Phượng Tiến là một thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Phượng Tiến
Xã Phượng Tiến
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
HuyệnĐịnh Hóa
Địa lý
Tọa độ: 21°52′57″B 105°39′28″Đ / 21,8825°B 105,65778°Đ / 21.88250; 105.65778
Phượng Tiến trên bản đồ Việt Nam
Phượng Tiến
Phượng Tiến
Vị trí xã Phượng Tiến trên bản đồ Việt Nam
Diện tích21,18 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng3.857 người[1]
Mật độ182 người/km²
Khác
Mã hành chính05566[2]
Websitephuongtien.dinhhoa.thainguyen.gov.vn

Địa lý sửa

Xã Phượng Tiến nằm gần trung tâm huyện Định Hóa, có vị trí địa lý:

Xã Phượng Tiến có diện tích 21,18 km², dân số năm 1999 là 3857 người,[1] mật độ dân số đạt 182 người/km².

Phượng Tiến có một đoạn sông Chợ Chu chảy qua ở khu vực ranh giới phía bắc của xã, ngoài ra, có một khe suối chảy từ khu vực phía nam Phượng Tiến cũng hợp lưu vào dòng chính sông Chợ Chu trên địa bàn.

Lịch sử sửa

Sau năm 1975, Phượng Tiến là một xã thuộc huyện Định Hóa.

Đến năm 2019, xã Phượng Tiến được chia thành 15 xóm: Pải, Hợp Thành, Nà Què, Nà Liền, Pa Trò, Pa Goải, Đình, Phỉnh, Mấu, Tổ, Cấm, Nạ Á, Nà Lang, Nà Phoọc, Héo.

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập hai xóm Pa Trò và Pa Goải thành xóm Lợi A, sáp nhập hai xóm Nà Què và Nà Liền thành xóm Lợi B, sáp nhập hai xóm Héo và Nà Poọc vào xóm Nà Lang, sáp nhập xóm Nạ Á vào xóm Cấm, sáp nhập xóm Mấu vào xóm Tổ, sáp nhập hai xóm Đình và Phỉnh thành xóm Đình Phỉnh.[3]

Hành chính sửa

Xã Phượng Tiến được chia thành 8 xóm: Cấm, Đình Phỉnh, Hợp Thành, Lợi A, Lợi B, Nà Lang, Pải, Tổ.[3]

Văn hóa sửa

Phượng Tiến là một xã thuộc vùng ATK Định Hóa, và là nơi đặt trụ sở của Trường Luân huấn chính trị trung cao quân đội, tiền thân của Học viện Chính trị (Bộ Quốc phòng) trong những năm kháng chiến chống Pháp.[4][5]

Trong những năm tháng kháng chiến, địa bàn xã cũng là nơi đặt trụ sở của nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, một trong những địa điểm đầu tiên sản xuất giấy in bạc và in bạc (tiền) Việt Nam giai đoạn 1947-1951.[6]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b “Nghị quyết về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ “Về với "Thủ đô gió ngàn". Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  5. ^ Tổ chức "về nguồn" tặng nhà tình nghĩa
  6. ^ Họp mặt nhân chứng xác minh tư liệu lý lịch di tích thắng cảnh[liên kết hỏng]

Xem thêm sửa