về sự phát triển này là Ngôi nhà Miller do Eero Saarinen thiết kế. Saarinen đã không chỉ thiết kế phòng khách với phong cách kiến trúc thích hợp mà còn tích hợp "góc trò chuyện" ("conversation pit") lún xuống dưới mặt đất, giúp người sử dụng cảm thấy gần gũi hơn với môi trường.[7] Khu vực này khuyến khích sự thư giãn và trò chuyện, và Ngôi nhà Miller là một trong những không gian đầu tiên tôn vinh và giới thiệu góc trò chuyện. Phong cách kiến trúc của Ngôi nhà Miller thuộc dạng Mid-century modern, xuất hiện sau Chiến tranh Thế giới II, từ năm 1945 đến 1960. Phong trào này được biết đến với sự đơn giản, vật liệu chất lượng và tinh hoa thủ công.
Hình ảnh Sửa đổi
Chú thích Sửa đổi
- ^ “sitting room”. OxfordDictionaries.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
- ^ “lounge”. OxfordDictionaries.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
- ^ “lounge room”. OxfordDictionaries.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2019.
- ^ What does "salon" mean in French?, Collins Dictionary
- ^ Definition of Salon at Cambridge Dictionary, Cambridge Dictionary
- ^ “Louis XIV style”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2021.
- ^ a b Glancey, Jonathan. “Sự tiến hóa của phòng khách hiện đại”. BBC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
- ^ Glancey, Jonathan. “Tiến hóa của phòng khách hiện đại”. www.bbc.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Cách mạng Công nghiệp”. HISTORY (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2021.
Tham khảo Sửa đổi
- Martin, Judith (2003). Star-spangled manners: in which Miss Manners defends American etiquette (for a change). New York: W.W. Norton & Co. p. 264. ISBN 0-393-04861-6.
- Halttunen, Karen (1989). Bronner, Simon. ed. Consumingvisions: Accululation and Display of Goods In America 1880-1920 (1st ed.). New York: Norton. ISBN 0-393-02709-0.
Liên kết ngoài Sửa đổi
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Phòng khách. |