Phượng Mai
Phượng Mai, tên thật là Trương Thị Bích Phượng (sinh ngày 29 tháng 10 năm 1956), là một nữ ca sĩ tân nhạc kiêm nghệ sĩ cải lương hồ quảng nổi tiếng tại Việt Nam lẫn hải ngoại.
Nghệ danh | Phượng Mai |
---|---|
Biệt danh | Tiểu Lăng Ba / Nữ hoàng hồ quảng / Hồ quảng chi bảo |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Trương Thị Bích Phượng 29 tháng 10, 1956 Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa |
Quốc tịch | ![]() |
Dân tộc | Kinh |
Nghề nghiệp | Diễn viên sân khấu Ca sĩ |
Hôn nhân | Trần Nhật Phong |
Con cái | 2 |
Lĩnh vực | Cải lương |
Sự nghiệp âm nhạc | |
Dòng nhạc | Hồ quảng Nhạc vàng |
Hợp tác với | Tuấn Vũ (tân nhạc) Vũ Linh (cải lương) |
Sự nghiệp sân khấu | |
Năm hoạt động | 1961–nay |
Cuộc đờiSửa đổi
Trương Thị Bích Phượng là tên thật của nghệ sĩ cải lương kiêm ca sĩ Phượng Mai, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1956 tại Sài Gòn, có quê gốc tại Bến Tre.
Cô sinh ra trong gia đình có đến 13 đứa con, trong đó gia đình nội ngoại của cô đều theo bộ môn cải lương. Từ nhỏ, Phượng Mai theo học tại trường Phan Văn Trị ở Chợ Quán. Khi cô còn nhỏ, cô đã được mẹ nuôi gửi vào đoàn Đồng Ấu Minh Tơ, và đóng vai đào con trong các vở Thiếu phụ Nam Xương, Cuối đường hạnh phúc, Sắc hoa màu nhớ,....Lúc này, cô còn có biệt danh là Tiểu Lăng Ba.[1]
Năm 1970, cô đã trở thành đào chánh của ban Hoa Thế Hệ và một số vở trên đài truyền hình, đóng cặp với Thanh Tòng, La Thoại Tân, Đức Lợi, Hùng Cường. Ngoài ra, cô còn học tân nhạc với nhạc sĩ Bảo Thu.[2]
Sau năm 1975, cô ở lại Việt Nam, hát vai đào chánh trong đoàn Minh Tơ với nghệ sĩ Thanh Tòng. Năm 1976, cô diễn vai Dương Vân Nga trong Hội nghị sân khấu.[1] Sau đó, cô đi theo chồng sang Tây Đức định cư.
Năm 1994, hôn nhân tan vỡ, cô lại sang California định cư. Lúc này, cô đã chuyển sang hát Tân nhạc cho một số trung tâm, như Giáng Ngọc, Trung tâm Làng Văn, Trung tâm Thúy Nga. Ngoài ra, từ năm 1993 cho đến năm 2001, cô đã xin về Việt Nam đóng một số tuồng cải lương với Vũ Linh, như San Hà Xã Tắc, Hoàng Hậu Không Đầu, Tiếng Trống Mê Linh, Gió Đưa Cành Liễu,....[3][2].
Trong tân nhạc, cô thường được biết đến khi song ca với Tuấn Vũ.
Những năm gần đây, cô thường về Việt Nam làm từ thiện và diễn cải lương tại một số nơi, và hát tân nhạc tại một số phòng trà.[4] Cô có dạy bộ môn Cải lương cho thế hệ trẻ ở hải ngoại.[1]
Gia đìnhSửa đổi
Bà kết hôn với một người chồng không rõ tên và có hai đứa con, trong đó chị cả là ca sĩ Thảo Sương. Năm 1994, hai người ly dị. Cô tái hôn với người chồng hiện tại tên là Trần Nhật Phong.
