Phòng ngừa ung thư là thực hành các biện pháp tích cực nhằm giảm tỷ lệ mắc ung thư và tử vong.[1][2] Việc thực hành phòng ngừa phụ thuộc vào cả những nỗ lực cá nhân nhằm cải thiện lối sống, tìm kiếm sàng lọc phát hiện sớm, và chính sách kinh tế xã hội hay chính sách liên quan đến phòng ngừa ung thư.[3] Toàn cầu hóa phòng ngừa ung thư được xem là một mục tiêu quan trọng do có khả năng áp dụng vào cộng đồng lớn, giảm tác động dài hạn của bệnh ung thư bằng cách thúc đẩy thực hành các hành vi sức khỏe chủ động, nhận thức về hiệu quả chi phí và khả năng chi trả cho tất cả các tầng lớp kinh tế xã hội.[2]

Đa số các trường hợp mắc ung thư là do phơi nhiễm các yếu tố nguy cơ về môi trường, và phần nhiều, nhưng không phải là tất cả, những yếu tố môi trường này là những lựa chọn lối sống có thể kiểm soát được.[4] Có thể ngăn ngừa hơn 75% trường hợp tử vong do ung thư bằng cách tránh các yếu tố nguy cơ bao gồm: thuốc lá, thừa cân/ béo phì, chế độ ăn uống không đầy đủ, lối sống ít vận động, rượu bia, nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dụcô nhiễm không khí.[5][6] Không phải tất cả các nguyên nhân môi trường đều có thể kiểm soát được, chẳng hạn như bức xạ nền xảy ra tự nhiên và những trường hợp ung thư khác gây ra thông qua các rối loạn di truyền. Các kỹ thuật chỉnh sửa gen hiện tại đang được phát triển có thể đóng vai trò là biện pháp phòng ngừa trong tương lai.[7] Các biện pháp sàng lọc phòng ngừa trong tương lai có thể được cải tiến thêm nhiều bằng việc giảm thiểu xâm lấn và tăng tính đặc hiệu bằng cách tính đến yếu tố sinh học cá nhân, còn được gọi là "sàng lọc ung thư cá nhân hóa dựa trên dân số".[2]

Tham khảo sửa

  1. ^ “Cancer prevention: 7 steps to reduce your risk”. Mayo Clinic. ngày 27 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2010.
  2. ^ a b c Valle I, Tramalloni D, Bragazzi NL (tháng 6 năm 2015). “Cancer prevention: state of the art and future prospects”. Journal of Preventive Medicine and Hygiene. 56 (1): E21–7. PMC 4718348. PMID 26789828.
  3. ^ “Cancer Prevention & Early Detection Facts & Figures 2017-18” (PDF). Cancer.org. ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ Danaei G, Vander Hoorn S, Lopez AD, Murray CJ, Ezzati M (2005). “Causes of cancer in the world: comparative risk assessment of nine behavioural and environmental risk factors”. Lancet. 366 (9499): 1784–93. doi:10.1016/S0140-6736(05)67725-2. PMID 16298215.
  5. ^ Doll R, Peto R (1981). “The causes of cancer: quantitative estimates of avoidable risks of cancer in the United States today”. J. Natl. Cancer Inst. 66 (6): 1191–308. doi:10.1093/jnci/66.6.1192. PMID 7017215.
  6. ^ Anand P, Kunnumakkara AB, Kunnumakara AB, Sundaram C, Harikumar KB, Tharakan ST, Lai OS, Sung B, Aggarwal BB (2008). “Cancer is a preventable disease that requires major lifestyle changes”. Pharm. Res. 25 (9): 2097–116. doi:10.1007/s11095-008-9661-9. PMC 2515569. PMID 18626751.
  7. ^ “CRISPR Gene-Editing Tool May Help Improve Cancer Immunotherapy”. National Cancer Institute. ngày 20 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoài sửa