Phương pháp nhân tử Lagrange

Trong ngành tối ưu hóa, phương pháp nhân tử Lagrange (đặt theo tên của nhà toán học Joseph Louis Lagrange)[1] là một phương pháp để tìm cực tiểu hoặc cực đại địa phương của một hàm số chịu các điều kiện giới hạn.

Hình 1: Tìm xy để có f(x, y) lớn nhất dưới điều kiện (vẽ bởi màu đỏ) g(x, y) = c.
Hình 2: Đường đồng mức tương ứng của Hình 1. Đường đỏ thể hiện giới hạn g(x, y) = c. Các đường xanh là những đường đồng mức f(x, y). Tại điểm mà đường đỏ tiếp xúc tiếp tuyến với đường đồng mức màu xanh là nghiệm phải tìm. Vì d1 > d2, nghiệm là giá trị cực đại địa phương của f(x, y).

Ví dụ (xem Hình 1), xét bài toán tối ưu hóa

tìm cực đại của hàm f(x, y)
chịu điều kiện giới hạn g(x, y) = 0.

Chúng ta cần fg đều phải thỏa mãn là chúng liên tục tại đạo hàm riêng bậc nhất của chúng. Đặt một biến mới (λ) gọi là nhân tử Lagrange và nghiên cứu hàm Lagrange (hay Lagrangian) định nghĩa bằng

với số hạng λ có thể là cộng hoặc trừ. Nếu f(x0, y0) là giá trị cực đại của f(x, y) cho bài toán giới hạn ban đầu, thì tồn tại λ0 sao cho (x0, y0, λ0) là một điểm dừng của hàm Lagrange (điểm dừng là những điểm mà đạo hàm riêng của nó theo Λ bằng 0). Tuy vậy, không phải mọi điểm dừng đều cho tương ứng với một nghiệm của bài toán ban đầu. Do đó, phương pháp nhân tử Lagrange mang lại điều kiện cần cho mục đích tối ưu hóa trong các bài toán giới hạn.[2][3][4][5][6] Điều kiện đủ cho giá trị cực đại và cực tiểu cũng phải thỏa mãn.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Mécanique analytique: Lagrange, J. L. (Joseph Louis), 1736-1813: Free Download & Streaming: Internet Archive”. Internet Archive. Truy cập 14 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ Bertsekas, Dimitri P. (1999). Nonlinear Programming . Cambridge, MA.: Athena Scientific. ISBN 1-886529-00-0.
  3. ^ Vapnyarskii, I.B. (2001), “Lagrange multipliers”, trong Hazewinkel, Michiel (biên tập), Bách khoa toàn thư Toán học, Springer, ISBN 978-1-55608-010-4.
  4. ^
  5. ^ Hiriart-Urruty, Jean-Baptiste; Lemaréchal, Claude (1993). “XII Abstract duality for practitioners”. Convex analysis and minimization algorithms, Volume II: Advanced theory and bundle methods. Grundlehren der Mathematischen Wissenschaften [Fundamental Principles of Mathematical Sciences]. 306. Berlin: Springer-Verlag. tr. 136–193 (and Bibliographical comments on pp. 334–335). ISBN 3-540-56852-2. MR 1295240.
  6. ^ Lemaréchal, Claude (2001). “Lagrangian relaxation”. Trong Michael Jünger and Denis Naddef (biên tập). Computational combinatorial optimization: Papers from the Spring School held in Schloß Dagstuhl, May 15–19, 2000. Lecture Notes in Computer Science. 2241. Berlin: Springer-Verlag. tr. 112–156. doi:10.1007/3-540-45586-8_4. ISBN 3-540-42877-1. MR 1900016.

Liên kết ngoài

sửa

Exposition

For additional text and interactive applets