Các vở cải lương nổi bậtSửa đổi
- Anh Hùng Náo (Sở Vân)
- Bao Thanh Thiên - Vụ Án Vương Ngọc Tuyền (Ngọc Tuyền)
- Bao Thanh Thiên - Án Tửu Lầu (Địch Thanh)
- Châu Về Hiệp Phố (Hường)
- Chú Cuội Lên Cung Trăng (Hằng Nga)
- Đãi Yến Đoàn Hồng Ngọc (Đoàn Hồng Ngọc)
- Đơn Hùng Tín (La Thành)
- Gió Đưa Cành Liễu (Liễu)
- Giọt Lệ Cố Nhân (Phượng Thu - Cẩm Thúy)
- Giọng Ca Dĩ Vãng (Hương)
- Hoa Bướm Ngày Xưa (Chiêu Lang)
- Hoàn Châu Cách Cách (Tử Vy)
- Hoàng Hậu Không Đầu (Huyền Sương)
- Hoàng Hậu Hai Quê Hương (Hồng Loan)
- Hồng Lâu Mộng (Lâm Đại Ngọc)
- Lưu Kim Đính Giải Giá Thọ Châu (Lưu Kim Đính)
- Lưu Minh Châu (Lưu Minh Châu)
- Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài (Chúc Anh Đài)
- Mộng Bá Vương (Đăng Châu)
- Mộc Quế Anh Phá Thiên Môn Trận (Mộc Quế Anh)
- Máu Nhuộm Chiến Bào Hồng (Hằng San Quận chúa)
- Nỗi Oan Hoàng Hậu (Thứ hậu Liễu Phượng Quyên)
- Phùng Bửu Sơn Ngọc Quế Trang (Ngọc Quế Trang)
- San Hà Xã Tắc (Thạch Nương Tiên)
- Tấm Cám (Tấm)
- Tình Tục Duyên Ma ( Liễu Nương)
- Tứ Tuấn Đăng Khoa (Xuân Mai)
- Trời Cao Nhỏ Lệ ( Mỹ Ngọc)
- Vụ Án Hồng Phi (Liễu Hồng)
AlbumSửa đổi
Trung tâm Thúy AnhSửa đổi
- TACD 64 : Biển Mặn (Tuấn Vũ & Phượng Mai)
- TACD 70 : Thành Phố Sau Lưng (Tuấn Vũ & Phượng Mai)
- TACD 110 : Chiều Quê Hương (Hương Lan & Phượng Mai)
- TACD 138 : 7000 Đêm Góp Lại
Trung tâm Giáng NgọcSửa đổi
- CD Duyên Quê (Tuấn Vũ & Phượng Mai)
- Giáng Ngọc 17 : Đôi Song Ca Tuấn Vũ - Phượng Mai
- Giáng Ngọc Đôi Song Ca Tuấn Vũ - Phượng Mai 2 : Tình Lỡ
- Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em (Tuấn Vũ - Phượng Mai)
- Đôi Song Ca Tuấn Vũ - Phượng Mai : Chuyện Tình Lan Và Điệp
- CD Thành Phố Buồn (solo)
- CD Chỉ có một người (solo)
- CD Anh Ở Đâu (Giao Linh & Phượng Mai)
- CD Trúc Đào
- CD Giấc Ngủ Cô Đơn
- CD Tiếng Hát Phượng Mai : Giọng Ca Dĩ Vãng
- CD Tân Cổ Giao Duyên : Nhớ Mẹ
- CD Thanh Tuyền, Tuấn Vũ, Phượng Mai : Lối Về Đất Mẹ
- Giáng Ngọc 115 : Giao Linh, Thiên Trang, Phượng Mai, Sơn Tuyền - Giọt Lệ Đài Trang (1994)
Trung tâm Làng VănSửa đổi
- CD LV 117 : Lý Cái Mơn
- CD LV 145 : Tình Khúc Hồ Quảng Đài Loan 2
- CD LV 212 : Tình Khúc Đài Loan
- CD LV 323-324 : Trích Đoạn Cải Lương
- CD LV 325 : Con gái Chị Hằng
Các trung tâm khácSửa đổi
- Tú Quỳnh CD 032 : Phượng Mai - Ngọc Sơn : Thói Đời
- Tú Quỳnh CD 055 : Nguyễn Hưng - Phượng Mai
- Thanh Lan CD 032 : Định Mệnh
- Tình Nhớ CD 063 : Thêm một lần yêu
- Hải Âu CD 171 : Mộng Thi, Thái Châu, Trúc Quyên, Phượng Mai - Giấc Mơ Yêu
- Hoàng Lan MP CD : Biển Mặn
- Trường Thanh CD 019 : Đổi Thay
CD trung tâm Thúy NgaSửa đổi
- Thúy Nga CD 001 - Dạ Vũ Paris - Biết đến bao giờ
- CD Thúy Nga 006 - Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi
- CD Thúy Nga 022 - Chuyến Xe Ba Người
Trình diễn trên sân khấuSửa đổi
Trung tâm Thúy NgaSửa đổi
STT | Tên bài hát | Thể hiện với | Chương trình | Năm |
---|---|---|---|---|
1 | Sắc Hoa Màu Nhớ (Nguyễn Văn Đông) | solo | Paris By Night 2 | 1986 |
2 | Nỗi Buồn Châu Pha (Lê Dinh) | |||
3 | Bến Thượng Hải (LV : Nhật Ngân) | Paris By Night 3 | ||
4 | Định Mệnh (Song Ngọc) | Duy Quang | Paris By Night 4 | 1987 |
5 | Nếu Anh Đừng Hẹn (Lê Dinh) | solo | ||
6 | Tình Hậu Phương (Minh Kỳ) | solo | Paris By Night 5 | |
7 | Chiều Tây Đô (Lam Phương) | Duy Quang | Mùa Xuân Nào Ta Về | 1992 |
8 | Biết đến bao giờ (Lam Phương) | solo | Paris By Night 16 | 1992 |
9 | Cải lương : Tiếng trống Mê Linh | solo | Paris By Night 127 | 2018 |
- Khác : Cải lương Cho trọn cuộc tình (Yên Ba)
- Hát hội quê hương (Hồng Vân) chỉ xuất hiện trong bản VHS, không chuyển thành DVD.
Chú thíchSửa đổi
- ^ a b c Thanh Hiệp. “Chuyện Phượng Mai dạy cải lương cho người Mỹ”. Người Lao Động.
- ^ a b Thanh Hiệp. “Phượng Mai dốc sức với cải lương ở hải ngoại”. Người Lao Động.
- ^ Thanh Hiệp. “Nghệ sĩ Phượng Mai vẫn bền bỉ với nghề”. Người Lao Động.
- ^ Thanh Hiệp. “Nghệ sĩ Phượng Mai giản dị đi làm từ thiện”. Người Lao Động.